'Chữ tín' để nông sản Việt 'vững chân' ở thị trường Trung Quốc
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh nhấn mạnh, cả Việt Nam và Trung Quốc đều coi trọng "chữ tín" trong làm ăn. Do đó, nâng cao "chữ tín" để nông sản Việt vững chân ở thị trường Trung Quốc là điều quan trọng, cần thiết.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc.
Theo Tuyên bố chung, phía Trung Quốc sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản tiềm năng của Việt Nam, gồm dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi của Việt Nam xuất sang nước này.
Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được nước láng giềng tạo điều kiện nhập khẩu.
Ngược lại, Việt Nam sẽ tăng nhập cá tầm từ Trung Quốc, trao đổi và thúc đẩy lĩnh vực, nghề liên quan phát triển lành mạnh.
Hai nước cũng nhất trí mở rộng quy mô thương mại song phương cân bằng, bền vững. Các biện pháp đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa, thí điểm cửa khẩu thông minh tại các cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài, Hữu Nghị để tăng hiệu suất thông quan cũng được hai nước đồng thuận thúc đẩy.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
VietNamNet trao đổi với Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) Đỗ Nam Trung về hợp tác thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong xuất khẩu nông sản.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) Đỗ Nam Trung.
Ông Đỗ Nam Trung nhấn mạnh, Trung Quốc hiện là thị trường lớn và quan trọng của nông sản Việt Nam. Trong số nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm 95%, sắn chiếm 90%, vải chiếm gần 90% và thanh long chiếm 80%.
Trong bối cảnh mới, trao đổi thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi cách làm mới.
Về cơ hội, Tổng Lãnh sự Đỗ Nam Trung lựa chọn 3 từ khóa "thiên thời", "địa lợi" và "nhân hòa".
Về "thiên thời", quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp, nhất là sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc tốt đẹp cách đây vài ngày.

Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Việt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi nhờ các hiệp định này.
Sau đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc có một số khó khăn và một trong ưu tiên của nước này là thúc đẩy tiêu dùng của người dân. Ông Trung nhấn mạnh, đây chính là cơ hội của nông sản Việt Nam.
Hiện nay, tầng lớp trung lưu Trung Quốc chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đây là đối tượng chính sử dụng nông sản chất lượng cao từ các nước, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc coi trọng thị trường 100 triệu dân Việt Nam. Trong hội đàm cấp cao, hai Tổng Bí thư đều khẳng định, rất coi trọng xuất khẩu nông sản sang nhau. Trung Quốc cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn nữa sang Việt Nam mặt hàng hoa quả chất lượng cao. Do vậy, Việt Nam sẽ có “thế” trong đàm phán trao đổi nông sản với Trung Quốc.
Về "địa lợi", nếu Việt Nam và thị trường châu Âu gặp bất lợi về khoảng cách địa lý, thì với Trung Quốc lại ngược lại, khi "bước chân ra khỏi cửa là đến nhà nhau".
Mặc dù đối thủ trực tiếp của Việt Nam trên thị trường nông sản Trung Quốc là Thái Lan nhưng do khoảng cách vận chuyển không thuận lợi bằng Việt Nam. Dẫn chứng điều này, ông Trung cho biết, sầu riêng Thái Lan xuất sang Trung Quốc chủ yếu là sầu riêng đông lạnh và sầu riêng múi chứ không phải sầu riêng nguyên quả như Việt Nam.
Về yếu tố "nhân hòa", Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh chia sẻ, Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng về văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử và văn hóa doanh nghiệp, "phải nói rằng 2 bên rất hiểu nhau". Thương mại nông sản hai nước nhận được nhiều sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao và các cấp thể hiện rõ qua các chuyến thăm.
Cơ quan ngoại giao luôn "rộng mở" với doanh nghiệp
Nói đến khó khăn, ông Đỗ Nam Trung cũng đưa ra 5 từ khóa "thị trường, chất lượng, tốc độ lưu thông, uy tín, tính ổn định bền vững".

Thanh long và sầu riêng là 2 trong nhiều loại nông sản chiếm số lượng lớn khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Về thị trường, thị trường Trung Quốc không còn dễ tính mà hướng tới các tiêu chuẩn cao. Doanh nghiệp cần nhiều thông tin để hiểu biết căn cơ hơn về thị trường Trung Quốc, nhất là văn hóa tiêu dùng.
Loại hình tiêu dùng, ngoài hình thức truyền thống như chợ hay siêu thị, thì thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác và tận dụng nhiều hơn nữa xu hướng này.
Về chất lượng sản phẩm, ông Đỗ Nam Trung chia sẻ, doanh nghiệp nông sản Trung Quốc nói với ông rằng, mặt bằng chung và sự đồng đều, nông sản của Việt Nam chưa bằng Thái Lan. Theo ông, đây là vấn đề lâu dài, căn cơ và chiến lược phải nâng cao để chiếm lĩnh, vững chân ở thị trường Trung Quốc.
Về tốc độ lưu thông, ông Trung phân tích từ vườn cây đến chợ, siêu thị và bàn ăn của người Trung Quốc, vấn đề logistics, vận chuyển cần được cải thiện để đảm bảo tốc độ lưu thông nông sản, vốn là mặt hàng coi trọng sự tươi ngon.
Về uy tín, ông Đỗ Nam Trung cho biết, cá biệt có doanh nghiệp Việt vẫn có vấn đề về uy tín, khi vẫn có hiện tượng gian lận xuất xứ, tem mác, tình trạng sâu bệnh. Việt Nam và Trung Quốc đều coi trọng chữ tín trong làm ăn, do đó nâng cao "chữ tín" để vững chân ở thị trường Trung Quốc là điều quan trọng, cần thiết.
Cuối cùng, trong tổng hòa các yếu tố trên phải đảm bảo tính bền vững và lâu dài.
Ông Trung khẳng định ngành ngoại giao xác định người dân, doanh nghiệp, địa phương là trung tâm để phục vụ. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Trung Quốc luôn luôn "rộng mở" để trao đổi thông tin với doanh nghiệp, địa phương và người nông dân Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet nhân chuyến thăm vừa qua, Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba cho biết, Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây Việt Nam. Trong 3 quý năm nay kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam là tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam đạt 1,95 tỷ USD.
"Đầu năm, Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sầu riêng sang Trung Quốc trong 2023. Lúc đó, tôi nhận định, chắc chắn sẽ vượt qua con số này, thậm chí là gấp đôi và hiện tại đã gấp 2 lần rồi dù chưa hết năm. Gần đây, tôi gặp nhiều phái đoàn, du khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam, họ đều nói rằng sầu riêng Việt Nam rất ngon, giá phù hợp và rất được ưa chuộng tại Trung Quốc", Đại sứ chia sẻ.
Ngoài ra, dừa tươi của Việt Nam cũng rất có triển vọng. Trung Quốc đang đẩy nhanh các thủ tục cũng như tham vấn trình tự kiểm kiểm dịch dừa tươi. Tiềm năng của mặt hàng này rất lớn.
(Theo VietNamNet)
- Cùng chuyên mục
Khi 'Trợ lý số' bước vào trạm xăng
Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một "trợ lý số" đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 09:21
Giá vàng thế giới giảm sâu
Cập nhật đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới đã mất 70 USD/ounce, tương đương mức giảm 2,09% trong vòng 1 ngày. Trong khi đó, giá vàng trong nước giảm 1 triệu đồng/lượng, giao dịch quanh mức 119 - 121 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 12/05/2025 09:12
Đàm phán thuế Hoa Kỳ- Trung Quốc 'có sự đồng thuận quan trọng'
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán thương mại với yếu tố tích cực vào hôm Chủ Nhật và dự kiến hai bên sẽ công bố tuyên bố chung vào hôm nay, 12/5.
Thị trường - 12/05/2025 07:50
VinFast VF 5 thay đổi định nghĩa về chiếc xe đầu tiên trong đời
VinFast VF 5 giúp hành trình “lên đời” ô tô của người Việt trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Dù có mức giá dễ tiếp cận, xe vẫn được trang bị nhiều tính năng tiện nghi và an toàn vượt trội.
Doanh nghiệp - 11/05/2025 15:21
Phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá, Quảng Nam là địa phương đi đầu trong thế mạnh về dược liệu, được mệnh danh là thủ phủ của sâm Ngọc Linh và có quy hoạch vùng trồng dược liệu quý.
Thị trường - 11/05/2025 05:49
EVN tăng giá điện, người dân sẽ phải trả thêm bao tiền?
Với đợt điều chỉnh này, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm bình quân 4.350-62.150 đồng/tháng.
Thị trường - 10/05/2025 09:09
Rời khỏi 'ngôi nhà' TTC Group, AgriS lập đại bản doanh mới?
TTC AgriS (AgriS, HOSE: SBT) vừa đưa vào vận hành AgriS Building - trụ sở 'xanh' đạt chuẩn LEED Gold, đánh dấu bước ngoặt rời khỏi 'ngôi nhà chung' TTC Group.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 16:25
The Cosmopolitan điểm đến của dòng tiền thông minh ở trái tim Global Gate Cổ Loa
Trong làn sóng dịch chuyển dòng tiền về những cực tăng trưởng mới, The Cosmopolitan nổi lên như biểu tượng sống động cho một trung tâm tài chính hiện đại tại Thủ đô. Sở hữu hệ sinh thái “full options” hiếm có cùng tiềm năng gia tăng giá trị rõ rệt, dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư và cư dân trẻ thành đạt.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 14:30
Mỹ-Anh 'chốt deal', giá dầu, chứng khoán cùng Bitcoin bay cao
Việc công bố thỏa thuận thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Anh kể từ khi chính quyền Trump tuyên bố áp thuế quan cao đã giúp chứng khoán Mỹ, giá dầu cùng Bitcoin thăng hoa.
Thị trường - 09/05/2025 11:53
Cuộc thi 'Lướt sóng Phái sinh' của DNSE thu hút hơn 16.000 nhà đầu tư sau một tháng khởi tranh
Sau một tháng tranh tài, cuộc thi "Lướt sóng Phái sinh 2025" của Chứng khoán DNSE đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự tham gia của hàng chục nghìn nhà đầu tư, tạo nên một sân chơi đầy kịch tính và hấp dẫn.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:46
35.000 tỷ đồng vốn ưu đãi từ HDBank - Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số
Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:45
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên: Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam
Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày, về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:44
Đại diện Thương mại Mỹ: Đàm phán thương mại với Việt Nam 'hiệu quả'
Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ cũng để ngỏ khả năng không đạt được một thỏa thuận với Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia châu Á nào khác.
Thị trường - 09/05/2025 09:01
Có gì bên trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh mà ông Trump ca ngợi?
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco cho rằng thỏa thuận này không chỉ mang tính biểu tượng trong quan hệ đồng minh Mỹ - Anh, mà còn đặt nền móng cho các cuộc đàm phán kế tiếp với các quốc gia khác.
Thị trường - 09/05/2025 06:55
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ
Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
-
5
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago