Bí thư Nguyễn Thiện Nhân và kỳ vọng mới cho TP. HCM

ANH MINH
16:15 10/05/2017

Góc nhìn của Nhà Đầu tư về nhiệm kỳ Bí thư của ông Nguyễn Thiện Nhân, người sẽ chính thức điều hành TP. HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước kể từ ngày 10/5.

ongnguyenthiennhan

Rất nhiều kỳ vọng đang được dồn về tân Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân

Hơn một tuần sau ngày Chính phủ ban hành Nghị định về một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù cho TP. HCM, thành phố cũng đón nhận một lãnh đạo mới. Tân bí thư Nguyễn Thiện Nhân, người được mô tả là có thể hiểu thành phố từ từng con phố, sẽ làm gì để gánh vác trách nhiệm với 'hòn ngọc Viễn Đông"?

Đi bằng "cơ chế đặc thù"

Nghị định mà chúng tôi muốn đề cập đến là Nghị định số 48/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. HCM, trong đó quy định huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển thành phố. Sở dĩ nghị định này được chờ đợi là bởi trong năm 2016, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, TP. HCM đã từng phải chấp nhận một giải pháp "chẳng đặng đừng". Theo nghị quyết của Quốc hội, thành phố sẽ chỉ được để lại 18% nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển thay vì 23% như trước đó và đây là một điều khiến nhiều lãnh đạo thành phố không hài lòng.

Theo nghị định mới, Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư về ngân sách và các nguồn tài chính khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội để thành phố thực hiện vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do TP. HCM quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, UBND thành phố lập dự toán kèm theo đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách thành phố để triển khai thực hiện.

TP. HCM cũng được tạm ứng từ nguồn ngân sách thành phố hoặc từ nguồn vay theo quy định cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Sau khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sẽ thu hồi hoàn trả ngân sách hoặc hoàn trả nguồn vốn vay.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng được quyền quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại cho thành phố không phụ thuộc vào quy mô viện trợ; riêng đối với các khoản viện trợ có liên quan đến tôn giáo, quốc phòng, an ninh, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ này, thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, ngoài nguồn vốn huy động cho các công trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, đối với các dự án khác có khả năng thu hồi vốn hoặc các dự án chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư, UBND TP. HCM quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật việc huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật, bao gồm: BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), BT (xây dựng - chuyển giao), BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao), O&M (kinh doanh - quản lý).

Đó là những cơ chế mà TP. HCM sẽ được thụ hưởng trên bước đường tiếp tục vai trò đầu tàu kinh tế mà tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân sẽ phải cùng các đồng sự gánh vác cho giai đoạn mới, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Ông Nhân, người được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá là “có uy tín, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ; có bề dày kinh nghiệm công tác, am hiểu tình hình và giữ được sự hài hòa, cân đối chung trong đội ngũ cán bộ của Thành phố”, đang đứng trước cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của thành phố.

Có thể cảm nhận được niềm hứng khởi của tân Bí thư khi phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thiện Nhân đã nói ông “xúc động như được trở về nhà”. Ông kể, ông đã về TP. HCM từ năm 1983 sau 13 năm phục vụ quân đội. Lần thứ nhất ấy, ông ở lại thành phố 23 năm cho đến năm 2006 được điều động ra Hà Nội, trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục rồi làm Phó Thủ tướng, làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Còn lần này, sau 23 năm, ông đã được “trở về lần thứ hai”.

Mơ về một đặc khu kinh tế

Ý tưởng về việc phát triển một “đặc khu kinh tế Sài Gòn” đã được Bí thư Đinh La Thăng nêu lên tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. HCM khóa X vào năm 2016. Khi đó, ông Đinh La Thăng, người vừa trở thành Bí thư TP. HCM cho rằng TP. HCM phải trở thành một đặc khu về kinh tế, theo đó phải “xây dựng được cơ chế quản trị của riêng thành phố, không rập khuôn các tỉnh, thành phố khác mà phải học tập mặt tích cực của các địa phương khác cũng như của các thành phố hiện đại trên thế giới”.

Tiếp đó, trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Đinh La Thăng đã nhấn mạnh tới vấn đề tạo cơ chế để huy động nguồn lực cho thành phố thay vì tư duy “xin Trung ương giữ lại thêm ngân sách”, đồng thời khẳng định sẽ điều hành theo hướng “kỹ trị”.

Bí thư Đinh La Thăng khi đó đã nhắc đến câu chuyện, từng có thời điểm cố Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu, mơ ước “một ngày nào đó Singapore được như Sài Gòn”. Trả lời báo chí, Bí thư Đinh La Thăng tỏ ra khá khiêm tốn trước kế hoạch “đặc khu kinh tế” của mình, nhưng có thể hiểu rằng đó là một khát vọng thật sự.

Việc nhận kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển công tác đã khiến cho "kế hoạch đặc khu" của ông Đinh La Thăng phải gác lại, nhưng TP. HCM thì vẫn là TP. HCM, với muôn vàn tiềm năng, vô số cơ hội mà người kế nhiệm, ông Nguyễn Thiện Nhân, có cơ hội để tiếp tục.

Theo một đề án của Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM (HIDS), ý tưởng về một đặc khu kinh tế trải rộng trên địa bàn quận 7 và 3 huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ đã được xây dựng. Theo đó, diện tích của đặc khu theo đề án là hơn 888 km2, tổng dân số hơn 685.000 người. HIDS cho rằng, mục đích của việc thành lập đặc khu kinh tế là đột phá thể chế, trong đó chủ yếu là thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, đồng thời vẫn đảm bảo sự phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Sài Gòn – TP. HCM từng là Hòn ngọc Viễn Đông, là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì nhiều lý do, thành phố đã "bước chậm" lại đáng kể sau 40 năm giải phóng, nhưng tiềm năng về địa chính trị, hạ tầng, con người thì vẫn vẹn nguyên cho một chu trình phát triển mới. Vì lẽ đó, viết tiếp câu chuyện đặc khu kinh tế cho Sài Gòn - TP. HCM mà ông Đinh La Thăng đã khởi xướng, không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, người từng là Phó chủ tịch thành phố và là một chuyên gia kinh tế.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết, với truyền thống đổi mới, quy tụ nhân tài từ nhiều địa phương trong cả nước, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, sống có nghĩa tình là những giá trị đã đưa Thành phố phát triển, ông sẽ “kề vai sát cánh với Đảng bộ, chính quyền và 10 triệu đồng bào Thành phố tiếp tục làm tốt hơn nữa để đưa TP. HCM tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới”. Những người chứng kiến giây phút này hiểu rằng đó không chỉ là một phát biểu ngoại giao. Rất nhiều kỳ vọng đang được dồn về vị tân Bí thư, khi mà những thôi thúc hội nhập của quốc gia nói chung, của thành phố nói riêng đã cận kề, gấp gáp!

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00