‘Vua’ cá tra Hùng Vương thiệt hại nặng vì Mỹ tăng mạnh thuế chống bán phá giá

Nhàđầutư
Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho Công ty CP Hùng Vương (Mã: HVG) tăng "sốc" từ 0 USD/kg trong kết quả sơ bộ lên tới 3,87 USD/kg.
HẢI ĐĂNG
27, Tháng 04, 2019 | 15:46

Nhàđầutư
Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho Công ty CP Hùng Vương (Mã: HVG) tăng "sốc" từ 0 USD/kg trong kết quả sơ bộ lên tới 3,87 USD/kg.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) mới đây đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017.

Theo đó, mức thuế cuối cùng này tăng cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9/2018.

Cụ thể: mức thuế cuối cùng của POR14 đối với NTSF Seafood vẫn giữ mức 1,37 USD/kg so với mức thuế sơ bộ đã công bố trước.

4 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khác là: C.P Vietnam; CL-FISH; GREEN FARMS SEAFOOD và VINH QUANG CORP bị áp mức thuế 1,37 USD/kg, tăng 0,96 cent/kg so với mức thuế sơ bộ.

Mức thuế suất toàn quốc vẫn áp dụng mức 2,39 USD/kg.

Điểm đáng chú ý trong đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá POR14, mức thuế áp dụng cho Công ty CP Hùng Vương (Mã: HVG) tăng "sốc" từ 0 USD/kg trong kết quả sơ bộ lên tới 3,87 USD/kg. Như vây, Hùng Vương là đơn vị phải chịu mức thuế cao nhất trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

ca tra 2

Mức thuế cuối cùng của POR14 tăng cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9/2018. Ảnh minh họa

Trong đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá POR13 năm ngoái, ngoại trừ Công ty CP Thủy sản Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế xuất khẩu vào Mỹ 0 đồng và Công ty CP Thủy sản Biển Đông là 0,19 USD/kg thì các doanh nghiệp khác phải chịu mức thuế cao, từ mức từ 3,87 USD/kg trở lên. Thậm chí, có những doanh nghiệp chịu thuế 7,74USD/kg.

Với mức thuế POR14 năm nay, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam không chỉ khó khăn mà gần như bị chặn cửa vào thị trường Mỹ. Khiến không ít doanh nghiệp cá tra sụp đổ hi vọng.

Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của HVG kỳ vọng POR 14 khả thi, đường vào Mỹ sẽ bền vững.

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HVG cho biết, năm tài chính 2019, HVG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 100 tỷ đồng. Cổ tức 0%. Kế hoạch kinh doanh 2019 trình đại hội thông qua là kế hoạch xây dựng trên kịch bản bất lợi nhất cho HVG trong năm 2019, HVG đã loại trừ doanh thu thị trường Mỹ ra.

Ông Dương Ngọc Minh đánh giá khả năng chắc chắn HVG sẽ được áp mức thuế 0% đến 80%, 20% không chắc chắn còn lại là do yếu tố chính trị. Tuy nhiên, ông Minh đánh giá yếu tố chính trị đang có chiều hướng thuận lợi.

HVG đánh giá nội dung này tạo điều kiện rất tốt cho HVG đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2019. Nếu POR 14 khả thi như kết quả sơ bộ, đường vào Mỹ của HVG từ năm sau sẽ bền vững, mục tiêu doanh thu 20.000 tỷ đồng vào năm 2021 là khả thi. Và khi đó, HVG sẽ tiến hành mua lại số cổ phần tại Việt Thắng (VTF) đã bán cho Vingroup trước đó (HVG và Vingroup đã có thỏa thuận về điều kiện mua lại số cổ phần nói trên trước đó).

Ông Dương Ngọc Minh cho biết thêm, nếu POR 14 thực hiện thành công với mức thuế chấp nhận được, HVG sẽ là một trong những đơn vị có lợi thế nhất tại thị trường Mỹ, kể cả khi HVG được áp mức thuế dưới 20 cent/kg. Bởi, ở thị trường Mỹ, ngoài HVG, hiện có Vĩnh Hoàn và Biển Đông, 2 đơn vị này đang được Mỹ áp mức thuế lần lượt 8 cent/kg + phần thương lượng và 19 cent/kg + phần thương lượng.

Tuy nhiên đến nay, mức thuế chính thức của đợt POR14 đã lên tới 3,87 USD/kg khiến HVG dường như mất hi vọng về doanh thu tài chính 2019 như đã đề ra trong kỳ ĐHCĐ trước đó, đặc biệt là mục tiêu mua lại cổ phần đã bán cho Vingroup. 

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong hai tháng (tháng 2 và 3/2019) giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giảm lần lượt 22,8% và 44,4%.

Theo đánh giá của Vasep, với mức thuế chống bán phá giá chính thức vừa mới công bố, dự kiến sẽ có nhiều diễn biến mới đối với xuất khẩu cá tra sang Mỹ. "Dự báo, trong quý 2/2019, xuất khẩu cá tra sang thị trường này có thể giảm tiếp", Vasep cho hay.

Không chỉ Mỹ, thị trường khác cũng gặp khó

Ngoài thị trường Mỹ, Trung Quốc và EU cũng là 2 thị trường xuất khẩu cá tra lớn của các doanh nghiệp Việt.

Hiện cá tra chiếm 9% thị phần và nằm trong nhóm 4 sản phẩm cá thịt trắng được ưa chuộng nhất tại Châu Âu.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Vasep sự cạnh tranh với các loại cá thịt trắng về giá, cũng như giải tỏa các vấn đề tiêu cực về hình ảnh, chất lượng là những thách thức cho sự trở lại của cá tra tại Châu Âu.

Tại thị trường Trung Quốc, cá tra Việt Nam cũng có nhiều rào cản lớn như: Thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá da trơn hay mới nhất là chương trình SIMP của Mỹ đã tạo nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ