Trời xanh trên sóng đỏ sông Hồng
Mùa xuân năm nay, tôi mới có dịp đến cửa bể Ba Lạt, nơi con sông Hồng đổ ra biển Đông. Nghĩ cũng lạ, đời người xuôi ngược, đi khắp đó đây trong nước và ngoài nước, vậy mà đến tận bây giờ tôi mới đi ra với cửa sông Hồng. Hóa ra, cái gì cứ nghĩ là gần mà lại thành xa xôi lắm.

Sông Hồng chắc chắn là thân thuộc với mọi người, ở miền Bắc, ở đồng bằng Bắc bộ, ở Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam… giống như tôi sinh ở Thái Bình thôi. Ngay từ bé tuổi, theo cha tôi lang bạt, cứ khi xe lên được phà Tân Đệ ngang con sông Hồng mênh mông, là cha tôi nói, ta đã rời quê rồi đấy con ạ. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng tôi về Hà Nội, là lại sống bên sông Hồng.
Tôi đã đến nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt ở A Mú Sung, Lào Cai, những năm còn trẻ lắm. Hồi ấy, biên giới phía Bắc đang nóng bỏng. Thời bài hát “Gửi em ở cuối sông Hồng” lính trên chốt rất hay hát. Nghe rồi, tôi nghĩ, nay mai về xuôi, sẽ tìm đến cửa sông Hồng, nhìn cuối sông ở đấy, ngắm em ở đấy, xem có đúng như mình hình dung khi nghe và hát bài hát này ở biên giới không?
Tôi cũng đã lên đến Mường Tè, Lai Châu, nơi con sông Đà chảy vào đất Việt, đã đến Thanh Thủy, Hà Giang, nơi con sông Lô chảy vào đất Việt. Sông Đà và sông Lô là hai phụ lưu, cùng với sông Thao dòng chính làm nên sông Hồng. Ba con sông này gặp nhau ở quãng ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, nơi kinh đô cổ nhất nước Việt thời các Vua Hùng, để từ đó gọi là sông Hồng. Ngoài ba dòng chính, nước của dòng sông Hồng còn nhận từ khắp các phụ lưu, rồi lại phân lưu chia ra. Tính hết cả mạng lưới, sông này bao bọc gần như khắp đồng bằng Bắc Bộ nước ta, thì có đến hơn 40 dòng chảy, mang đủ những quán từ như sông, ngòi, suối, nậm, huổi… đứng trước. Những sông Đuống, sông Gâm, sông Chảy, sông Châu, Phó Đáy… Những ngòi Thia, ngòi Hút, ngòi Lao… Những suối Ba Ta, Pa Ma, Nà Thầy… Những nậm La, nậm Ngần… Những huổi Hô, huổi Luông… Đấy đã là những địa danh quen thuộc với bao nhiêu lớp người vì đã trập trùng bước vào những trang văn đầy cảm xúc của thời kháng chiến hào hùng, gian khó.
Hát rằng, anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, là chỗ Lào Cai ấy, nhưng tên sông từ Lào Cai về tới ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, lại mang tên là sông Thao. Tính từ điểm đầu biên giới theo hướng Tây Bắc, Đông Nam đến cuối sông Hồng ra biển, dài hơn 500 cây số. Một đoạn đường tuy đi từ rừng đến biển, cũng không quá xa xôi…
Sông Hồng gắn với lịch sử hình thành và phát triển nước Việt mấy ngàn năm. Nhưng cửa Ba Lạt thì mới định hình hơn 300 năm nay, từ trận lụt lịch sử 1787, nước lũ phá tan cửa sông Ba Lạt nhỏ bé, gọi là sự kiện “Ba Lạt phá hội”, mở toang nó ra, để phế truất hai cửa cũ là cửa Lân và cửa Hà Lạn của sông Ngô Đồng, để làm nên cửa mới phóng khoáng và mênh mông hơn rất nhiều lần.
Hôm ra cửa biển, tôi ngồi bên những người bạn: Anh Tuấn, tiến sỹ kinh tế, nhà báo. Anh Hiệp, tiến sỹ, doanh nhân. Anh Huy, thiếu tướng công an. Cả mấy anh em chúng tôi đều đã trải đời, tuổi trong ngoài hoa giáp như nhau. Nhìn cửa sông mênh mông sóng đỏ, thấy mỗi một tặc lưỡi của mình là đã có khoảng 1000 mét khối nước phù sa hòa vào biển cả. Người ta đã tính, lưu lượng nước sông Hồng nơi cửa biển, cao nhất đến 30.000 m3/giây vào mùa lũ, thấp nhất thì độ 700 m3/giây vào mùa cạn. Nhìn ngược lên thượng nguồn mà tưởng tượng, ở độ cao hơn 70 mét so với nơi mình đang đứng, nước cứ cần mẫn đổ xuống, tràn qua bao nhiêu thác, bao nhiêu gềnh, bào gột đi bao nhiêu cát đá, phù sa, mấy ngàn năm mà thành đồng bằng Bắc bộ mênh mông. Cứ liên tưởng, rồi thấy, những gì mình đã làm, đã đóng góp suốt cả đời mình cho đời sống này, thật đúng là chưa đáng một phần của hạt cát mà sông Hồng mang từ nơi non cao về bồi tụ cho đồng bằng. Ngồi thưởng thức cua, mực tươi ròng vừa bắt nơi cửa sông lên, nhấp chén rượu nếp cái từ mùa màng châu thổ, mà thấy đấy là ân sủng lớn lao trời đất ban cho mình…
Sông Hồng đã trằn mình trôi qua thời gian và lịch sử. Chế Lan Viên thốt lên: “Hỡi sông Hồng, tiếng hát bốn ngàn năm/Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”. Bao người người lớp lớp kinh qua lửa máu để Văn Cao viết “Trường ca Sông Lô”, Đỗ Nhuận viết “Du kích sông Thao”? Những ngày kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm đã chỉ ra nguồn cội sức mạnh từ sự trữ tình sông Đuống “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. Còn trong thời yên ả, Nguyễn Tuân vẫn thấy sóng vỗ nơi mặt nước xanh màu ngọc bích mà thành tùy bút “Người lái đò trên sông Đà”... Đấy chỉ là những ấn tượng trong văn nghệ của sông Hồng cùng các chi lưu, phân lưu trong thời nước Việt Nam mới. Còn nhiều lắm những trang văn, trang sử, ca dao, dân ca trong quá khứ nữa…
Sông Hồng không chỉ bồi tụ nên địa lý, mà còn là ngọn nguồn những sức mạnh không dễ gì cắt nghĩa hết được của những người dân áo vải nơi xứ sở này.
***
Hôm đến cửa bể Ba Lạt, khi sải những bước chân trên thềm phù sa non còn đang ấm nóng, tôi đứng lại, nhìn lên bầu trời. Bầu trời xanh trên sóng đỏ sông Hồng đang thật hiền hòa, nhẹ bẫng những đám mây bay về xa…
Không phải lúc nào, trời trên sông Hồng cũng xanh trong, yên ả.
Bầu trời ấy ngút khói và nhoáng lửa khi Hà Nội bước vào kháng chiến chín năm chống Pháp, đoàn quân cảm tử lặng lẽ rời Thủ đô qua gầm cầu Long Biên.
Bầu trời ấy gầm rú tiếng máy bay Mỹ, Long Biên bị trúng bom sập mất mấy nhịp cắt đứt giao thông, phải nối lại qua cầu phao bắc vội.
Bầu trời ấy đầy mây đen sũng nước trong trận lụt lịch sử 1971, nước đã tràn qua mặt cầu Long Biên cao hơn Hà Nội mấy mét, đá núi chất đầy, thậm chí cả một đoàn tàu hỏa chứa đá hộc phải leo lên nằm giữa mặt cầu trì xuống để giúp sức cho nó trụ lại trước lũ dữ. Đê Cống Thôn đã phải vỡ, tiếng nổ như những chùm bom lớn kéo dài trong đêm đen, để chia bớt nước sông Hồng…
Bây giờ, bầu trời trên sông Hồng xanh lại đã mấy chục năm rồi.
Sông Hồng mấy ngàn năm chảy mãi, giờ cũng có vẻ mệt mỏi và già yếu đi. Nhìn sông Hồng đi qua Hà Nội mà nghĩ xem, có đúng thế không? Hà Nội có sông Hồng nhưng chưa mấy ai thấy thú vị vì mình đang sống ở thành phố bên sông. Chúng ta còn nợ sông Hồng món nợ rất lớn. Sông Hồng bao giờ mới trẻ lại, đẹp lên, sung sức hơn, có ích hơn cho đời bây giờ và tương lai? Không phải chưa có người đặt ra những câu hỏi này, nhưng câu trả lời thật ý nghĩa thì vẫn chưa có.
Câu trả lời ấy dứt khoát phải có trong thời hôm nay của chúng ta. Trời xanh trên sóng đỏ sông Hồng đã mấy chục năm nay vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi…
Viết nhân dịp Quốc khánh, 2/9/2019
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Trước 30/5 phải xong thủ tục xử lý hơn 1.500 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án vướng mắc, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, với những vấn đề có tính cá biệt thì phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Về thời hạn, các thủ tục để xử lý cho các dự án phải hoàn thành trước 30/5.
Sự kiện - 30/03/2025 15:53
Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau trong 2025
Thủ tướng Phạm Minh chính yêu cầu, dứt khoát tới tháng 12/2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn về Hà Nội, vào TP.HCM và tới Đất Mũi (Cà Mau).
Sự kiện - 30/03/2025 06:42
Thủ tướng: Tăng trưởng GDP quý I/2025 'xấp xỉ 7%'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay, tạo đà cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Sự kiện - 29/03/2025 23:20
Doanh nghiệp Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
Điều này được Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva công bố tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Brazil trưa 29/3 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của ông.
Sự kiện - 29/03/2025 18:33
Tổng Bí thư: Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP. Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới. Trung ương cũng có nhiều sự quan tâm, kỳ vọng với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội.
Sự kiện - 29/03/2025 12:49
Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên
TP. Hà Nội giao cho CTCP Hateco Long Biên sử dụng 4.500 m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên với mục đích sử dụng đất là thương mại dịch vụ.
Sự kiện - 29/03/2025 10:50
[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!
Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây liên tục có những phát biểu và hành động cổ vũ, động viên các công ty tư nhân tham gia sâu hơn vào nền kinh tế quốc gia.
Sự kiện - 29/03/2025 10:19
Đưa thương mại song phương Việt Nam - Brazil lên 15 tỷ USD vào năm 2030
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 29/03/2025 09:12
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
- Đọc nhiều
-
1
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
-
4
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
5
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago