Bí thư Hà Nội: Có thể làm nhà ở xã hội tập trung 200-300 ha

Nhàđầutư
TP. Hà Nội đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng thành phố điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300 ha", Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.
BẢO LÂM
12, Tháng 10, 2022 | 16:00

Nhàđầutư
TP. Hà Nội đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng thành phố điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300 ha", Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.

Chiều 12/10, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai.

Đổi mới cơ chế, quy định phát triển nhà ở xã hội

Nêu ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội, cử tri Nguyễn Đình Giang (phường Đại Kim) kiến nghị quy định đối với nhà ở xã hội, sau 5 năm khi chuyển nhượng thì đối tượng mua lại vẫn phải là những người thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội chứ không bán tự do trên thị trường.

Cử tri Trịnh Văn Bảy (phường Hoàng Liệt) kiến nghị cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quyền lựa chọn việc sử dụng 20% quỹ đất dự án để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển đổi quỹ đất 20% dành cho phát triển nhà ở xã hội sang một khu vực khác nhưng vẫn bảo đảm tính đồng bộ về không gian, cảnh quan, phân khúc khách hàng.

Ngoài ra, cho phép các dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có thể lựa chọn việc dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội hoặc đổi quỹ đất 20% trong dự án bằng tiền để nộp ngân sách nhà nước để địa phương sử dụng phát triển nhà ở xã hội.

Ông Trịnh Văn Bảy kiến nghị, cho phép UBND cấp tỉnh quyết định phần trăm diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trong dự án thương mại, khu đô thị để phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của địa phương từng khu vực; cho phép UBND cấp tỉnh xem xét việc bố trí quỹ nhà ở xã hội vào một ô đất độc lập, đơn lẻ theo quy hoạch để làm khu nhà ở xã hội.

TXCT1

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri.

Đầu tư các khu nhà ở xã hội đồng bộ, tập trung

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ông khẳng định, các ý kiến cử tri nêu đều rất xác đáng, sâu sắc, là những vấn đề lãnh đạo thành phố rất quan tâm.

Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có nhiều bất cập, trong đó có việc sử dụng quỹ đất 20% của các khu đô thị. Nếu khu đô thị chỉ có khoảng 2 ha thì 20% sẽ rất nhỏ, việc đầu tư nhà ở xã hội dễ manh mún, thiếu đồng bộ.

"Do đó, hiện nay, thành phố đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng thành phố điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-30 ha. Thành phố còn dự định sẽ chi ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế vừa bảo đảm đồng bộ, vừa giúp hạ giá thành nhà ở cho người dân", Bí thư Hà Nội cho hay.

Đối với công tác quản lý đất đai, Bí thư Đinh Tiến Dũng thông tin, thành phố đã, đang và sẽ tiến hành rà soát để đánh giá các vấn đề, từ đó có giải pháp hoặc kiến nghị với Trung ương giải quyết những bất cập như thời hạn cho thuê đất công ích 5%; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng...

Về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố thời gian qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân; từng bước vượt qua khó khăn, thử thách; giành được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

TXCT6

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai.

Công tác xây dựng Đảng được tập trung thực hiện, có nhiều đổi mới quyết liệt trên các lĩnh vực, nhất là công tác cán bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Đồng thời tập trung triển khai các đề án, dự án rất quan trọng, có tính dài hơi, đột phá cho sự phát triển bền vững của Thủ đô, tiêu biểu là Dự án đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp văn hóa; quyết định chủ trương đầu tư tập trung vào 3 lĩnh vực: Y tế, giáo dục - đào tạo và văn hóa với tổng dự toán trên 49.000 tỷ đồng; thực hiện Đề án cải tạo chung cư cũ...

Năm 2022, thành phố đã đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. 9 tháng qua, các chỉ số kinh tế đều đạt mức cao, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,69% (cả nước tăng 8,83%), thu ngân sách nhà nước trên địa ước đạt 78,3% so với dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả của thành phố có phần đóng góp quan trọng của Đảng bộ và nhân dân quận Hoàng Mai đã hoàn thành toàn diện trên các lĩnh vực.

Bí thư Thành ủy đề nghị cấp ủy, chính quyền quận Hoàng Mai phải tập trung cao độ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ. Cán bộ, đảng viên nêu cao trách nhiệm nêu gương. Nhân dân đoàn kết, đồng lòng. Mỗi người cùng cố gắng, phấn đấu vì sự tiến bộ chung của địa phương, thành phố; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển năm 2022.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ