'Cân đối nguồn vốn cho sân bay Long Thành không có nghĩa là bỏ rơi các cảng hàng không khác'

Nhàđầutư
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nhấn mạnh việc cân đối nguồn vốn cho sân bay Long Thành không có nghĩa là bỏ rơi các cảng hàng không khác.
NHÂN HÀ
19, Tháng 10, 2019 | 15:16

Nhàđầutư
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nhấn mạnh việc cân đối nguồn vốn cho sân bay Long Thành không có nghĩa là bỏ rơi các cảng hàng không khác.

danh-sach-san-bay-o-viet-nam

Ảnh minh họa

Tại Hội thảo "Phát triển bền vững sân bay cửa ngõ quốc gia", ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cho rằng, dự án sân bay quốc tế Long Thành là một trong những chủ đề "nóng" khi nói đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.

“Có một sự quan tâm ngày càng rõ rệt tới việc phát triển một mô hình đô thị sân bay (aerotropolis) đi liền với dự án sân bay Long Thành cũng như các dự án sân bay cửa ngõ quốc gia thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam khác”, ông Đông nói.

Ông Đông cho biết, Hội thảo "Phát triển bền vững sân bay cửa ngõ Quốc gia" là một diễn đàn mở cho các cơ quan ban ngành, các tổ chức liên quan cũng như các cá nhân quan tâm, trong nước và quốc tế, có thể tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình hoạch định chính sách và xây dựng lộ trình chiến lược cho ngành hàng không gắn với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Ông này cho rằng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, đặc biệt là về năng lượng, môi trường và giao thông sử dụng công nghệ có tính kinh tế, bền vững và thân thiện môi trường.

Trong khi đó, TS. John D. Kasarda - Nhà nghiên cứu hàng đầu về khái niện đô thị sân bay khẳng định, vai trò của hàng không và sân bay trong việc định hình ngành logistics, kinh doanh và phát triển trong thế kỷ 21.

Theo ông John D. Kasarda, cơ sở hạ tầng logistics và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu cho các sân bay, chính phủ và công ty đa quốc gia.

“Cần phải xác định vai trò của ngành hàng không và sân bay trong việc định hình ngành logistics, để kinh doanh và phát triển trong thế kỹ 21”, ông nói.

Trao đổi bên lề hội thảo về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết ACV được giao chủ đầu tư việc xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Do vậy, ACV đã có 3 bước chuẩn bị ngay từ ban đầu chứ không phải bây giờ.

ong lai xuan thanh

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Ảnh: Phan Chính.

Thứ nhất, ACV đã tập trung làm báo cáo nghiên cứu khả thi.Thứ hai là chuẩn bị nguồn lực và ACV đã cân đối nguồn lực báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước về cân đối nguồn lực của mình để đảm bảo có thể làm chủ đầu tư dự án hết sức quan trọng của quốc gia.

Thứ ba là chuẩn bị phương án khai thác sân bay Long Thành sắp tới. Thế mạnh của ACV là khai thác cùng với bộ khung, nguồn lực sẵn có và sẽ phát triển thêm bằng cách thu hút nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, ông Thanh nhấn mạnh rằng việc cân đối nguồn vốn cho sân bay Long Thành không có nghĩa là bỏ rơi các cảng hàng không khác.

Theo ông Thanh, hiện ACV đang khai thác 21 cảng hàng không và “siêu sân bay” Long Thành tới đây cũng đang được Chính phủ đề xuất chỉ định thầu cho doanh nghiệp.

Dựa trên Quyết định 236/QĐ-TTg vào năm 2018 của Thủ tướng về quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, Chủ tịch ACV cho biết một mảng hết sức quan trọng là quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không.

“Do đó, với vai trò là doanh nghiệp cảng, chúng tôi cân đối nguồn lực của mình cho cả giai đoạn 2019-2025, đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện tất cả những quy hoạch phát triển, mở rộng, cải tạo nâng cấp các cảng hàng không đang khai thác”, ông Thanh nói.

Ông nêu ví dụ kế hoạch 2019-2025, ACV cân đối nguồn vốn khoảng 71.000 tỷ đồng để cho phát triển các cảng hàng không khác. Sau đó, dành khoảng 13.000 tỷ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cộng với số tiền mặt ACV hiện có (tính đến thời điểm 31/12/2018) là khoảng gần 25.000 tỷ đồng.

“Như vậy, chúng tôi có khoảng 37.000 tỷ đồng để dành riêng cho dự án sân bay Long Thành, bên cạnh 71.000 tỷ đồng cho việc phát triển hệ thống các cảng hàng không đang khai thác”, Chủ tịch ACV phân tích.

Cũng theo Chủ tịch ACV, nếu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua và cuối năm nay được Chính phủ phê duyệt thì ACV cùng với tỉnh Đồng Nai sẽ tính toán khả năng, mặt bằng cho giai đoạn 1 dự án được đảm bảo và từ đầu năm 2021 có thể khởi công sân bay Long Thành.

Được biết, Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 11 sân bay quốc tế. Sân bay Liên Khương theo quy hoạch sẽ được tiến hành nâng cấp và xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai.

Mới đây, Sân bay Chu Lai cũng được hãng hàng không giá rẻ Vietjet đề xuất đầu tư nâng cấp 20.000 tỷ đồng theo 3 giai đoạn từ 2020-2025 để đến năm 2025 trở thành Cảng hàng không quốc tế và trở thành trung tâm trung chuyển, vận tải hàng hóa lớn của cả nước theo quy hoạch của Bộ GTVT năm 2017.

Tất cả nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đặt trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Quận Tân Bình, TP HCM. Hầu hết các sân bay ở Việt Nam đều có hoạt động bay quân sự.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ