TS. Nguyễn Trí Hiếu: Cần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Nhàđầutư
Thông tin đáng lưu ý là vẫn có tới 80% giao dịch thanh toán của người Việt là bằng tiền mặt - không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đã tới lúc cần có một giai đoạn mới trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ cần mạnh bạo và "dấn thân" hơn.
ĐÌNH VŨ
27, Tháng 08, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Thông tin đáng lưu ý là vẫn có tới 80% giao dịch thanh toán của người Việt là bằng tiền mặt - không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đã tới lúc cần có một giai đoạn mới trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ cần mạnh bạo và "dấn thân" hơn.

Đóng góp tham luận tại hội thảo Thực hiện quyết định số 2545 về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp do VCCI tổ chức, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính cho biết, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đi vào giai đoạn không thể không dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi dịch bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng - một xu thế không thể đảo ngược.

Dịch bệnh COVID-19 có thể coi là một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu, nó gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội và đang trong tình trạng chưa kiểm soát được - một cuộc khủng hoảng  lớn lao cho cả y tế và sức khoẻ con người.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, một trong những điểm tích cực mà dịch bệnh này mang lại là một cơ hội thúc đẩy chuyển đổi từ thanh toán truyền thống sang thanh toán dùng tiền mặt. Những phương thức sản xuất truyền thống bằng tiếp xúc trực tiếp, cần mặt đối mặt thì nay buộc phải thay đổi bằng công nghệ hiện đại, không tiếp xúc trực tiếp. Dường như trong cái khó lại ló cái khôn.

nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính

Chia sẻ về quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, bằng kinh nghiệm hơn 10 năm sinh sống và hoạt động tại Việt Nam, ông Hiếu cho rằng, "chúng ta đã đi một đoạn đường rất dài với mong muốn chuyển đổi nền kinh tế từ sử dụng tiền mặt là chủ yếu thành nền kinh tế phi tiền mặt. Nhưng sau hơn 10 năm triển khai, đến nay con số giao dịch dùng tiền mặt vẫn là 80%. Điều này chưa đạt được kỳ vọng đặt ra 10 năm trước đó".

"Ra khỏi nhà, tôi không đủ tự tin để chỉ cầm theo một chiếc thẻ ngân hàng, vì mọi hoạt động sinh hoạt cuộc sống thường nhật vẫn phải dùng tới tiền mặt như đổ xăng, ăn phở, hay mua bán nhỏ lẻ", ông Hiếu nói.

Theo đó, ông Hiếu cho rằng, trong giai đoạn mới cần có những quyết tâm mới, thực chất hơn, mạnh bạo và dấn thân, sẵn sàng chấp nhận rủi ro từ phía Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước.

"Tôi biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xây dựng một dự thảo trình lên Chính phủ chương trình thử nghiệm có kiểm soát thanh toán phi tiền mặt với Fintech, trong đó có P2P Lending. Và có thể Chính phủ sắp tới sẽ ban hành một chương trình thử hiện thanh toán điện tử hiện đại, có thể vào đầu năm 2021 và thời gian thử nghiệm có thể lên tới 2 năm. Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ mới ở bước thử nghiệm, còn chưa bước chân vào quy định pháp luật. Điều này là quá thận trọng", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu hy vọng một chương trình thử nghiệm có kiểm soát sẽ được ban hành sớm vào quý 4/2020 và thử nghiệm chỉ cần 1 năm để quan sát, sau đó là đưa ra những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn.

Tiếp đó, ông Hiếu cũng đề xuất cần có một chương trình quốc gia giáo dục cộng đồng về thanh toán phi tiền mặt. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam mới có 60% người dân có tài khoản ngân hàng và 80% giao dịch là tiền mặt thì một chương trình như vậy là rất quan trọng.

Lấy ví dụ về Mỹ - quốc gia hàng đầu thế giới về sự phát triển nền tài chính, ông Hiếu cho biết, cách đây 20 năm Mỹ có một chương trình có tên là "Smart Money" (đồng tiền thông minh) với các kiến thức cơ bản như tại sao phải mở tài khoản ngân hàng? tại sao cần vay ngân hàng? điều kiện để vay ngân hàng là gì?... Đó là thời điểm có khoảng 20% người Mỹ chưa có tài khoản ngân hàng.

Ông Hiếu hy vọng rằng với sức quyết liệt của Chính phủ trong thời gian tới, chậm nhất tới năm 2025, 80% dân số Việt Nam sẽ có tài khoản ngân hàng và chỉ còn 40% là giao dịch bằng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt - cần thay đổi thói quen của người Việt

Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng, chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán, như ví điện tử… đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua internet, các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300 nghìn tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.

Giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng trên 21% so với cùng kỳ 2019. Tổng số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 81,32% về số lượng và tăng 145,32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

le-anh-dung

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, bên cạnh một số thành quả đạt được trong triển khai Nghị quyết thanh toán không dùng tiền mặt nêu trên, vẫn còn một số tồn tại thách thức như cơ chế khuôn khổ chính sách, nhất là với những mô hình mới, đổi mới sáng tạo với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức phi ngân hàng đặt ra thách thức với NHNN khi vừa muốn đổi mới sáng tạo vừa phải đảm bảo quản lý nhà nước.

Cùng với đó là thói quen của người dân vẫn còn e ngại tiếp cận công nghệ, rồi các chi phí phát sinh khi giao dịch điện tử hay vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin tài khoản khi tội phạm công nghệ ngày càng có xu hướng gia tăng, hành vi và thủ đoạn mới, tinh vi hơn.

Đứng vai trò đại diện cơ quan quản lý, ông Dũng nhấn mạnh, NHNN xác định phương châm hoạt động thanh toán thời gian tới là lấy khách hàng làm trọng tâm để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sức cạnh tranh; lấy ứng dụng công nghệ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo sự phát triển bứt phá.

Thời gian tới, NHNN sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014 về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó có quy định hướng dẫn mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương thức điện tử (e-KYC), cho phép người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng mở tài khoản, tiếp cận dịch vụ thanh toán qua kênh số, không cần gặp mặt trực tiếp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ