Chuyên gia: Cần lập bản đồ thủy ngân tích tụ quanh Rạng Đông

VIỆT ANH
13:12 12/09/2019

Giới chức Việt Nam cần xác định rõ mức ảnh hưởng của thủy ngân để có phương án xử lý vì kim loại này chưa gây tác hại ngay, theo giáo sư Ba Lan Pacyna.

"Thủy ngân là một kim loại độc hại với môi trường và sức khỏe con người. Bất kỳ sự phát tán nào cũng là không mong muốn. Vì thế, khi có sự cố xảy ra thì nên cảnh giác", giáo sư Jozef Pacyna, Đại học Khoa học và công nghệ AGH, Ba Lan, nói với VnExpress về vụ cháy kho của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông hôm 28/8.

Đang giữ vai trò chủ trì của Hội thảo Quốc tế về Ô nhiễm Thủy ngân lần thứ 14 kéo dài đến 13/9 tại Ba Lan, Pacyna rất quan tâm đến thông tin vụ cháy đã làm phát thán lượng thủy ngân ước tính lên đến hơn 27 kg.

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam hôm 4/9 công bố không khí phía trước và trong khu nhà kho bị cháy có giá trị thủy ngân cao, vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO 10-30 lần. Ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500m.

Lãnh đạo Công ty Rạng Đông thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.

CHAY RANG DONG

Đám cháy tại nhà kho của Công ty Rạng Đông ở Hà Nội hôm 28/8. Ảnh: Ngọc Thành.

Đánh giá về mức độ nguy hại của sự cố, giáo sư Pacyna khẳng định 27 kg thủy ngân là rất lớn nhưng nó chưa có tác động ngay lập tức đến sức khỏe con người.

Ông phân tích, thủy ngân phát ra sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông là dạng vô cơ. Trong khi đó kim loại chỉ độc hại khi nó ở dạng hữu cơ, độc hơn 10.000 lần so với thủy ngân ở dạng vô cơ.

Thủy ngân vô cơ trở nên độc hại sau quá trình methy hóa, là quá trình chuyển đổi diễn ra trong môi trường nước hoặc bị hòa tan vào đất, nhiễm vào nguồn thực phẩm như cá, hải sản. Sau khi tích tụ trong không gian, thủy ngân sẽ rơi xuống mặt đất hoặc mặt nước và trở nên nghiêm trọng.

"Lượng thủy ngân phát tán sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông không gây nguy hại ngay lập tức khi nó ở trong không khí, vì quá trình nó trở nên độc hại với con người có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm", Pacyna nói.

Ý kiến này của Pacyna cũng nhận được sự đồng tình của một số nhà khoa học đang tham gia hội thảo quốc tế về thủy ngân tại Ba Lan, khi ông trao đổi với họ.

Về phạm vi ảnh hưởng của sự cố, giáo sư Pacyna cho biết 27 kg thủy ngân chắc chắn bị phát tán trong không khí và có thể đi xa khỏi nguồn là nhà kho của Công ty Rạng Đông. Lượng thủy ngân tích tụ trong không khí phụ thuộc vào khối lượng phát ra của nó, hướng gió, lượng mưa.

Việc cần phải làm hiện nay, theo giáo sư Pacyna là Việt Nam thực hiện giám sát độ tập trung và độ tích tụ thủy ngân trong không khí.

"Các bạn nên có một bản đồ về mức độ tích tụ thủy ngân sau đám cháy và sẽ có bức tranh về lượng người có thể bị ảnh hưởng", ông nói.

Sau khi xác định được nơi tập trung nhiều thủy ngân, cần lấy mẫu tóc của người dân trong khu vực để kiểm tra. Thủy ngân có thể đi vào máu, vào cơ thể con người và thể hiện mức độ ô nhiễm qua mẫu tóc. Pacyna cho hay thực phẩm là con đường chính mà thủy ngân có thể nhiễm vào cơ thể người.

Pacyna khẳng định các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể ước tính được mức độ ô nhiễm thủy ngân trong không gian bằng việc sử dụng mô hình đo độ phân tán, là mô hình phổ biến trên thế giới. Qua trao đổi với các đồng nghiệp Na Uy, ông biết rằng Na Uy và Việt Nam đã có một số dự án hợp tác về lĩnh vực kiểm soát thủy ngân.

Đặc biệt lưu ý đến dữ liệu "điểm quan trắc cách cống xả Công ty Rạng Đông 1 km có 12 trong 13 mẫu trầm tích và bùn đáy hàm lượng thuỷ ngân vượt quy chuẩn 6,1 lần" do Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam công bố hôm 4/9, ông Pacyna cho biết lượng thủy ngân vượt 6,1 lần cho phép là kết quả của sự tích trữ trong một thời gian dài.

Ông lý giải không thể có việc thủy ngân có trong trong trầm tích và bùn đáy chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ cháy của Công ty Rạng Đông. Kim loại này cần đi qua mặt nước rồi mới đến các lớp bên dưới. Ông cho rằng dữ liệu đó cho thấy khu vực bị nhiễm thủy ngân từ nhiều năm nay, có thể là do kim loại này bị rò rỉ, được gọi là "sự phát tán mang tính lịch sử".

Theo Pacyna, vụ cháy ở Công ty Rạng Đông dẫn tới một vấn đề là việc rò rỉ thủy ngân chưa từng được điều tra và nó cần được thực hiện.

"Đó là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý và phản ứng của giới chức Việt Nam", ông nói.

(Theo VnExpess)

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đầu tư đoạn Sơn La - Điện Biên thực hiện theo hình thức PPP như kế hoạch ban đầu đã xây dựng nhưng quy mô phải thay đổi, làm 3 làn hoàn chỉnh.

Sự kiện - 06/07/2025 10:29

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa ngày 5/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Lula da Silva.

Sự kiện - 06/07/2025 10:25

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.

Sự kiện - 05/07/2025 16:01

Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân

Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân

"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Sự kiện - 05/07/2025 09:50

[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực

[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực

Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

Sự kiện - 05/07/2025 09:49

Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.

Sự kiện - 04/07/2025 16:58

Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM

Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM

10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.

Sự kiện - 04/07/2025 08:10

Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời

Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời

Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.

Sự kiện - 03/07/2025 14:23

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sự kiện - 03/07/2025 09:36

Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại

Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.

Sự kiện - 03/07/2025 09:35

Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập

Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Sự kiện - 03/07/2025 09:34

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.

Sự kiện - 02/07/2025 23:08

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20