Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: Siết tín dụng bất động sản cho đúng, tránh ảnh hưởng dự án cần triển khai

Nhàđầutư
"Làm sao siết tín dụng vào bất động sản cho đúng, tránh ảnh hưởng dự án cần triển khai bởi khi dòng vốn vào thì tạo công ăn việc làm, tác động lớn đến kinh tế - xã hội", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói.
THẮNG QUANG
25, Tháng 05, 2022 | 13:47

Nhàđầutư
"Làm sao siết tín dụng vào bất động sản cho đúng, tránh ảnh hưởng dự án cần triển khai bởi khi dòng vốn vào thì tạo công ăn việc làm, tác động lớn đến kinh tế - xã hội", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói.

Sáng 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

"Làm sao siết tín dụng bất động sản cho đúng?"

Tại tổ TP.HCM, đại biểu Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng kết quả phục hồi kinh tế là tổng hợp của những nỗ lực không biết mệt mỏi trong thời gian qua. TP.HCM đã kiểm soát dịch tốt, phục hồi mạnh mẽ và khá đồng bộ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch TP.HCM cho rằng cần thẳng thắn nhận dạng tồn tại để có giải pháp, khu vực bất động sản vẫn âm do nhiều yếu tố. "Làm sao siết tín dụng vào bất động sản cho đúng, tránh ảnh hưởng dự án cần triển khai bởi khi dòng vốn vào thì tạo công ăn việc làm, tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Do đó cần giải pháp cả trước mắt va lâu dài, căn cơ", đại biểu Mãi phân tích.

phan-van-mai

Đại biểu Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Quang Phúc.

Ông Phan Văn Mãi cũng nhìn nhận các doanh nghiệp đang chịu sự tác đổng rất lớn về thủ tục hành chính, nguồn cung lao động, giá các nguồn đầu vào tăng. Điều này đòi hỏi phải tập trung tháo gỡ, hỗ trợ và triển khai chương trình phục hồi đồng bộ và nhanh hơn, để sự hỗ tợ thực sự đến doanh nghiệp, đi vào cuộc sống.

Vị lãnh đạo TP.HCM cũng nêu tâm tư tha thiết của cử tri TP.HCM về lĩnh vực y tế rằng: Sau chống dịch, lực lượng ngành y tế được ghi nhận, tôn vinh như người hùng, song giờ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc mua sắm thuốc men, trang thiết bị vật tư y tế thì trên truyền thông, xã hội có xu hướng nhìn bất kỳ mua sắm nào của ngành y tế cũng có chủ ý sai phạm, ảnh hưởng uy tín của ngành.

Đại biểu Quốc hội lo "dimino" tằng giá nếu không kiểm soát giá xăng dầu

Trong khi đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) cảnh báo, với độ mở kinh tế lớn (180% so với GDP và là 1 trong 5 quốc gia có độ mở lớn), Việt Nam gặp nhiều thách thức trong bối cảnh không thuận lợi như hiện nay, nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng cao, chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc dẫn đến khó khăn nguồn nguyên vật liệu... Việt Nam xuất siêu nhưng phần lớn từ khu vực FDI nên "vốn nước ngoài có vấn đề và hiện đang có vấn đề thì thách thức với chúng ta thời gian tới". 

tran-hoang-ngan

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM). Ảnh: Quốc hội.

Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng nước ta buộc phải "dùng thuốc liều cao" là thắt chặt chính sách tài khoá, chặt chẽ chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đại biểu Ngân, giá xăng dầu tăng liên tục thì thiết nghĩ Chính phủ, Quốc hội cần có tiếng nói để nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu.

"Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường nhưng ta có công cụ kiểm soát, kìm hãm độ tăng giá xăng dầu như tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, rồi thuế tiêu thụ đặc biệt không có lý do gì "đánh" trong thời điểm hiện nay khi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu. Không kiểm soát giá xăng dầu thì sẽ domino tăng giá đến các mặt hàng khác, tác động đến từng bữa ăn của người dân trong khi sau hơn 2 năm dịch bệnh lấy đi hết tiết kiệm của họ và hiện người dân rất khó khăn", vị đại biểu TP.HCM nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ