Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ở TP.HCM tăng cao

Nhàđầutư
Tại TP.HCM, có 4/11 nhóm chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm gồm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm đồ uống, thuốc lá không biến động. Nhưng các nhóm hàng còn lại đều tăng, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 0,47%.
MAI BÙI
03, Tháng 10, 2021 | 08:15

Nhàđầutư
Tại TP.HCM, có 4/11 nhóm chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm gồm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm đồ uống, thuốc lá không biến động. Nhưng các nhóm hàng còn lại đều tăng, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 0,47%.

Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2021 ở TP.HCM giảm 0,53% so với tháng trước, tăng 3,10% so với tháng cùng kỳ năm trước và bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 2,57% so với bình quân năm 2020. 

So với tháng 8, có 4/11 nhóm chỉ số giá giảm gồm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 2,86%); bưu chính viễn thông (giảm 0,28%); văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,08%); hàng hóa, dịch vụ khác (giảm 0,003%).

Nhóm đồ uống và thuốc lá không biến động so với tháng trước. Nhưng 6/11 nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,47%).

chi-so-nhom-hang-an-dich-vu-an-uong

Tháng 9, có 6/11 nhóm hàng có chỉ số giá đều tăng so với tháng trước, nhóm đồ uống không có nhiều biến động. Ảnh: Hoàng Triều/NLĐ

Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ số giá tăng 0,47% so với tháng trước. Trong đó, chỉ số nhóm lương thực tăng 0,89%, chủ yếu do nhu cầu dự trữ tăng cao, gạo tăng 0,22%; nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 3,82%; nhóm lương thực chế biến tăng 1,49%.

Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,71% so với tháng trước, cụ thể thịt gia súc giảm 0,87%; thịt gia cầm tăng 0,47%; thịt chế biến tăng 0,77%; trứng các loại giảm 0,32%; dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 1,14%; thủy sản tươi sống tăng 1,56%; nước mắm, nước chấm tăng 0,43%; rau tươi, khô và chế biến tăng 1,93%; quả tươi, chế biến tăng 2,05% so tháng trước.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, VLXD giảm 2,86% so tháng trước, chủ yếu do nhóm nhà ở thuê giảm 1,79% từ việc chủ nhà giảm giá nhằm chia sẻ khó khăn với khách thuê trong thời điểm dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, giá điện sinh hoạt giảm 9,78% do chính sách của Bộ Công Thương về hỗ trợ giảm tiền điện khách hàng ảnh hưởng bởi dịch. Đồng thời, giá nước sinh hoạt cũng giảm 3,30% do TP.HCM thực hiện chương trình hỗ trợ 10% tiền sử dụng nước sinh hoạt (không tính huyện Củ Chi). Kế đến là nhóm gas và các loại chất đốt tăng 0,53%, phần lớn là do giá gas điều chỉnh tăng trong khoảng 2.000-2.500 đồng/bình; giá dầu hỏa tăng 0,22%.

Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% so với tháng trước do các hết chương trình khuyến mãi, tình hình kinh doanh khó khăn trong mùa dịch COVID-19. 

Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,02% so tháng trước, trong đó, chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 0,1% chủ yếu do tác động của 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 10/9/2021 và ngày 25/9/2021. Theo đó, giá xăng tăng 0,11%, dầu diezel tăng 0,48% so tháng trước.

Ngoài ra, 9 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại TP.HCM ước đạt 636.306 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Xét theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ ước đạt 368.125 tỷ đồng, chiếm 57,9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 13,3% so với cùng kỳ.

Trong đó, diễn biến một số nhóm ngành có hàng tỷ trọng cao như nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 71.066 tỷ đồng, chiếm 19,3% trong tổng mức bán lẻ, giảm 1%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 53.323 tỷ đồng, chiếm 14,5% trong doanh thu bán lẻ, giảm 18,5%; xăng dầu các loại đạt 34.731 tỷ đồng, chiếm 9,4%, giảm 7,1%...

Dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 35.781 tỷ đồng, chiếm 5,6% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ ăn uống 32.615 tỷ đồng, giảm 31% so với năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 3.166 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch, lữ hành ước đạt 2.490 tỷ đồng, chiếm 0,4%, giảm 56,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong những tháng cuối năm, thành phố dự kiến thí điểm hoạt động trở lại đối với du lịch lữ hành tại các điểm an toàn, trong đó có Cần Giờ và các quận huyện có độ an toàn về dịch bệnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ