Cơ hội cho Fintech nhìn từ những đồng tiền mặt bị cách ly
Tiền mặt vốn "nổi tiếng" là bám đầy vi khuẩn và virus. Giờ đây cảnh báo này được nhắc đến nhiều hơn khi dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu. Sự lây lan liên tục của virus Corona đang buộc các nước suy nghĩ nghiêm túc về TIỀN MẶT – thứ mà hầu hết người dân trên toàn cầu đều chạm vào mỗi ngày.
Từ cách ly đến tiêu huỷ hàng loạt đồng tiền
Một số ngân hàng Trung ương ở châu Á đã có "động thái mạnh" với tiền mặt khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Là nơi khởi nguồn cho dịch bệnh, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (POBC) đã tiêu huỷ một lượng lớn đồng NDT thu về từ các vùng dịch và bơm ra thị trường khoảng 600 tỷ NDT (tương ứng 85,6 tỷ USD) tiền mới. Nước này cũng tiến hành khử trùng bằng nhiệt độ cao và tia cực tím lên các tờ tiền. Chúng cũng được cách ly 14 ngày trước khi đưa trở lại lưu thông, truyền thông Trung Quốc cho hay.

Hàn Quốc, nước châu Á thứ 2 bùng phát dịch Covid 19 cũng thông báo loại bỏ tất cả tiền giấy ra khỏi luồng lưu thông trên thị trường và bắt đầu tiêu huỷ một số để giảm sự lây lan của virus qua các vật trung gian.
Ở bên kia bán cầu, Mỹ cũng có động thái tương tự. Một phát ngôn viên không nêu tên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nói với Reuter rằng những đồng USD trở về từ châu Á sẽ bị cách li từ 7 – 10 ngày. Chính sách cách li tiền mặt đã được thực hiện từ ngày 21/2.
Tại Việt Nam, Công điện số 2 của Ngân hàng Nhà nước hôm 12/3 cho biết đã quyết định phun thuốc khử khuẩn tiền để chống dịch Covid-19. Cụ thể, một số loại tiền cũ khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước khi nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn và giữ 1 thời gian trước khi đưa lưu thông trở lại.
Những bề mặt của vật thể như tiền có thể mang nguy cơ lan truyền virus Corona, theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Do vậy, trong mùa dịch, nhiều quốc gia đã tìm cách hạn chế sử dụng thanh toán bằng tiền giấy.

Một ngày sau khi Hà Nội phát hiện ca thứ 17 dương tính với Covid-19, sáng 7/3, các cửa hàng tiện lợi, siêu thị đầy ắp khách mua hàng. Chuẩn bị rút ví để thanh toán 2 giỏ hàng, một người đàn ông trung niên được vợ khều nhẹ, nhắc sử dụng thẻ hoặc thanh toán qua app.
"Tầm này không muốn cầm vào tiền", người vợ nói. Đề phòng bệnh dịch, ngoài khẩu trang, chị này còn đeo thêm găng tay nilông.
Để tránh sử dụng tiền mặt, người tiêu dùng có thể sử dụng thẻ, hoặc các tuỳ chọn thanh toán khác như Samsung Pay, VNPay, ZaloPay, ViettelPay hay Momo thông qua điện thoại/ đồng hồ thông minh. Các ứng dụng tạo ra sự không tiếp xúc hoàn toàn khi không yêu cầu chữ ký vào hoá đơn như một phần quy trình khi quẹt thẻ.
Cơ hội cho thị trường Fintech
"Lượng giao dịch của ví điện tử Momo sau tết Nguyên đán đã tăng rất mạnh với mức tăng trưởng 100% so với dự kiến. Sự gia tăng này có nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng tăng cường mua sắm và thanh toán trực tuyến để phòng tránh dịch Covid-19", ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch Momo nói với Trí Thức Trẻ.
Theo ông, giá trị các giao dịch cũng trung bình tăng từ 50 – 100% do người tiêu dùng mua sắm một lúc nhiều thứ hơn so với thời gian trước đây.
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là một trong số những nội dung được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong Chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Thủ tướng đã yêu cầu NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.

NHNN cũng phải trình ngay Thủ tướng quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).
Thực tế, ngay cả trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, thanh toán không dùng tiền mặt đã nhiều lần được tính đến ở Việt Nam.
Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, và tiến tới 100% tại các siêu thị, trung tâm mua sắm... Bên cạnh đó, sẽ có 50% cá nhân, hộ gia đình tại các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm.
Tuy nhiên, thói quen mua sắm của người Việt vẫn là sử dụng tiền mặt. Với quốc gia phát triển như Mỹ, tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán được sử dụng thường xuyên, chiếm 30% tổng số các giao dịch – theo FED.
Vì vậy, ngay cả khi tiền mặt được xem là vật thể trung gian, không an toàn trong dịch bệnh, thì thói quen tiêu dùng cũng không dễ thay đổi.
Thu ngân tại cửa hàng Home Farm trên đường Nguyễn Văn Lộc (Hà Đông, Hà Nội) cho biết các giao dịch sau hôm Hà Nội xuất hiện bệnh nhân dương tính vẫn đa phần là tiền mặt.
"Ví dụ như hôm nay, tính đến 19h tối thì có 2 thanh toán qua VNPay, 3 thanh toán quẹt thẻ, còn lại toàn là tiền mặt", người này cho biết. "Họ vẫn thân thuộc với tiền giấy hơn".
Nói với Trí Thức Trẻ, TS. Phạm Nguyễn Anh Huy, giảng viên Tài chính Đại học RMIT cho biết tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt hiện chỉ đạt 21% theo khảo sát của IDG Việt Nam năm 2019.

Ông cũng cho rằng trong bối cảnh hiện tại, rất khó để đánh giá sự hiệu quả của các biện pháp đã đề ra từ phía Chính phủ, ngân hàng về thói quen dùng tiền mặt của người Việt Nam nói chung hay không.
"Trong dịp giáp Tết 2020, chúng ta vẫn chứng kiến việc xếp hàng rút tiền mặt từ các máy ATM. Điều đó chứng tỏ văn hóa dùng tiền mặt vẫn ăn sâu. Điều này sẽ là một hạn chế rất lớn đến mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ", ông nói
Dù vậy, ông cho rằng vẫn có những tín hiệu đáng mừng như các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhiều lần trong dịp Tết (cộng hưởng với dịch Covid-19).
"Các giao dịch mua sắm thương mại điện tử ở các nơi như AeonMall hoặc CoopMart cũng tăng từ 3 - 10 lần so với trước đây. Dịch bệnh gây ra những nỗi sự hãi nhưng cũng tạo ra những cơ hội. Đây có thể được xem là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy và tạo ra thói quen thanh toán mới ở Việt Nam", ông nói.
"Tâm lý của người tiêu dùng nói chung là họ ưa chuộng những thao tác quen thuộc khi giao dịch", TS. Nguyễn Thanh Bình, quyền chủ nhiệm chương trình Tài chính của RMIT chia sẻ thêm với Trí Thức Trẻ.
Vậy nên, ông cho rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 người tiêu dùng có điều kiện dần quen với những thao tác mới, điển hình như các ưu đãi chuyển tiền của các ngân hàng.
"Rất có thể là vài năm nữa, khi thống kê lại lịch sử phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy Covid-19 đã là một cú hích mạnh giúp tăng trưởng thị trường giao dịch không dùng tiền mặt, không những nhất thời mà là kể cả về lâu dài", ông Bình lưu ý.
Những phương tiện trực tuyến như thanh toán, giáo dục, dịch vụ công… trước nay đều được xem như là sự lựa chọn thứ hai, bổ sung cho giao dịch trực tuyến, chính vì vậy chưa thực sự được coi trọng, theo quan điểm của ông Nguyễn Bá Diệp.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra ưu thế cho những loại hình này. Dù vậy, để từ một thay thế trong dịch bệnh trở thành xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới, cần rất nhiều trợ lực liên quan.
Sức bật cho thanh toán trực tuyến
Ông Phạm Nguyễn Anh Huy cho rằng các doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách đưa ra các hình thức khuyến mãi giảm giá nếu khách hàng sử dụng phương thức thanh toán này. Đồng thời, các doanh nghiệp phải thiết lập các cơ sở hạ tầng mạng và an ninh mạng để hỗ trợ việc thanh toán và phòng tránh các rủi ro khi giao dịch.
Bên cạnh đó, ông lưu ý rằng các trung gian thanh toán cần thực hiện Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02 của NHNN một cách triệt để. "Các trung gian thanh toán cũng cần kiểm tra sát sao các giao dịch thanh toán để phát hiện và ngăn chặn gian lận thanh toán.", ông nói.
Còn ông Nguyễn Thanh Bình nhận định các ví điện tử vẫn cần cải thiện hơn để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.
"Thị trường có rất nhiều loại ví điện tử khác nhau và người tiêu dùng chỉ sử dụng được những ví điện tử nhất định để mua những sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Trước khi sử dụng dịch vụ hoặc mua bán sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng khó có thể biết được là loại ví điện tử nào sẽ có thể dùng được để thanh toán. Điều đó làm cho người tiêu dùng luôn trong tư thế là phải cầm tiền mặt theo cho chắc", ông cho biết.
Ông Diệp thì nhận định Chính phủ cần có chính sách giúp những người thu nhập thấp, không có tài khoản ngân hàng có thể sử dụng ví điện tử, đồng thời có những chính sách khuyến khích trực tiếp như giảm thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân.
"Thêm vào đó, toàn bộ các dịch vụ công đều có thể thanh toán không dùng tiền mặt. Việc phối hợp theo mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ tác động rất mạnh đến toàn bộ xã hội", đại diện Momo cho biết.
(Theo Trí thức trẻ)
- Cùng chuyên mục
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen
Hướng tới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, Viện Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Dầu khí Việt Nam.
Công nghệ - 19/03/2025 07:24
Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore
Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu Lý Quang Diệu lần thứ 12 khu vực Việt Nam thu hút gần 300 lượt tham dự từ các nhà khởi nghiệp, sinh viên và đại diện các đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.
Công nghệ - 08/03/2025 16:36
Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông
Việc triển khai các giải pháp 5G tiên tiến của Viettel High Tech không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về dung lượng mạng và tốc độ truyền dữ liệu cao mà còn đặt nền móng cho các ứng dụng đột phá tại Trung Đông
Công nghệ - 07/03/2025 07:23
Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa
Sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa do Viettel Digital và InsureMO phát triển dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025, hướng tới cung cấp các giải pháp bảo hiểm tùy chỉnh theo nhu cầu thực tế của từng khách hàng.
Công nghệ - 05/03/2025 21:04
Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm
Theo các chuyên gia, thông qua ứng dụng công nghệ số, chính quyền và doanh nghiệp có thể quy hoạch, quản lý các khu vực kinh tế đêm một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm cho du khách.
Công nghệ - 05/03/2025 09:14
Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động
Với 22 sản phẩm do Viettel nghiên cứu phát triển thuộc các nhóm hạ tầng 5G, nền tảng số và các ứng dụng số. đây là số lượng sản phẩm lớn nhất trong 8 lần Viettel tham gia MWC
Công nghệ - 04/03/2025 06:00
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng
Bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động thị trường hiệu quả trước các mối đe dọa mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO)
Công nghệ - 20/02/2025 10:25
Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk
Tỷ phú Elon Musk đã đưa ra đề nghị mua lại OpenAI trị giá 97,4 tỷ USD, đánh dấu một bước leo thang trong mối quan hệ căng thẳng giữa ông và CEO OpenAI Sam Altman.
Công nghệ - 13/02/2025 10:53
Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?
Đằng sau thành công của công ty AI Trung Quốc khiến cả thế giới chấn động là câu chuyện định hình lại cuộc đua công nghệ.
Công nghệ - 08/02/2025 10:34
Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á
Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dao động từ 5,5 – 8,5 triệu USD/MegaWatt, thấp nhì khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ hơn lãnh thổ Đào Loan).
Công nghệ - 06/02/2025 08:10
'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025
DeepSeek R1, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi DeepSeek, startup công nghệ 1 năm tuổi của Trung Quốc. Ứng dụng này đang gây bão khắp các diễn đàn công nghệ, mạng xã hội với hơn 2 triệu lượt tải sau ngày 27/1/2025.
Công nghệ - 28/01/2025 18:55
Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam
Mạng xã hội Du lịch Ẩm thực Việt Nam sẽ cung cấp nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp và điểm đến du lịch, giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.
Công nghệ - 19/01/2025 13:53
'Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số'
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.
Công nghệ - 23/12/2024 17:48
Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia
Các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Công nghệ - 20/12/2024 15:37
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago