[Café cuối tuần] Hạn chế rủi ro hay rào cản khách hàng tiếp cận vốn?

Nhàđầutư
Thông tư 06 sửa đổi bổ sung Thông tư 39 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng dù chưa có hiệu lực thi hành nhưng đang nhận được ý kiến trái chiều từ các chuyên gia kinh tế, ngân hàng cũng như Hiệp hội và doanh nghiệp.
ĐÌNH VŨ
22, Tháng 07, 2023 | 09:30

Nhàđầutư
Thông tư 06 sửa đổi bổ sung Thông tư 39 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng dù chưa có hiệu lực thi hành nhưng đang nhận được ý kiến trái chiều từ các chuyên gia kinh tế, ngân hàng cũng như Hiệp hội và doanh nghiệp.

Giao dich Ngan hang Coc tien 1

Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh Thông tư 06. Ảnh: Trọng Hiếu

Cuối tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Một trong những nội dung quan trọng của thông tư này là bổ sung thêm một loạt quy định về một số nhu cầu vốn mà tổ chức tín dụng (TCTD) không được cho vay. 

Theo NHNN, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 06 nhằm góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay của TCTD. Đồng thời phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tiễn của hoạt động cho vay của TCTD.

Đáng chú ý, dù Thông tư 06 đến ngày 1/9 tới đây mới có hiệu lực thi hành nhưng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia kinh tế, ngân hàng, thậm chí có tổ chức còn kiến nghị NHNN xem xét để "sửa đổi". 

Cụ thể, ngày 17/7, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi kiến nghị đến Thủ tướng, NHNN xem xét về Thông tư 06. Trong đó, HoREA cho rằng thông tư có những nội dung "đáng quan ngại" khi bổ sung từ 6 lên 10 trường hợp khách hàng "có nhu cầu vốn không được cho vay tín dụng".

Theo HoREA, thông tư đã dựng thêm "rào cản", làm cho việc tiếp cận tín dụng khó khăn hơn so với trước đây. Dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế có nhu cầu vay vốn, bao gồm các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư bất động sản sẽ rất khó tiếp cận được tín dụng.

HoREA cũng cho rằng Thông tư 06 ban hành trước nghị quyết 97 (ngày 8/7), nên cần được xem xét sửa đổi để Ngân hàng Nhà nước "thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp…" theo chủ trương của Chính phủ. 

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, Thông tư 06 bổ sung quy định "ngân hàng không được cấp tín dụng để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay; để trả nợ khoản vay nước ngoài, khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác", về bản chất là cấm cho vay đảo nợ. "Điều này là vô lý, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về dòng tiền kéo dài trong 2 năm vừa qua đến hiện nay".

Ông Nghĩa cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động phần lớn nhờ vào vốn vay. Trong lúc dòng tiền ổn định thì không sao nhưng khi có trục trặc kinh doanh trong nước, nước ngoài thì việc cho vay để tái cơ cấu khoản vay là cần thiết, vấn đề là cần xét xem khoản nợ đó như thế nào để tái cấu trúc. Ví dụ, trong những năm vừa qua phần lớn phải cho vay đảo nợ nếu không doanh nghiệp sẽ khó tồn tại được. Điều này cũng giống giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp khi đang gặp khó khăn, vì vậy, quy định của NHNN thì cũng cần tuỳ trường hợp và tuỳ chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Về quy định "không được cấp tín dụng để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom", TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đây thực chất là cấm cho vay với hoạt động mua bán, sáp nhập với các công ty chưa niêm yết. "Điều này cũng không phù hợp thông lệ quốc tế", ông Nghĩa nói.

Giải thích rõ hơn, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, ở nước ngoài số lượng các công ty niêm yết rất ít so với công ty chưa niêm yết và hoạt động mua bán, sáp nhập thì có thể diễn ra với cả các công ty, cả công ty khởi nghiệp, không cần niêm yết.

"Hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra phổ biến trên thế giới và cho vay mua bán sáp nhập là thông lệ quốc tế. Vì vậy, quy định tại Thông tư 06 của NHNN là không phù hợp thông lệ quốc tế. Hoạt động cho vay mua bán, sáp nhập thực tế chỉ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng, kể cả với công ty niêm yết và chưa niêm yết", ông Nghĩa cho hay.

Có cái nhìn thận trọng về quy định này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, quy định nêu trên nên được xem xét thêm vì hoạt động góp vốn, M&A của doanh nghiệp là khá phổ biến, trong khi đó, giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng dù tán đồng việc siết lại hoạt động tín dụng còn nhiều lỗ hổng, thiếu sót như hiện nay của NHNN là cần thiết nhưng cũng cho rằng có "những băn khoăn". Trong đó có quy định không cấp vốn tín dụng cho việc “góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom”.

Ông Nguyễn Trí Hiếu phân tích, về cơ bản quy định không cho phép ngân hàng cho vay để góp vốn cổ phần dưới bất cứ hình thức nào là phù hợp với nguyên tắc kế toán, tài chính. Tức là, ngân hàng cấp 1 khoản vay thì phải có hạn trả nợ nhưng khi góp vốn vào doanh nghiệp thì việc sử dụng vốn gần như không có thời hạn và khách hàng chỉ có thể thu lại gốc, lãi khi mang cổ phần, cổ phiếu ra bán trên thị trường. Đầu tư là lời ăn, lỗ chịu, còn nguyên tắc của tín dụng ngân hàng là cho vay có lãi. Vì vậy, thực tế là cho vay góp vốn và công ty niêm yết hay chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán là như nhau và đều không đúng theo nguyên tắc kế toán, tài chính.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ