Chuyên gia hiến kế phát triển du lịch xanh, bền vững ở Khánh Hòa

Nhàđầutư
Với thế mạnh về du lịch biển, đảo, Khánh Hòa mong muốn chuyển mình theo hướng du lịch xanh. Nhiều chuyên gia đã hiến kế để phát triển du lịch biển tỉnh này theo hướng xanh, bền vững.
NGUYỄN TRI
27, Tháng 04, 2024 | 09:03

Nhàđầutư
Với thế mạnh về du lịch biển, đảo, Khánh Hòa mong muốn chuyển mình theo hướng du lịch xanh. Nhiều chuyên gia đã hiến kế để phát triển du lịch biển tỉnh này theo hướng xanh, bền vững.

Nhiều thách thức trong phát triển du lịch xanh

Thời gian qua, du lịch Khánh Hòa đã có những bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, hình ảnh du lịch địa phương ngày càng được lan tỏa rộng rãi hơn, nhận được sự yêu mến của bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, hiện, du lịch Khánh Hòa đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển và khai thác, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như những vấn đề về quá tải cục bộ, tính mùa vụ.

Cùng với đó là những vấn đề trong quản lý môi trường, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Vì thế, để du lịch phát triển bền vững, điều tất yếu phải đi theo hướng du lịch xanh.

du-lich-khanh-hoa (3)

Nhiều năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã trở thành trung tâm du lịch biển, đảo tầm cỡ của cả nước và khu vực. Ảnh: T.X

Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch xanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên mà còn mang lại những giá trị mới cho sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời duy trì khả năng khai thác lâu dài, bền vững.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhìn nhận, nhiều năm qua, Khánh Hòa đã trở thành trung tâm du lịch biển, đảo tầm cỡ của cả nước và khu vực với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch chất lượng cao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Từ đó, du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển hiệu quả, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và du lịch cả nước. Song những kết quả chung đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của trung tâm du lịch biển đảo có nhiều ưu thế nổi trội.

du-lich-khanh-hoa (1)

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho hay, du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển hiệu quả, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và du lịch cả nước. Ảnh: T.X

Hình thành lối sống "xanh", tiêu dùng du lịch "xanh"

Theo PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến nay, du lịch biển vẫn là loại hình thu hút dòng du khách chính trên thế giới và ở nước ta.

Nhưng bên cạnh những cơ hội, lợi ích to lớn do du lịch biển đem lại, con người đang khai thác tài nguyên biển thiếu hiệu quả, lơ là trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên biển.

Để phát triển du lịch biển Khánh Hòa theo hướng xanh và bền vững, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng, tỉnh này cần triển khai đồng bộ các giải pháp theo 6 yêu cầu cơ bản.

Theo đó, Khánh Hòa phải duy trì được nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển du lịch; bảo tồn được thiên nhiên biển, bao gồm các hệ sinh thái và cảnh quan biển, ven biển và đảo; bảo vệ được môi trường biển khỏi ô nhiễm và suy thoái.

Cùng với đó là phát triển hiệu quả du lịch biển dựa trên nền tảng của chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn; thực thi nghiêm túc pháp luật về biển, về du lịch và môi trường; truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức về du lịch biển xanh và bền vững cho du khách, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển và trên đảo. 

Còn Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam mong muốn, tỉnh Khánh Hoà cần tăng cường công tác quản lý điểm đến, quản lý môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh.

du-lich-khanh-hoa (2)

Theo PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến nay, du lịch biển vẫn là loại hình thu hút dòng du khách chính trên thế giới và ở nước ta. Ảnh: T.X

Đồng thời, địa phương nên khuyến khích việc áp dụng các giải pháp sản xuất du lịch "xanh", sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động du lịch; phải kiểm soát việc xả thải, xử lý chất thải, khí thải trong hoạt động du lịch, giảm thiểu tác động với môi trường, đặc biệt môi trường biển.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Khánh Hòa cần chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch xanh, thân thiện, bảo vệ môi trường biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác văn hóa bản địa và cộng đồng địa phương, các sản phẩm du lịch có tính liên kết với các ngành kinh tế khác là thế mạnh của Khánh Hoà (kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ hải sản, vùng sản xuất muối…) để đa dạng giá trị trải nghiệm và xây dựng chuỗi giá trị du lịch với các ngành khác.

"Địa phương cũng cần phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học biển, đảo và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng", ông Khánh nói thêm.

Khánh Hòa cần nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng, du khách, doanh nghiệp về du lịch xanh và bền vững. Công tác tuyên truyền, giáo dục về du lịch xanh, bền vững cần được tiến hành thường xuyên cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt cho cộng đồng, du khách và doanh nghiệp với các hình thức đa dạng, hiệu quả, thực chất, hướng tới hình thành lối sống "xanh" và tiêu dùng du lịch "xanh".

Ngày 26/4, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn chính sách địa phương chuyên đề "Phát triển du lịch xanh và bền vững" với sự tham dự của hơn 150 đại biểu là các nhà khoa học, các diễn giả, đại điện lãnh đạo các Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và đại diện các trường đại học.

Thông qua diễn đàn, tỉnh Khánh Hòa mong muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp…; qua đó, đề xuất ý tưởng và hiến kế các giải pháp tạo bước đột phá phát triển du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian tới để đạt được mục tiêu đề ra.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ