Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?

Nhàđầutư
Bất động sản công nghiệp Việt Nam có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đầu tư quốc tế đang dịch chuyển, đặc biệt trong khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.
NHÂN HÀ
23, Tháng 04, 2019 | 14:59

Nhàđầutư
Bất động sản công nghiệp Việt Nam có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đầu tư quốc tế đang dịch chuyển, đặc biệt trong khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.

cong nghiep

Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều dư địa và cơ hội phát triển...

Ngày 23/4, tại Diễn đàn bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam 2019 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – CIEM, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Tạp chí Thương gia phối hợp tổ chức, các chuyên gia và doanh nghiệp đã bàn thảo về các chủ đề nóng nhất trong lĩnh vực này.

Bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và dịch vụ hậu cần (logistics), đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ và bùng nổ. BĐS công nghiệp Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Cùng với đó, các chính sách mới của Việt Nam về BĐS công nghiệp, chiến lược cơ cấu lại ngành công nghiệp, khung pháp lý mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, cụm công nghiệp đã mở ra nhiều cơ hội phát triển các khu công nghiệp trên cả nước, từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tận dụng được cơ hội này….

Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong xu thế thị trường BĐS sẽ đi vào trật tự và ổn định hơn, khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách…, phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều dư địa và cơ hội phát triển...

Cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đây sẽ trở thành phân khúc có đà phát triển rất tốt, nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ và Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

bdscn

Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Tại Diễn đàn này, ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên Thứ tưởng Bộ Xây dựng đánh giá, trong khoảng 3 năm gần đây, các bộ luật liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản đã đi vào cuộc sống, thị trường có nhiều chuyển biến theo hướng tăng trưởng đều và ngày một bền vững hơn.

Lượng giao dịch hàng hóa bất động sản tăng, nhưng giá không tăng mạnh, không có cảnh sốt nóng, trong khi số lượng người mua chuyển về sinh sống tại các dự án chiếm tỷ lệ cao. "Đây là chỉ số quan trọng để đưa ra nhận định rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang và sẽ tiếp tục phát triển ổn định hơn", ông Nam khẳng định. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có sự khôn khéo, linh hoạt hơn trong việc cơ cấu loại hình và quy mô sản phẩm, tránh đi phải vết xe đổ của thị trường giai đoạn 2008 - 2013, còn người dân cũng bắt đầu có kinh nghiệm hơn trong việc mua bán, đầu tư vào bất động sản. Các dự án hoàn thành được đưa vào sử dụng nhiều hơn, trong khi cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp cũng sát hơn với nhu cầu ở thực của người dân.

Theo số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường đang ổn định, phát triển đồng đều trên mọi phân khúc. Tại Hà Nội, lượng cung bất động sản năm 2018 đạt 44.788 sản phẩm, tăng 123.7% so với năm 2017. Sản phẩm căn hộ vẫn là chủ đạo, chiếm 87,26% lượng hàng trên toàn thị trường. Trong đó, chung cư vượt 114.2% và sản phẩm biệt thự, liền kề, nhà phố vượt 2,9 lần. Tại TP.HCM, lượng cung năm 2018 đạt 49.948 sản phẩm, tăng 116.2% so với năm 2017 (43.004 sản phẩm). Sản phẩm căn hộ vẫn là chủ đạo với 44.451 sản phẩm, tăng 120.97% so với năm 2017 (37.076 sản phẩm), chiếm xấp xỉ 90% lượng hàng trên toàn thị trường TP.HCM.

Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có những khó khăn nhất định. Đơn cử, đa số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản của Việt Nam quy mô vẫn còn khá nhỏ, nguồn vốn phát triển chủ yếu là vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Trong khi đó, bắt đầu từ năm 2017, Chính phủ đã có biện pháp hạn chế dòng vốn vay cho thị trường bất động sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, do những vướng mắc về mặt pháp lý, một số phân khúc như condotel, officetel cũng đang điều chỉnh xuống – không còn sôi động như giai đoạn 2015 - 2017…

Ông Nam cho rằng, phân khúc căn hộ cao cấp sẽ có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong khi đó, phân khúc nhà ở bình dân và nhà ở trung cấp vãn giữ vai trò chủ đạo nhưng khó phát triển trong ngắn hạn khi chỉ tập trung ở ven đô, xa trung tâm, và chúng ta thấy có bất cập là hạ tầng, tiện ích, dịch vụ còn đang rất yếu và thiếu. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phát triển song còn trở ngại. Tuy nhiên, riêng phân khúc bất động sản công nghiệp lại đang và sẽ nhận được sự kỳ vọng và quan tâm rất lớn của thị trường.

Theo ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2018, cả nước có 326 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha; 251 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đi vào hoạt động đạt 73,9%; 885 KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.

tien si cung

TS. Nguyễn Đình Cung 

Cũng tại diễn đàn, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương khẳng định: "Sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố như: Chi phí lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi...

Đặc biệt TS. Cung cho rằng, ngành công nghiệp chủ đạo hiện nay phần lớn vẫn là ngành sản xuất cơ bản, chủ yếu là thâm dụng vốn lao động với hạ tầng, nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, yêu cầu này đòi hỏi phải dịch chuyển sản xuất hàng hóa lên bước cao hơn:

Những ngành nghề “xanh”, sử dụng lao động hiệu quả và hàm lượng công nghệ cao sẽ là thế hệ khách thuê bất động sản công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm chất lượng cao. "Những yếu tố trên đang tạo nên một yêu cầu mới cho hệ thống bất động sản công nghiệp với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn", ông Cung khẳng định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ