Cổ phiếu ngành nông nghiệp ra sao khi VNindex giảm mạnh?

Sau khi thiết lập đỉnh mới trên 1.200 điểm từ ngày 10/4, chỉ số VNindex bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh cho đến 13/6 (có phiên về sát 900 điểm).
NGUYÊN HUÂN
18, Tháng 06, 2018 | 14:57

Sau khi thiết lập đỉnh mới trên 1.200 điểm từ ngày 10/4, chỉ số VNindex bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh cho đến 13/6 (có phiên về sát 900 điểm).

Với số lượng mã niêm yết khá đông đảo trên ba sàn chứng khoán Hose, HNX và UpCOM, nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp phản ứng với thị trường như thế nào?

Không tránh được tâm lý điều chỉnh khi mọi chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong hơn 2 tháng qua đều giảm mạnh, hầu hết các nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp như: Phân bón hóa chất, mía đường, thủy sản, cao su, chăn nuôi, lâm nghiệp đều bước vào giai đoạn đi xuống, trong đó nhóm cổ phiếu ngành phân bón và mía đường điều chỉnh sâu nhất với hàng loạt tên tuổi từ tập đoàn lớn đến doanh nghiệp nhỏ.

13-50-44_chn-nuoi

Cổ phiếu ngành chăn nuôi đang bước vào giai đoạn đi xuống (Ảnh minh họa)

Với lĩnh vực phân bón, không chỉ ảnh hưởng bởi chỉ số VNindex, việc giá dầu khí thế giới tăng thời gian qua cũng ảnh hướng khá nhiều đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Theo đó, cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền từ vùng giá 34.000 - 36.000 đồng/CP hiện giảm về vùng 30.000 đồng/CP. Cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ từ vùng giá 20.000 - 22.000 đồng/CP, có thời điểm DPM về mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây là 16.500 đồng/CP và hiện giao dịch xung quanh giá 18.000 - 19.000 đồng/CP. Cổ phiếu phân đạm khác thuộc PVN là DCM (Đạm Cà Mau) từ vùng giá 13.000 đồng/CP có thời điểm về dưới giá tham chiếu 9.960 đồng/CP và mới có nhịp phục hồi về xung quanh 11.000 đồng/CP.

Một số cổ phiếu ngành phân bón khác có lượng giao dịch không lớn như: LAS (Supe và Hóa chất Lâm Thao), SFG (Phân bón miền Nam), VAF (Phân lân Nung chảy Văn Điển), DGC, DGL (Bột giặt và Hóa chất Đức Giang), NFC (Lân nung chảy Ninh Bình) không có sự biến động quá lớn, chỉ tăng giảm xung quanh 5 - 10% trong vòng 3 tháng gần đây.

Nhóm ngành mía đường, doanh nghiệp có quy mô thị phần lớn nhất là SBT của Tập đoàn Thành Thành Công từ vùng giá 18.000 đồng/CP về vùng giá 14.000 - 15.000 đồng/CP. Cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn hiện đang giao dịch dưới mệnh giá tới gần 2.000 đồng là trên 8.000 đồng/CP. Là cổ phiếu có thị giá cao nhất ngành mía đường, SLS của Mía đường Sơn La sau khi điều chỉnh giảm mạnh từ vùng giá gần 160.000 đồng về sát 60.000 đồng, thời gian gần đây SLS có sự phục hồi khá tốt về mức giá 80.000 đồng/CP.

Việc cổ phiếu nhóm ngành mía đường giảm ngoài lý do ảnh hưởng bởi sự giảm chung của thị trường còn đến từ việc nhà đầu tư lo ngại Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 đưa thuế mặt hàng đường trong hạn ngạch về mức 5%.

Quay sang nhóm cổ phiếu cao su tự nhiên, sau khi có sự phục hồi khá tốt khi bán được công ty mía đường, lĩnh vực trái cây bắt đầu cho thu hoạch cộng giá cao su thế giới bắt đầu hồi phục, cặp đôi cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức là HAG và HNG lại bước vào quá trình giảm giá mạnh sau khi vướng phải những lùm xùm về hạch toán lãi và tài chính. Hiện giá cổ phiếu HNG đang giao dịch xung quanh 8.000 đồng/CP còn HAG chỉ còn 4.500 đồng/CP và tiếp tục nằm trong diện bị cảnh báo. Một doanh nghiệp cao su khác là DRI của Cty CP Đầu tư Cao su Đăk Lăk trong 3 tháng qua giảm mất 20% từ mệnh giá 10.000 đồng về 8.000 đồng/CP.

Tuy nhiên, trong nhóm cổ phiếu cao su, vẫn có những doanh nghiệp duy trì được sự ổn định nhờ làm ăn hiệu quả và cổ tức hấp dẫn, điển hình là DPR (Cao su Đồng Phú), PHR (cao su Phước Hòa). Trong khi đó, cổ phiếu của công ty mẹ các doanh nghiệp cao su là GRV của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam hầu như giảm giá từ ngày niêm yết đến nay, hiện chỉ còn xung quanh 8.000 đồng/CP.

Về nhóm chăn nuôi, thủy sản, sau khi có triển vọng từ hiệp định CPTPP và giá lợn hơi trong nước tăng, cổ phiếu DBC của Tập đoàn Dabaco Việt Nam phục hồi mạnh từ vùng giá 19.000 đồng/CP về xung quanh 22.000 đồng/CP. Cổ phiếu VLC của TCty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) từ vùng giá 16.000 đồng/CP tăng lên 20.000 đồng/CP. Cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn sau khi có nhịp tăng mạnh từ mức giá 55.000 đồng/CP lên 75.000 đồng hiện giảm về vùng giá 60.000 đồng/CP. Cổ phiếu IDI của Cty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia vẫn giữ được mức giá rất tốt xung quanh 12.000 đồng/CP sau khi tăng mạnh từ 6.000 đồng/CP cuối năm 2017.

13-50-44_che-bien-thuy-sn-xut-khu

Nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp có sự phân hóa khá mạnh trong nhịp điều chỉnh vừa qua của VNindex (Ảnh minh họa)

Đáng thất vọng nhất trong các cổ phiếu ngành nông nghiệp có lẽ là cổ phiếu GTN của Cty CP GTNFoods, doanh nghiệp sở hữu Vilico, Vinatea và thương hiệu Vang Đà Lạt. Được kỳ vọng sẽ trở thành một Bluechip trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng đã giảm về mức giá thấp nhất trong lịch sử của doanh nghiệp này từ khi niêm yết mặc dù doanh thu và lợi nhuận GTN đều tăng mạnh hai năm gần đây. Hiện GTN đang giao dịch dưới mệnh giá ở mức xung quanh 9.500 đồng/CP.

Trong nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp, giữ được ổn định nhất có lẽ là nhóm cổ phiếu ngành sữa và giống cây trồng, trong đó cổ phiếu VNM của Vinamilk đang giao dịch xung quanh giá 180.000 đồng/CP, cổ phiếu NSC của Cty CP Tập đoàn Giống cây trồng Trung ương xung quanh 110.000 đồng/CP. Cổ phiếu SSC của Cty CP Giống cây trồng miền Nam, PAN của Cty CP Tập đoàn PAN đều giữ được mức giá xung quanh 65.000 đồng/CP trong vòng 2 tháng qua và đây cũng thuộc tốp những doanh nghiệp có EPS cao hàng đầu trên thị trường chứng khoán hiện nay.

(Theo Báo Nông nghiệp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24605.00 24925.00
EUR 26271.00 26377.00 27542.00
GBP 30600.00 30785.00 31733.00
HKD 3104.00 3116.00 3217.00
CHF 26884.00 26992.00 27832.00
JPY 159.53 160.17 167.59
AUD 15865.00 15929.00 16416.00
SGD 18063.00 18136.00 18675.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17891.00 17963.00 18494.00
NZD 0000000 14617.00 15106.00
KRW 0000000 17.67 19.28
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ