Còn nhiều thách thức cho xuất khẩu tôm, cá tra Việt Nam

Nhàđầutư
Cá tra và tôm là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ trước tới nay. Tuy nhiên, bên cạnh tác động của tình hình chung thì doanh nghiệp và người nuôi trồng trong nước còn đối mặt với nhiều nổi lo như: chi phí đầu vào, giá thành, thiếu nguyên liệu nuôi trồng…
THIÊN KỲ - LIÊN THƯỢNG
02, Tháng 08, 2023 | 13:05

Nhàđầutư
Cá tra và tôm là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ trước tới nay. Tuy nhiên, bên cạnh tác động của tình hình chung thì doanh nghiệp và người nuôi trồng trong nước còn đối mặt với nhiều nổi lo như: chi phí đầu vào, giá thành, thiếu nguyên liệu nuôi trồng…

thuysan

Xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Kim Ngọc

Sản lượng xuất khẩu liên tục giảm

Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1%. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm thuỷ sản đạt 4,95 tỷ USD, giảm 25,4%.

Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Phó cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, Tổng sản lượng thủy sản đạt 4,27 triệu tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó sản lượng thủy sản khai thác 1,93 triệu tấn, tăng 0,2%, sản lượng nuôi trồng thủy sản 2,33 triệu tấn, tăng 3,0%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 41,5% kế hoạch.

Chia sẻ với phóng viên Nhadautu.vn, ông Ong Hàng Văn, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp) cho biết, tình hình sản xuất của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Lượng đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đã giảm từ 20% - 50%.

"Trong bối cảnh từ đầu năm 2023 đến nay sức tiêu thụ  của tất cả thị trường đều suy giảm. Do đó lượng tồn kho của các nhà máy đều quá lớn trong khi lượng tiêu thụ nội địa lại không đáng kể", ông Văn nói.

Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp trong nước còn chịu nhiều thách thức làm tăng chi phí của doanh nghiệp đến từ những nguyên nhân như chi phí nguyên vật liệu, lãi vay, logistic, điện, bao bì, nhân công…

Trước đó, như Nhadautu.vn đã thông tin, hàng loạt doanh nghiệp lớn của ngành thuỷ sản như Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), Nam Việt (HoSE: ANV)... liên tục sụt giảm lợi nhuận, tăng tồn kho hay thậm chí lỗ kỷ lục vì gặp khó trong việc xuất khẩu.

Đơn cử như VHC, tính tới 30/6/2023, chiếm chủ yếu trong cơ cấu tài sản công ty này là hàng tồn kho 4.301 tỷ đồng, tăng hơn nghìn tỷ so với đầu năm. Trong đó, biến động lớn nhất đến từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang khi tăng thêm 651 tỷ đồng, đạt 1.805 tỷ đồng. Tồn kho thành phẩm cũng tăng thêm 238 tỷ đồng, đạt 1.706 tỷ đồng.

Trong khi đó, ANV có quý II/2023 lỗ hơn 51 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục sau 7 năm.

Nỗi lo về thiếu nguyên liệu

Cũng theo số liệu từ Cục Thủy sản, hiện diện tích thả nuôi tôm nước lợ khoảng 656.000 ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ, trong đó nuôi tôm sú 605.000 ha, tôm thẻ chân trắng 51.000 ha. Sản lượng tôm đạt khoảng 467.000 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm sú 119.300 tấn, tôm thẻ chân trắng 315.200 tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm 1,56 tỷ USD, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.

Diện tích cá tra thả nuôi 322.000 ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ, sản lượng 859.000 tấn, tăng 11,3 % so với cùng kỳ. Xuất khẩu cá tra 888,5 triệu USD, chiếm 21,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Sản lượng thủy sản khác nuôi trồng trên biển khoảng 329.000 tấn, đạt 49% kế hoạch, trong đó nhuyễn thể 172.000 tấn, cá biển 21.000 tấn, cá rô phi 150.000 tấn, nuôi hỗn hợp và cá nước ngọt khác khoảng 600.000 tấn.

Theo dự báo của Vasep, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu tôm - cá trầm trọng vào đầu năm 2024 khi dự báo thị trường sẽ phục hồi. Việc thiếu nguyên liệu để cung ứng cho chế biến sản xuất đang là nổi lo của nhiều doanh nghiệp thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do điều kiện thời tiết ảnh hưởng và các kỹ thuật nuôi trồng con giống ở Việt Nam còn hạn chế.

Là doanh nghiệp có vùng nuôi trồng nguyên liệu và xuất khẩu cá da trơn hàng đầu khu vực ĐBSCL, ông Trần Văn Hùng, Giám đốc công ty Hùng Cá nhận định: “ở Việt Nam việc nuôi con cá giống rất khó, người ta thường cho ăn 2% tỷ lệ trên ao mà nay cho ăn là không được 1% dẫn đến không đạt chất lượng sản phẩm yêu cầu”.

Nhiều chuyên gia còn cho rằng, những điều kiện kỹ thuật nuôi trồng của Việt Nam còn chưa đủ đáp ứng cho điều kiện phát triển của các con giống. Hiện tại vẫn chưa có nhiều vùng nuôi hoặc quy trình nuôi được đầu tư kỹ càng để mang lại hiệu quả cao.

"Chúng ta khó khăn ở chỗ nguồn cung giới hạn, rất khó nâng cao sản lượng do khó khăn nguồn cung con giống, bài toán giải quyết hỗ trợ chương trình giống 3 cấp ở An Giang và ĐBSCL sao cho dài hơi hơn. Đồng thời phải có sự đầu tư hiện đại hơn cho nuôi trồng tôm, cá tra", Ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam đề xuất.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng, Việt Nam có diện tích nuôi tôm hàng năm trên 800.000 ha nhưng sản lượng chưa năm nào đạt trên 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng trên 4 tỷ USD/năm.Trong khi Ecuador có diện tích nuôi tôm ít hơn Việt Nam nhưng sản lượng tôm hàng năm luôn đạt trên 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm trên 5 tỷ USD mỗi năm.

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm của Việt Nam nhiều hơn nhưng sản lượng tôm ít hơn Ecuador là là do 90% diện tích nuôi tôm của ta là các cơ sở nuôi nhỏ lẻ.

"Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, hiện nay ở một số nơi đã, đang thí điểm mô hình liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và hộ nuôi, mô hình này bước đầu cho kết quả khá tốt, cần được nghiên cứu phát huy để nâng quy mô sản xuất cho nông hộ, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến", ông Lực đề xuất.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó tổng Giám Đốc Tập Đoàn Việt Úc cũng chia sẻ thành quả nuôi trồng con giống kết quả cao bậc nhất nước ta hiện nay, khi doanh nghiệp này đã áp dụng rất nhiều công nghệ cao mang tầm chuẩn quốc tế , ứng dụng  công nghệ di truyền phân tử, di truyền số lượng, phân tử nhân tạo, các công nghệ về phân khúc thức ăn…giúp tăng trưởng sản lượng và chất lượng giống để đáp ứng 50% nguồn giống tôm cho miền Nam và từ 30-40% cho miền Trung.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ