5 trụ cột chính ứng phó với đại dịch COVID-19

HOÀI THU
07:20 30/07/2021

Theo TS Phạm Trọng Nghĩa, với diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường của dịch COVID-19, bên cạnh việc tiếp tục áp dụng các biện pháp hiện nay, cần sử dụng công cụ pháp lý mạnh hơn.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam kéo dài và gây tác động nặng nề nhất trong các đợt dịch từ trước đến nay. Nội dung này cũng trở thành 'tâm điểm' của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, khi hầu hết đại biểu Quốc hội đều đưa ra quan điểm và đóng góp cho nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, nêu lo ngại khi làn sóng dịch COVID-19 lần này xuất hiện biến chủng virus mới.

Song song với việc tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay, ông cho rằng cần sử dụng các công cụ pháp lý mạnh hơn khi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Theo đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng, chống COVID-19 cho Việt Nam với các kịch bản về diễn biến dịch với cấp độ khác nhau; những tác động có thể xảy ra và giải pháp, điều chỉnh chính sách về ngắn hạn cũng như dài hạn.

Anh_5_1

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhắc đến 5 trụ cột chính để ứng phó với đại dịch COVID-19. Ảnh: Đ.C.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tính đến việc xây dựng kế hoạch phục hồi hậu Covid, và mỗi kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm khác nhau để khoan sức dân, khoan sức doanh nghiệp.

TS Nghĩa cho rằng COVID-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn thông qua việc làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập. Trong nước, nhóm yếu thế như người nghèo, người lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong... là những người mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hàng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất do dịch. Vì vậy, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.

Bên cạnh các quốc gia thành công, TS Nghĩa cho biết nhiều nước đã thất bại vì chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của đại dịch, dẫn đến chủ quan, đưa ra các chính sách chậm chễ; chưa tập trung vào hai nhiệm vụ là chống dịch kết hợp với khôi phục, ổn định kinh tế; chưa kịp thời đưa ra biện pháp hỗ trợ đủ lớn và đủ dài hơi cho người dân, doanh nghiệp…

Từ thực tế đó, ông đề cập đến Khung hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp ứng phó COVID-19 do Liên Hợp Quốc ban hành. Theo TS Nghĩa, các biện pháp ứng phó với đại dịch gồm 5 trụ cột chính.

Một, tập trung bảo vệ cán bộ y tế, các cơ sở y tế và hệ thống y tế.

Hai, bảo vệ người dân, tập trung bảo đảm chăm sóc y tế, an sinh xã hội và các dịch vụ cơ bản.

Ba, ứng phó và phục hồi kinh tế, tập trung vào bảo vệ việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nhân trong khu công nghiệp và người lao động trong khu vực phi chính thức.

Bốn, ứng phó kinh tế vĩ mô thông qua các gói kích thích tài chính để làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp hơn với những người dễ bị tổn thương nhất.

Cuối cùng là giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội và phục hồi xã hội.

'Đây có thể là mô hình tham khảo để vận dụng phù hợp với điều kiện nước ta', TS Phạm Trọng Nghĩa đề xuất.

Quan tâm hệ thống y tế cơ sở

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng việc số ca nhiễm tăng mạnh trong đợt dịch thứ tư đã tạo áp lực lớn lên công tác điều trị của hệ thống y tế, một số nơi có dấu hiệu quá tải về nhân lực và thiết bị y tế cần sự hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế.

2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng việc số ca nhiễm tăng mạnh trong đợt dịch thứ tư đã tạo áp lực lớn lên công tác điều trị của hệ thống y tế. Ảnh: Chí Hùng.

Nữ đại biểu đề nghị quan tâm đầu tư hệ thống y tế cơ sở. Mặt khác, sớm sơ kết, đánh giá việc xét xử các trường hợp vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 để đưa ra chế tài xử lý mạnh hơn, kịp thời hơn, nhằm răn đe và nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Bên cạnh những chính sách đã ban hành, bà Thanh đề nghị Chính phủ bổ sung giải pháp mới, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trụ vững vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, cần sớm đề xuất, nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là quan tâm cụ thể đến những vấn đề thiết thực đối với hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) góp ý Chính phủ tiếp tục thực hiện linh hoạt, chủ động biện pháp, kế hoạch kiểm soát tốt dịch, trong đó tập trung nguồn lực hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch, nhanh chóng tìm nguồn và triển khai vaccine phòng chống dịch.

Nhận định việc kiểm soát dịch ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ông Sơn cho rằng kinh tế nước ta 6 tháng cuối năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Để thực hiện hiệu quả 'mục tiêu kép', ông Sơn đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm chỉ đạo chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp, đồng thời gia hạn trả nợ gốc vay và cơ cấu lại thời gian trả nợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng của dịch.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp đồng bộ hỗ trợ cho doanh nghiệp, như miễn giảm các loại thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, phí, thuế đất và gia hạn thời gian nộp thuế.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.

Sự kiện - 09/05/2025 09:02

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.

Sự kiện - 09/05/2025 07:39

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.

Sự kiện - 08/05/2025 12:09

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự kiện - 08/05/2025 09:49

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.

Sự kiện - 08/05/2025 09:02

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Sự kiện - 08/05/2025 08:14

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.

Sự kiện - 08/05/2025 06:56

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36