Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm về giải ngân vốn ODA

Nhàđầutư
"Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm, chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
THANH HƯƠNG
15, Tháng 08, 2019 | 10:17

Nhàđầutư
"Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm, chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Sáng 15/8, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trình bày báo cáo tóm tắt của Chính phủ, tổng hợp tình hình thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa XIV.

Về lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài, ông Mai Tiến Dũng cho hay trong thời gian qua hệ thống quy định pháp luật đã được rà soát, bổ sung và hoàn thiện, đồng thời, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường sự chủ động và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài gắn với trách nhiệm của các Bộ, địa phương, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Do vậy, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài đã đạt kết quả nhất định. Theo đó, mức dư nợ công thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát tốt ở mức 50% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 51,7% vào năm 2017), trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,6%, nợ trong nước chiếm 61,4%. 

Toancanhchatvan

Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Mặc dù vậy, những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Tình trạng giải ngân thấp so với kế hoạch chưa được khắc phục kịp thời.

Vẫn còn tồn tại những dự án sử dụng vốn vay ODA chưa hiệu quả từ khâu huy động (đàm phán hiệp định, điều kiện vay) dẫn đến việc thực hiện, sử dụng vốn kém hiệu quả, tạo ra nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế.

Báo cáo cho biết, năm 2018, mức giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp phát từ ngân sách Trung ương chỉ đạt 53,65% kế hoạch. Trong 5 tháng đầu năm 2019, nguồn vốn này mới giải ngân được gần 2.000 tỷ đồng, trên tổng số hơn 28.000 tỷ đồng kế hoạch được giao, đạt khoảng 7%.

"Chính vì vậy Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật. Đồng thời yêu cầu người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp, tập trung xử lý những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài", ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Báo cáo thẩm tra do Tổng Thư ký Quốc hội trình bày cho hay tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Trong đó đánh giá về việc huy động, ký kết, giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, số vốn đối ứng, rà soát, tổng hợp giá trị các dự án mới ký kết và có khả năng sẽ ký kết trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa có trong danh mục đầu tư công trung hạn báo cáo Quốc hội, bảo đảm nợ công trong giới hạn quy định.

Trên cơ sở đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trong đó cho phép điều chỉnh tăng tổng mức vốn nước ngoài Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ 300.000 tỷ đồng lên tối đa 360.000 tỷ đồng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đã được ký kết hiệp định nhưng chưa có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bên cạnh những việc làm được, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho bết những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Tình trạng giải ngân thấp so với kế hoạch giao chưa được khắc phục kịp thời.

Vẫn còn tồn tại những dự án sử dụng vốn vay ODA chưa hiệu quả từ khâu huy động (đàm phán hiệp định, điều kiện vay) dẫn đến việc thực hiện, sử dụng vốn kém hiệu quả, tạo ra nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế như: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, việc đội vốn của các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM, tồn tại của một số dự án liên quan đến một số tuyền đường cao tốc.

"Cần có phương án xử lý để giải quyết đối với những dự án cụ thể này nói riêng và rút kinh nghiệm chung về việc xây dựng tiêu chí, điều kiện vay thật sự hiệu quả, tránh việc lệ thuộc vào nhà tài trợ", Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.

Công tác phân bổ, giao kế hoạch cho từng dự án cụ thể chưa được thực hiện kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân. Năm 2018, mức giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp phát từ ngân sách trung ương chỉ đạt 53,65 kế hoạch Quốc hội giao, trong 5 tháng đầu năm 2019, nguồn vốn này mới giải ngân được gần 2.000 tỷ đồng, đạt khoảng 7% (trên tổng số hơn 28.000 tỷ đồng kế hoạch được giao).

Đây là số liệu giải ngân rất thấp, cần sớm có giải pháp quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ