[Café Cuối tuần] Nhà ở xã hội: 'Món nợ' của ông Chủ tịch

LAM SƠN
09:41 01/06/2024

Đề cập đến vấn đề nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh trần tình: "Đây là món nợ, cần phải xác định đây là món nợ với người lao động, công nhân của thành phố" mà ông với tư cách đứng đầu chính quyền phải giải quyết

nha-o-xa-hoi-2239

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội coi nhà ở xã hội là món nợ mà thành phố phải trả cho người lao động. Ảnh: Trọng Hiếu

Khi tôi đăng bức hình 26 bà cụ tuổi từ 50-90 ở Bắc London (UK), gồm các bà goá hoặc ly hôn không muốn vào Viện Dưỡng lão, chụp ở khoảnh sân toà chung cư 25 căn hộ mà các bà góp tiền xây chung thì có người inbox.

Tôi đã không rep mà dẫn lại hai link báo, một nêu toàn văn Chỉ thị của Ban bí thư do tân Thường trực Lương Cường ký nói rõ cần có "cơ chế đặc thù" để phát triển nhà ở xã hội; một là cuộc họp về nhà ở xã hội do Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì với lời trần tình: "Đây là món nợ, cần phải xác định đây là món nợ với người lao động, công nhân của thành phố" mà ông với tư cách đứng đầu chính quyền phải giải quyết.

Thực tế thì từ khi dịch COVID tạm yên, Chính phủ đã quan tâm tới vấn đề này, định lượng bằng con số 120.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội. Nhưng điều đáng buồn là sau hơn một năm, gói tín dụng này mới giải ngân được chưa đến 1%. Ban bí thư thì nêu thẳng các mục tiêu về nhà ở xã hội trong Chiến lược đến 2020-2025 đều không đạt.

Vậy thì vì sao, có phải cứ có vốn rẻ (kích cung) là KPI sẽ đạt?

Đã có hàng trăm bài báo, hàng chục cuộc thảo luận lớn nhỏ mổ xẻ các nguyên nhân chính, bao gồm: thủ tục liên quan đến đầu tư, đặc biệt là giao đất, mất quá nhiều thời gian, từ 2 - 5 năm, khiến các dự án không thể tiến hành thi công và do đó không đủ điều kiện để giải ngân; Số lượng dự án đáp ứng đủ điều kiện cho vay lại không nhiều. Trong 54 dự án được báo cáo, hơn một nửa không có nhu cầu vay vốn, và 20% chưa đủ điều kiện vay; Mặc dù có sự hỗ trợ về lãi suất, nhưng điều kiện xét duyệt cho vay (kích cầu) vẫn còn ngặt nghèo, khiến người thu nhập thấp khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi ...

Và mới đây, Bộ Xây dựng lại đề xuất nghiên cứu gói vay ưu đãi mới với lãi suất thấp hơn để hỗ trợ người mua nhà ở xã hội. Những việc này cho thấy chính phủ đang cố gắng tìm giải pháp để cải thiện tình hình và đạt được mục tiêu của chính sách. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về thành công của chính sách này, theo các chuyên gia, cần có thêm thời gian và các biện pháp hỗ trợ hiệu quả mang tính đột phá hơn nữa.

Nhìn rộng ra, ở một thể chế có nét tương đồng, nếu muốn cải thiện chính sách nhà ở xã hội của mình, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Trung Quốc trên một số khía cạnh quan trọng. Các bài học cụ thể và cách áp dụng chúng vào bối cảnh Việt Nam có thể xem xét ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất là chính sách Nhà ở giá rẻ (Affordable Housing) Trung Quốc phát triển các dự án nhà ở giá rẻ để cung cấp chỗ ở cho người thu nhập thấp. Các dự án này thường được chính phủ đầu tư và quản lý, với giá bán hoặc cho thuê thấp hơn nhiều so với thị trường. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm xây dựng và phân phối các căn hộ này cho những người đủ điều kiện.

Chính phủ cũng có thể giúp tăng thêm nguồn cung nhà giá rẻ từ việc hỗ trợ đất đai và tài chính, như cung cấp đất đai với giá rẻ hoặc miễn phí cho các dự án nhà ở xã hội và hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho các chủ đầu tư. Việt Nam có thể xem xét tăng cường chính sách hỗ trợ đất đai và tài chính như: Miễn giảm hoặc miễn phí tiền sử dụng đất. Điều này sẽ giảm chi phí đầu tư cho các chủ đầu tư và khuyến khích họ tham gia vào các dự án nhà ở xã hội.

Thứ hai, Chương trình nhà ở xã hội (Public Rental Housing). Trung Quốc đã triển khai chương trình nhà ở xã hội, cung cấp các căn hộ cho thuê với giá thấp hơn nhiều so với thị trường. Các căn hộ này thường dành cho người lao động có thu nhập thấp, người di cư từ nông thôn lên thành thị, và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác. Chính phủ trợ cấp một phần chi phí xây dựng và quản lý các căn hộ này để giảm gánh nặng tài chính cho người thuê vay vốn ưu đãi. Việt Nam cũng có thể thiết lập các quỹ hỗ trợ hoặc chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội, tương tự như Ngân hàng Chính sách Xã hội của Trung Quốc để giúp người mua nhà đủ điều kiện.

Thứ ba, phát triển hạ tầng đồng bộ. Đây chính là điểm mạnh của Trung Quốc khi họ phát triển hạ tầng đồng bộ xung quanh các khu nhà ở xã hội, bao gồm trường học, bệnh viện, và các tiện ích công cộng khác. Việt Nam dù nhiều dự án có thiết kế/quy hoạch chi tiết nhưng ở Hà Nội nhiều khu đất dành cho giáo dục, y tế vẫn quây tôn hoặc làm bãi giữ xe dù các nhà chung cư đã kín dân từ lâu. Ngoài ra cần đảm bảo các khu nhà ở xã hội có kết nối giao thông thuận lợi đến các khu vực trung tâm và các tiện ích công cộng khác. Các yếu tố này sẽ tránh được thảm cảnh hàng vạn căn hộ tái định cư ở Hà Nội và TP HCM bỏ hoang do mất kế nối hạ tầng.

Thứ tư, chương trình tái định cư và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Với chính sách này Trung Quốc triển khai các chương trình tái định cư cho người dân sống ở các khu vực giải tỏa hoặc có điều kiện sống không đảm bảo. Việt Nam có thể xây dựng chương trình tái định cư cung cấp nhà ở mới với điều kiện tốt hơn cho người dân bị giải tỏa và kèm theo hỗ trợ tài chính để giúp họ ổn định cuộc sống. Song song với đó hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để đảm bảo rằng người dân sẽ được hỗ trợ trong việc tìm kiếm công việc mới phù hợp với nơi ở mới.

Thứ năm, Trung Quốc có các quy định nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ đối với các dự án nhà ở xã hội để đảm bảo chất lượng và tính minh bạch. Việt Nam cần thiết lập tiêu chuẩn xây dựng rõ ràng, ban hành các quy định chi tiết về tiêu chuẩn xây dựng cho các dự án nhà ở xã hội để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Hơn thế, điểm đặc sắc trong kinh nghiệm kích cầu của Trung Quốc là áp dụng Chính sách thuê mua nhà ở (Shared Ownership). Theo đó Trung Quốc có chính sách thuê mua nhà ở, giúp người dân có thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà sau một thời gian thuê. Việt Nam có thể áp dụng mô hình này bằng cách triển khai chương trình thuê mua nhà, cho phép người dân thuê nhà với giá rẻ và sau một thời gian nhất định có thể mua lại căn nhà với giá ưu đãi, giúp họ dần dần tích lũy tài sản.

Điểm cuối là việc đẩy mạnh tính minh bạch và cải cách thủ tục hành chính. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt thời gian và chi phí cho các chủ đầu tư ngoài nhà nước vào các dự án nhà ở xã hội, trong đó đơn giản hóa các thủ tục hành chính; Rút ngắn và đơn giản hóa quy trình phê duyệt dự án, giúp các chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận và triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Tóm lại, Việt Nam có thể học hỏi nhiều từ Trung Quốc trong việc phát triển và triển khai chính sách nhà ở xã hội, từ việc hỗ trợ tài chính và đất đai, phát triển hạ tầng đồng bộ, đến việc thiết lập các chương trình tái định cư và thuê mua nhà ở. Sự cải thiện trong các khía cạnh này sẽ giúp Việt Nam tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người thu nhập thấp, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và công bằng xã hội.

Đó mới có thể giúp ông Chủ tịch Hà Nội trả "món nợ" mà nhà nước đã cam kết nhiều lần.

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49