Bộ Công Thương yêu cầu rà soát mặt hàng xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón, gạo

Nhàđầutư
Trong bối cảnh một số mặt hàng xuất nhập khẩu chiến lược như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón, gạo... có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, ảnh hưởng tới giá cả thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã ra Chỉ thị 10 nhằm rà soát, tăng cường quản lý để góp phần ổn định giá cả thị trường.
ĐÌNH VŨ
23, Tháng 08, 2021 | 20:20

Nhàđầutư
Trong bối cảnh một số mặt hàng xuất nhập khẩu chiến lược như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón, gạo... có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, ảnh hưởng tới giá cả thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã ra Chỉ thị 10 nhằm rà soát, tăng cường quản lý để góp phần ổn định giá cả thị trường.

thep

Ảnh: Internet.

Trong bối cảnh, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón, gạo... xuất hiện một số dấu hiệu "bất thường", có thể ảnh hưởng tới giá cả thị trường như: Nhập khẩu xăng dầu, than đá, gạo tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu; ngược lại, một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều như sắt thép, phân bón, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước. 

Cụ thể, Chỉ thị 10 nêu, để góp phần ổn định giá cả, thị trường, qua đó hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng nêu trên thực hiện các nhiệm vụ:

Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.

Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước; khẩn trương báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 30/8/2021.

Cục Xuất nhập khẩu rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu chung và kiến nghị công tác quản lý nhập khẩu mặt hàng gạo, mặt hàng đường.

Cục Hóa chất rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng phân bón.

Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế tại đơn vị để rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu bán ra thị trường theo các quy định hiện hành; bảo đảm nguồn cung xăng dầu tại các điểm bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.

Cục Công nghiệp cập nhật tình hình sản xuất thép trong nước, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo nhu cầu trong nước; rà soát cơ chế xuất khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu mặt hàng sắt thép và quặng sắt.

Vụ Dầu khí và Than rà soát cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và kiến nghị giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng than (trong đó có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu than).

Cục Phòng vệ thương mại chủ trì rà soát các biện pháp về phòng vệ thương mại và kiến nghị, đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong nước, khẩn trương báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 30/8/2021.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ