4 ngành công nghiệp trọng yếu tiếp tục là động lực phát triển của toàn ngành công nghiệp TP.HCM

Theo Sở Công thương TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trong 11 tháng năm 2020, chỉ số IIP ước giảm còn 4,4%, trong khi đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 0,4%, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng đây là động lực phát triển của toàn ngành công nghiệp thành phố.
KỲ PHONG
06, Tháng 12, 2020 | 11:38

Theo Sở Công thương TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trong 11 tháng năm 2020, chỉ số IIP ước giảm còn 4,4%, trong khi đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 0,4%, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng đây là động lực phát triển của toàn ngành công nghiệp thành phố.

Sở Công Thương TP.HCM cho biết, hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục đà phục hồi, các ngành công nghiệp trọng yếu tăng nhẹ tiếp tục là động lực phát triển của toàn ngành công nghiệp thành phố.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 0,2% so với tháng 11 năm 2019. Các ngành tăng trưởng khá gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất hàng điện tử, sản xuất thiết bị điện…

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020 nên lũy kế 11 tháng năm 2020, chỉ số IIP ước giảm còn 4,4% (cùng kỳ tăng 7,4%), trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 0,4% (cùng kỳ tăng 6,2%).

“Đây là điểm đáng khích lệ trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng 4 ngành công nghiệp trọng yếu tiếp tục là động lực phát triển của toàn ngành công nghiệp thành phố”, Sở Công thương TP.HCM nhận định.

0835_Bai_chinh

Ảnh minh họa: VGP

Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, số liệu Sở Công thương công bố cho thấy, ước thực hiện tháng 11 năm 2020 đạt 116.271 tỷ đồng, tăng 2,21% so với tháng trước, nhưng giảm 4,1% so với tháng cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế 11 tháng năm 2020, doanh thu thương mại dịch vụ ước đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12%); trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng ước đạt 752.491 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 64,16% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM.

Theo Sở Công thương TP.HCM, đến nay, hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố có 238 chợ, 217 siêu thị, 45 trung tâm thương mại, 2.669 cửa hàng tiện lợi. So với thời điểm tháng 12/2019, tình hình phát triển hệ thống phân phối tại  có xu hướng giảm đối với điểm bán có quy mô lớn (giảm 4 trung tâm thương mại) và tăng nhẹ một số điểm bán quy mô nhỏ (10 siêu thị hạng III, 5 cửa hàng tiện lợi).

Tuy nhiên, các hệ thống phân phối hiện đại trong nước vẫn duy trì ưu thế tỷ trọng điểm bán, chi phối thị trường bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố (siêu thị 80%, trung tâm thương mại 60%, cửa hàng 76%).

Nói về kế hoạch thực hiện trong thời gian tới, Sở Công thương cho biết, trong tháng 12, Sở triển khai kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Tân Sửu 2021.

Theo đó, về nguồn hàng bình ổn, doanh nghiệp bình ổn chiếm 30% - 40% thị phần; chợ đầu mối chiếm 60% - 70% thị phần; doanh nghiệp khác chiếm 10% - 20% thị phần.

Về vốn, lượng hàng chuẩn bị cung ứng Tết Tân Sửu 2021, các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng Tết là hơn 19.679 tỷ đồng, tăng 652 tỷ đồng (tăng 3,43%) so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Canh Tý 2020.

Bên cạnh đó, Sở sẽ tiến hành tổ chức chương trình khuyến mại tập trung - tháng khuyến mại năm 2020 với chủ đề “Khuyến mại mùa vàng” với các chương trình khuyến mại lớn, hình thức khuyến mại đa dạng, với hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại lên đến 100%.

Đồng thời, tổ chức Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2020, chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mại”, với quy mô từ 400 gian hàng của các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực, ngành hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ