Xử lý khủng hoảng kinh doanh du lịch

HOÀNG LÂN
07:05 07/10/2021

Hoạt động kinh doanh du lịch luôn thường trực những rủi ro đến từ yếu tố khách quan và chủ quan, khiến các đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển, điểm đến phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức.

Mỗi lần gặp rủi ro ngoài ý muốn, các doanh nghiệp du lịch lại thêm bài học để tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng, nhằm “biến nguy thành cơ”, phục vụ du khách tốt hơn.

Rủi ro không mong muốn

Trong buổi giảng dành cho sinh viên theo học ngành Du lịch do Trung tâm Đào tạo du lịch thực tế (Prato) tổ chức theo hình thức trực tuyến vào đầu tháng 10 vừa qua, Giám đốc Công ty Du lịch VietSense Nguyễn Văn Tài nhớ lại những rủi ro từng khiến không ít đơn vị du lịch lao đao. Trong đó, những rủi ro do thiên tai, bão lũ luôn thường trực.

Điển hình là sự kiện hơn 2.500 du khách bị “mắc kẹt” 7 ngày tại đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) vào tháng 7/2015, hay gần 2.000 khách du lịch tại đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) không thể về bờ vào tháng 6/2018 do mưa bão.

“Công ty chúng tôi có hơn 30 du khách và nhiều đoàn khách của các đơn vị khác bị mắc kẹt tại đảo Cô Tô vì gặp bão. Lúc này, người làm du lịch phải bình tĩnh thì mới có thể trấn an được du khách, đồng thời lập tức thỏa thuận với các đơn vị lưu trú, dịch vụ ăn uống để nhận hỗ trợ”, ông Nguyễn Văn Tài chia sẻ.

dukhach

Khách du lịch tham quan đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), tháng 7/2021

Các doanh nghiệp du lịch cũng phải xử lý không ít tình huống khi đưa khách đi du lịch nước ngoài, bởi thực tế đã có những đoàn khách du lịch tại Indonesia, Thái Lan, Ai Cập từng gặp rủi ro lớn, như sóng thần, tai nạn, hoặc nước sở tại có bất ổn về an ninh. Giám đốc Công ty Du lịch Ascend Travel Dương Mai Lan nhớ lại chuyến du lịch Đông Âu cho đoàn khách 40 người vào năm 2018, khi chỉ còn 15 ngày nữa là lên đường, nhưng thủ tục visa bất ngờ gặp trục trặc.

“Chúng tôi như “ngồi trên đống lửa” vì toàn bộ vé máy bay, các dịch vụ lưu trú, ăn uống đã đặt trước, nhưng visa cho khách chưa có... Rất may cuối cùng, chúng tôi đã làm việc được với Đại sứ quán để làm kịp visa cho khách”, bà Dương Mai Lan kể.

Trong khi đó, theo Giám đốc Công ty Du lịch AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt, ngoài những rủi ro về việc chậm visa, mất hộ chiếu, thất lạc đồ, thì việc du khách thường xuyên chậm muộn, không tuân thủ lịch trình đoàn rất hay xảy ra, gây nhiều khó khăn nhất là khi du lịch nước ngoài.

"Biến nguy thành cơ"

Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ở thời điểm hiện tại, rủi ro và khủng hoảng lớn nhất mà ngành Du lịch đang đối mặt, đó là dịch COVID-19. Dịch COVID-19 không chỉ làm cho hoạt động du lịch bị tê liệt, mà còn khiến 95% doanh nghiệp du lịch dừng hoạt động, hơn 90% lực lượng lao động nghỉ việc hoặc chuyển sang lĩnh vực khác. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, dịch COVID-19 là “phép thử” lớn để các đơn vị kinh doanh du lịch thể hiện bản lĩnh “vượt bão” trong việc xử lý và giải quyết khủng hoảng.

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra, nhiều đơn vị du lịch đã có hướng đi và kế hoạch hành động riêng.

Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho biết, rất nhiều đơn vị đang nỗ lực “biến nguy thành cơ”, xây dựng sản phẩm du lịch an toàn, phù hợp với tình hình mới, từ đó có thể tạo ra xu hướng du lịch khác biệt cho du khách sau đại dịch. Bên cạnh đó, không ít đơn vị đã kịp thời thích ứng, chuyển đổi hình thức kinh doanh, kết hợp giữa hoạt động du lịch với kinh doanh mặt hàng thiết yếu, sản phẩm quà tặng để phục vụ du khách tốt hơn khi hoạt động du lịch trở lại.

Bàn về cách thức xử lý khủng hoảng trong hoạt động du lịch, Giám đốc Công ty Du lịch VietSense Nguyễn Văn Tài cho rằng, trong bất cứ khủng hoảng, rủi ro nào cũng cần đến sự liên kết chặt chẽ, chia sẻ khó khăn giữa các đơn vị lữ hành, lưu trú, vận chuyển, điểm đến.

Nhìn ở góc độ đào tạo nhân lực du lịch, Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Đỗ Trần Phương bày tỏ, khi xử lý rủi ro thì những người làm du lịch cần đặt sự an nguy của du khách lên hàng đầu, sẵn sàng chấp nhận thiệt hại về tài chính để giữ uy tín với khách.

Còn theo Tiến sĩ Trịnh Lê Anh, Trưởng bộ môn Quản trị sự kiện, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện nhiều trường đào tạo ngành Du lịch đã đưa vào chương trình học những kiến thức và kỹ năng mới cho sinh viên, như kỹ năng xử lý khủng hoảng, cách xây dựng và vận hành quỹ rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh…

Có thể thấy, xử lý rủi ro, giải quyết khủng hoảng là một phần tất yếu trong hoạt động du lịch. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, tới đây, hiệp hội sẽ thường xuyên làm việc với các địa phương, doanh nghiệp du lịch để bàn về những tiêu chí, giải pháp phục hồi, nhằm tránh rủi ro cho du khách khi hoạt động du lịch trở lại trong tình hình mới.

(Theo Hà Nội mới)

  • Cùng chuyên mục
Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.

Sự kiện - 16/05/2024 14:01

Jeff Bezos tiết lộ bí quyết thành công của Amazon 25 năm trước: 'Nhân viên cần khiếp sợ khách hàng'

Jeff Bezos tiết lộ bí quyết thành công của Amazon 25 năm trước: 'Nhân viên cần khiếp sợ khách hàng'

Quay trở lại những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ phú Jeff Bezos đã lập kỷ lục khi hy vọng nhân viên của mình sẽ thức dậy với nỗi khiếp sợ ở trên giường, đổ mồ hôi vì kinh hãi. Điều này trên thực tế mang lại một lợi ích lớn hơn: Đó là sự tôn trọng tới khách hàng, tạp chí Fortune viết.

Phong cách - 16/05/2024 13:22

Việt Nam lọt Top 20 thị trường có lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Việt Nam lọt Top 20 thị trường có lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Theo Savills, đến năm 2030, 9/20 thị trường quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới sẽ nằm tại Châu Á - Thái Bình Dương, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng của người tiêu dùng châu Á trong việc định hình thị trường bán lẻ toàn cầu.

Thị trường - 16/05/2024 12:48

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ đến hết năm 2024

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ đến hết năm 2024

NHNN vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Tài chính - 16/05/2024 11:40

‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược

‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược

Ngay sau khi Bất động sản An Gia lên sàn, các đối tác chiến lược lần lượt rút vốn, chốt lời khoản đầu tư. Chủ tịch An Gia cho biết luôn rộng cửa chào đón cổ đông lớn, tổ chức vào cùng đồng hành phát triển dự án.

Tài chính - 16/05/2024 09:11

Đề nghị giải quyết dứt điểm các dự án 'treo' nhiều năm

Đề nghị giải quyết dứt điểm các dự án 'treo' nhiều năm

Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; đường Vành đai 4... được các đại biểu quan tâm về tiến độ, đồng thời đề nghị có giải pháp khắc phục hiệu quả, ngăn chặn lãng phí tài sản nhà nước, nguồn lực xã hội.

Sự kiện - 16/05/2024 09:08

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Đã có tới 6/7 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nguồn cung không nhiều.

Đầu tư - 16/05/2024 06:30

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội có diện tích khoảng 268 ha, với tổng mức đầu tư 35.183 tỷ đồng.

Bất động sản - 16/05/2024 06:30

Lãi suất rục rịch tăng

Lãi suất rục rịch tăng

Dù đã có khoảng 14 ngân hàng tăng lãi suất trong nửa đầu tháng 5 với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm %/năm nhưng đa số các nhận định cho rằng, mức tăng sẽ không lớn do nhu cầu tín dụng chưa đủ mạnh.

Tài chính - 16/05/2024 06:30

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng, chào bán 813 triệu cổ phiếu

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng, chào bán 813 triệu cổ phiếu

SHS đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.844,7 tỷ đồng, tăng 25,9% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng 51,3% so với năm trước, đạt 1.035,3 tỷ đồng.

Tài chính - 16/05/2024 06:30

NHNN: Doanh nghiệp dè dặt đấu thầu vàng vì lo không cạnh tranh nổi SJC

NHNN: Doanh nghiệp dè dặt đấu thầu vàng vì lo không cạnh tranh nổi SJC

NHNN cho biết, qua 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, chỉ có 3 phiên đấu thầu thành công với khối lượng 14.900 lượng vàng, chủ yếu do các tổ chức lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC. 

Tài chính - 15/05/2024 17:47

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Ngày 13/5, tại tỉnh Quảng Ngãi, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và các nhà thầu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 40 tỷ đồng.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 17:28

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

Chia sẻ tại AGM năm 2024, ông Nguyễn Chí Thành – CEO SHS đánh giá chưa nên triển khai hệ thống giao dịch mới khi chưa vận hành đồng bộ các bộ phận.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Sau khi từ nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Minh Hưng vẫn tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Viconship trên một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao, với tổng giá trị trúng thầu lên đến 1.991 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là 1.201 tỷ đồng.

Tài chính - 15/05/2024 15:28

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Ngành lương thực, thực phẩm Việt Nam đang xuất hiện nhiều cơ hội mới từ tiềm năng xuất khẩu, tham gia các FTA hỗ trợ giảm thuế, tận dụng công nghệ tối ưu chuỗi giá trị.

Thị trường - 15/05/2024 15:27