Xung đột quân sự Nga - Ukraine sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ra sao?

Nhàđầutư
Giá dầu và khí đốt có thể sẽ tăng mạnh hơn khi khủng hoảng Nga - Ukraine leo thang, nhưng năng lượng sẽ không phải thứ chịu tác động duy nhất.
KIM NGÂN
24, Tháng 02, 2022 | 10:18

Nhàđầutư
Giá dầu và khí đốt có thể sẽ tăng mạnh hơn khi khủng hoảng Nga - Ukraine leo thang, nhưng năng lượng sẽ không phải thứ chịu tác động duy nhất.

mua vang

Một vụ thu hoạch lúa mì mùa hè ở Chernihiv, Ukraine, ngày 10/8/2017.

Từ lúa mì đến lúa mạch, từ đồng đến niken, các nhà phân tích cho rằng chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn khi cuộc khủng hoảng diễn ra theo chiều hướng tệ hơn.

Alan Holland, CEO và nhà sáng lập của công ty công nghệ nguồn cung ứng Keelvar, có trụ sở ở Ireland, nói Ukraine được coi là "giỏ bánh mì của châu Âu" và xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine sẽ dẫn đến chuỗi cung ứng thực phẩm bị "ảnh hưởng nặng nề". Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp lớn của kim loại và các hàng hóa khác.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã lên cao điểm trong vài ngày qua khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho lực lượng của Điện Kremlin tiến vào hai khu vực ly khai, thân Nga ở miền đông Ukraine. Lệnh được đưa ra sau khi ông Putin tuyên bố Nga sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba mô tả hành động của Nga là khởi đầu "một cuộc xâm lược" vào Ukraine.

Tổng thống Nga Putin hôm thứ Năm thông báo một chiến dịch quân sự ở Ukraine và cảnh báo các nước khác rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm can thiệp vào hành động của Nga sẽ dẫn đến "hậu quả chưa từng thấy". Ông nói cuộc tấn công là cần thiết để bảo vệ dân thường ở miền đông Ukraine.

"Tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra những hành động quyết định và ngay lập tức. Cộng hòa Nhân dân Donbass (DPR) đã yêu cầu Nga hỗ trợ", ông Putin tuyên bố trong bài phát biểu trên truyền hình lúc 6h (10h giờ Hà Nội).

Putin nói Nga không có ý định chiếm Ukraine nhưng sẽ tiến tới "phi quân sự hóa" nước này và đưa những kẻ đã phạm tội ra trước công lý.

Dưới đây là những rủi ro nếu xung đột quân sự xảy ra hoặc các biện pháp trừng phạt làm tê liệt được áp đặt, theo CNBC.

An ninh lương thực

Các nhà phân tích cho biết Ukraine sản xuất lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen mà phần lớn châu Âu phụ thuộc vào. Nước này cũng là một nhà sản xuất ngô lớn. "Mặc dù mùa thu hoạch vài tháng nữa mới đến, xung đột kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu bánh mì [và làm tăng giá tiêu dùng] vào mùa thu này", ông Holland nhận định.

Dawn Tiura, chủ tịch của hiệp hội cung ứng Sourcing Industry Group, có trụ sở ở Florida, Mỹ, nhận định không chỉ Liên minh châu Âu sẽ bị ảnh hưởng - nhiều quốc gia ở Trung Đông và châu Phi cũng dựa vào lúa mì và ngô của Ukraina, và sự gián đoạn nguồn cung đó có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở những khu vực này.

"Trung Quốc cũng là nước mua nhiều ngô của Ukraine - trên thực tế, Ukraine đã thay thế Mỹ trở thành nhà cung cấp ngô hàng đầu của Trung Quốc năm ngoái".

Giá lúa mì và ngô đã tăng vọt. Giá hợp đồng tương lai lúa mì giao dịch tại Chicago tăng khoảng 12% từ đầu năm đến nay, trong khi giá hợp đồng tương lai ngô tăng 14,5% cùng kỳ.

Lạm phát lương thực đang tăng và có thể còn tệ hơn nếu xung đột vũ trang nổ ra. Per Hong, đối tác cấp cao của công ty tư vấn Kearney, nói: "Giá lương thực đang tăng sẽ trầm trọng hơn nếu có thêm các cú sốc về giá, đặc biệt là nếu các khu vực nông nghiệp chủ chốt ở Ukraine bị chiếm giữ bởi những người trung thành với Nga".

Ông chỉ ra rằng Nga cũng là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% thị trường xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Hơn nữa, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất các sản phẩm thâm dụng năng lượng như phân bón - và điều đó sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp nhiều hơn nữa, Holland nói. Năm ngoái, nguồn cung phân bón đã bị thiếu hụt, dẫn đến giá cả tăng vọt.

Kim loại, nguyên liệu thô

Theo Tiura của Sourcing Industry Group, xuất khẩu của Ukraine tăng đều đặn những năm qua và Ukraine hiện là "nhà cung cấp khổng lồ" về nguyên liệu thô, các sản phẩm hóa chất và thậm chí cả máy móc như phương tiện giao thông vận tải. Các nhà phân tích cho biết đây cũng là nhà cung cấp chính về khoáng sản và các mặt hàng khác.

"Đồng tiền của Ukraine bắt đầu giảm giá trị kể từ khi quân đội Nga bắt đầu tập kết ở biên giới. Điều này sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của nước này", Tiura nói thêm.

Nga cũng kiểm soát khoảng 10% dự trữ đồng toàn cầu và là nhà sản xuất niken và bạch kim chính, theo Hong. Niken là một nguyên liệu thô quan trọng được sử dụng trong pin xe điện, và đồng - được nhiều người coi là một chỉ báo về kinh tế - được sử dụng rộng rãi trong sản xuất điện tử và xây dựng nhà cửa.

Hong cho biết: "Ngành công nghiệp chip của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào khí neon có nguồn gốc từ Ukraine và Nga cũng xuất khẩu một số nguyên tố thiết yếu để sản xuất chất bán dẫn, động cơ phản lực, ô tô và thuốc".

Năng lượng

Nga là nhà cung cấp khí đốt và dầu lớn nhất cho Liên minh châu Âu. Căng thẳng gia tăng đã khiến thị trường lo lắng, giá dầu tăng cao. Dầu tăng lên gần 100 USD/thùng vào thứ Ba, mức cao nhất kể từ năm 2014, sau khi Moscow điều quân vào hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine.

Giá dầu tăng lên hơn 4% ngay sau tin Tổng thống Putin hôm thứ Năm tuyên bố một chiến dịch quân sự ở Ukraine. Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ tăng 4,73% lên mức 96,46 USD/thùng.

Dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ở mức cao 101,93 USD/thùng, vượt mốc 100 USD lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Ông Andy Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates, nhận định giá dầu có thể tăng vọt lên 110 USD/thùng nếu khủng hoảng tồi tệ hơn. "Nếu nguồn cung dầu của Nga cho châu Âu bị cắt, vốn là 3 triệu thùng/ngày, giá dầu sẽ tăng thêm 10-15 USD/thùng", ông Lipow nói.

Ông Lipow cũng cho biết các thị trường sẽ hướng tới Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait nhằm khai thác công suất dự phòng, ước tính vào khoảng 3,5 triệu đến 4 triệu thùng/ngày.

Tác động đến Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu

Trong khi hầu hết Liên minh châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng leo thang, Đức, đặc biệt, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Atul Vashistha, Chủ tịch kiêm CEO của công ty tình báo rủi ro chuỗi cung ứng Supply Wisdom, cho biết Đức khai thác hầu hết nhu cầu năng lượng cho sản xuất và điện từ khí đốt tự nhiên mà nước này lấy từ Nga.

“Nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng và chúng tôi nhận thấy sự gián đoạn gia tăng do rủi ro chiến tranh hoặc trừng phạt, nó sẽ kìm hãm hoạt động sản xuất ở Đức. Các nhà máy sẽ phải cắt giảm sản xuất, chuyển sang sản xuất ở các nước khác”, ông nói với CNBC.

Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Đức có ô tô và phụ tùng ô tô, các phương tiện vận tải khác, điện tử, kim loại và nhựa.

Mỹ và Vương quốc Anh hôm thứ Ba công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với một số ngân hàng Nga và cá nhân người Nga, trong khi Đức nói đã dừng phê duyệt dự án đường ống khí Dòng chảy phương Bắc 2, sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định đưa quân vào miền đông Ukraine.

Dòng chảy phương Bắc 2 được thiết kế để đưa khí đốt tự nhiên từ Nga thẳng đến châu Âu. Nếu không được Đức thông qua, đường ống không thể hoạt động.

(Theo CNBC, Reuters)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ