Việt Nam phải tập trung công nghệ để giành lợi thế sản xuất cung ứng

Nhàđầutư
"Về lâu dài, chi phí sản xuất thấp không còn là lợi thế. Việt Nam nên thay đổi công nghệ, tập trung vào thế mạnh, đào tạo thế hệ kế cận và tăng tỉ lệ nội địa hoá cơ khí để đi đường dài" ông BT Tee, Tổng Giám đốc công ty Informa Market, phát biểu tại buổi họp báo về Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 về Cơ khí Chính xác và Sản xuất Chế tạo - MTA Vietnam 2023.
LIÊN THƯỢNG
13, Tháng 06, 2023 | 14:14

Nhàđầutư
"Về lâu dài, chi phí sản xuất thấp không còn là lợi thế. Việt Nam nên thay đổi công nghệ, tập trung vào thế mạnh, đào tạo thế hệ kế cận và tăng tỉ lệ nội địa hoá cơ khí để đi đường dài" ông BT Tee, Tổng Giám đốc công ty Informa Market, phát biểu tại buổi họp báo về Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 về Cơ khí Chính xác và Sản xuất Chế tạo - MTA Vietnam 2023.

Empty

Ông BT Tee cho rằng, hiện tại, Việt Nam cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ thế

Chi phí nhân công thấp không còn là lợi thế cạnh tranh

Theo ông BT Tee, Việt Nam cần nhìn vào tổng thể hệ thống chuỗi cung ứng công nghệ để thấy hệ thống này vô cùng phức tạp. Đó là lý do tạo nên nhu cầu về cơ khí chế tạo. Doanh nghiệp Việt trong ngành này hiện tại cần nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ. Những ông lớn công nghệ đã đổ bộ Việt Nam như Apple, Samsung... cần gì?

"Rộng hơn, tại thị trường Châu Á, chiến lược "Trung Quốc+1" khiến mạng lưới chuỗi cung ứng thay đổi, nhưng những chuyển động này chưa đủ nhanh. Ngoài ra, tại sao thị trường Thái Lan và Trung Quốc được chú trọng? Lý do đầu tiên là chi phí thấp. Đó cũng là lý do tại sao các công ty công nghệ đang hướng đến thị trường Việt Nam với câu hỏi liệu rằng thị trường trăm triệu dân ở Đông Nam Á có chi phí nguyên vật liệu và nhân công rẻ hơn không? Bên cạnh đó, là công nghệ mà thị trường này có thể mang lại", ông BT Tee nhận định và cho biết, lý do đầu tiên mà các công ty này dịch chuyển về thị trường Việt Nam chính là chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất tại thị trường Việt Nam khoảng 200 - 400 USD/tháng, trong khi đó ở Trung Quốc, chi phí này lên đến 600 USD/tháng. Đây là ưu thế của thị trường Việt Nam. Đồng thời, số lượng lao động ở Việt Nam cũng lớn để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất.

"Tuy nhiên, nếu nhìn về tương lai xa hơn, chi phí sản xuất không còn là ưu thế cạnh tranh, khi ngày càng có nhiều quốc gia sở hữu lợi thế này như Ấn Độ, Belarus... Thay vào đó, Việt Nam nên tập trung vào công nghệ, sáng tạo đổi mới, đào tạo thế hệ kế cận, nâng cao trình độ và tăng tỉ lệ sản xuất nội địa hoá ngành cơ khí chế tạo nếu thực sự muốn đi đường dài. Điều này cũng giúp Việt Nam tiết kiệm thời gian, đáp ứng nhu cầu thế giới, phát triển đồng bộ và bài bản, thu hút đầu tư nhiều hơn", ông BT Tee nhấn mạnh và cho biết, đó cũng là lý do chính khiến MTA Việt Nam lần nữa mang cuộc thi Robocon trở lại, với sự tham gia tranh tài của sinh viên 4 trường đại học là Bách Khoa, Tôn Đức Thắng, Sư Phạm Kỹ Thuật và Phân viện Đại học Giao thông Vận tải.

Đẩy mạnh nội địa hoá cơ khí chế tạo

Theo báo cáo Grand View Research 2022, quy mô thị trường máy cơ khí chính xác toàn cầu ước tính đạt 19,27 tỷ USD vào năm 2028, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 6,6% từ năm 2021 đến năm 2028. Con số này cho thấy dư địa phát triển của ngành sản xuất máy công cụ, cơ khí chính xác vô cùng rộng lớn. Trong đó, điểm sáng nhất phải kể đến cơ khí chính xác cho ngành ô tô, điện tử, năng lượng và hàng không vũ trụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Máy móc, kỹ thuật chính xác trong ngành công nghiệp ô tô dự kiến ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép cao nhất, đạt trên 7%. Sự tăng trưởng này được dẫn dắt bởi nhu cầu tiêu thụ ô tô ngày càng tăng, những tiến bộ trong thiết kế, chế tạo, vận hành, ứng dụng robot và sự ra đời của xe điện.

Trong phân khúc phi ô tô, cơ khí cho lĩnh vực điện và năng lượng được dự đoán sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép cao nhất. Sự đầu tư mạnh mẽ vào dầu khí địa phương do leo thang chính trị kéo theo nhu cầu to lớn về các loại máy khoan rút, máy tiện, máy kéo sợi cho ngành.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) được dự đoán sẽ trở thành khu vực thị trường phát triển nhanh nhất trong giai đoạn này. Thị trường này được thúc đẩy bởi xu hướng tự động hóa công nghiệp, gia công cơ khí chính xác, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô, hàng không vũ trụ và điện tử.

Không nằm ngoài xu hướng đó, tại Việt Nam, nhu cầu với các giải pháp gia công tiên tiến, tự động hoá toàn diện, tập trung cắt giảm thời gian chết trong sản xuất để thúc đẩy hiệu quả, cải thiện độ chính xác và tối ưu hóa quy trình đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nước ta có khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động. Bằng tất cả nỗ lực, ngành cơ khí Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đột phá, từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa...

Theo dự báo, quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo Việt Nam giai đoạn 2019 - 2030 ở mức khoảng 310 tỷ USD. Trong đó, giá trị máy móc, thiết bị, cấu kiện cho các công trình nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, khai thác, chế biến khoáng sản khoảng 120 tỷ USD; máy xây dựng, nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản khoảng 15 tỷ USD; các loại thiết bị tiêu chuẩn, như quạt, động cơ, thiết bị thủy lực khoảng 10 tỷ USD); giá trị cho lĩnh vực thiết bị đường sắt tốc độ cao khoảng 35 tỷ USD; đường sắt đô thị là 10 tỷ USD và công nghiệp ô tô (120 tỷ USD). Đó là thị trường "mơ ước" đủ lớn để phát triển ngành cơ khí nói chung và công nghiệp máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại nói riêng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%).

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5%, làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2023 tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 4,8% so với cùng thời điểm năm trước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ