Tranh luận mở rộng Luật Phòng chống tham nhũng sang khu vực tư

LÂM TOÀN
16:47 13/06/2018

Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, được Quốc hội dành cả ngày hôm nay (13/6) để thảo luận.

dai-bieu-be-minh-duc

Đại biểu Bế Minh Đức. Ảnh: QH

Một nội dung mới của dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là quy định mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước; áp dụng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng.

Dự Luật cũng sẽ điều chỉnh cả các tổ chức xã hội do Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ, thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện (bỏ quy định áp dụng đối với quỹ đầu tư như dự thảo cuối năm 2017).

Đại biểu Bế Minh Đức nêu ý kiến nhất trí với việc mở rộng phạm vi như trên, vì "phù hợp với xu thế quốc tế, với Bộ Luật Hình sự 2015 và trong thực tế nhiều khi hành vi hối lộ, nhận hối lộ xuất phát từ chính các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước".

Đại biểu Hoàng Văn Hùng cũng đồng thuận với đề xuất mở rộng này nhưng đề nghị tập trung vào các công ty đại chúng, tổ chức tài chính bởi đây là những đơn vị có sự góp vốn của nhiều cổ đông, người dân.

Tranh luận với các ý kiến ủng hộ, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói “có gì đó đang nhầm lẫn ở đây" và cho hay nhiều cử tri lo ngại là hiện chỉ với khu vực công đã rất nhiều việc, Nhà nước còn mở ra khu vực tư nữa thì "lấy người đâu mà làm?".

Đề xuất công khai thuế nhu nhập cá nhân của lãnh đạo

Nhiều đại biểu cũng đã phát biểu ý kiến vào quy định mới về xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình hợp lý về nguồn gốc.

Theo đó, trường hợp người có nghĩa vụ kê khai đã kê khai không trung thực hoặc có tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc, Chính phủ đề xuất hai phương án xử lý là đánh thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất 45%; hoặc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm.

Cả hai phương án trên đều không loại trừ việc xử lý trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản, nếu cơ quan chức năng chứng minh tài sản kê khai không trung thực, tài sản tăng thêm không giải trình một cách hợp lý đó có nguồn gốc từ hành vi phạm tội.

Đại biểu Bế Minh Đức phân tích, công chức có nhiều nguồn thu nhập chứ không chỉ đơn thuần nhận lương, trong đó có những nguồn tuy không bất hợp pháp nhưng họ chưa muốn công khai, do vậy việc kê khai không trung thực có thể xếp vào diện trốn thuế và áp thuế suất 45% là phù hợp.

Đại biểu Mùa A Vảng chung quan điểm với ông Đức trong việc đề nghị nên áp dụng phương án đánh thuế, vì nếu phạt hành chính với mức tiền bằng 45% giá trị tài sản thì sẽ sinh ra mâu thuẫn xã hội, khó xử phạt nếu không chứng minh được tài sản do phạm tội mà có.

Trong khi đó, đại biểu Trịnh Ngọc Thuý lập luận, tài sản của một người có thể phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự liên quan, không dễ để buộc chủ sở hữu phải giải trình nguồn gốc. Bà Thuý ví dụ, người mẹ đơn thân được cho tài sản để nuôi con nhưng phải cam kết không được khai người cho, trường hợp này không thể bắt người mẹ phải giải trình nguồn gốc tài sản được cho.

“Quy định mọi đối tượng sở hữu nếu không giải trình được nguồn gốc tài sản sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thu thuế là không hợp lý. Nếu áp đặt sẽ không khả thi, dễ chủ quan, tuỳ tiện và làm cản trở sự phát triển”, bà Thuý nói.

Bấm nút tranh luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng hầu hết thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức hiện đều từ lương, thưởng, trúng vé số, thừa kế tài sản lớn... Theo quy định thì các khoản thu nhập đó đều phải kê khai thuế thu nhập cá nhân và sắc thuế này được quản lý chặt chẽ, chính xác.

“Tại sao chúng ta không yêu cầu thêm điều kiện buộc là những cán bộ, công chức ở vị trí lãnh đạo, thuộc diện liên quan đến quy định của Luật phải kê khai và công khai thuế thu nhập cá nhân. Nếu biết con số cụ thể này, các cơ quan chức năng và người dân dễ dàng giám sát, theo dõi. Không lý gì thuế thu nhập cá nhân mỗi năm chỉ đóng một đến hai triệu đồng nhưng cán bộ đó mua được nhà, mua được xe”, ông Hiếu nói.

Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) cho rằng, dự thảo luật quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng tưởng chừng đã rõ ràng, nhưng lại rất thiếu tính khả thi.

Cụ thể, dự thảo nêu người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện trong cơ quan khi để xảy ra tham nhũng, kể cả khi cấp dưới vi phạm. Song, đại biểu Thuý lo ngại, với cách thức tổ chức hệ thống công vụ thiếu đi sự tương ứng giữa trách nhiệm và quyền hạn, không thể đòi người đứng đầu chịu trách nhiệm về những việc người đó không có quyền quyết định.

Nữ đại biểu này cho rằng, trách nhiệm để xảy ra tham nhũng cũng cần phải chia cho người tham mưu và trong nhiều trường hợp có cả một dây liên đới, vì thế, rất khó chỉ ra người có trách nhiệm thực sự.

“Ở cấp phòng, cán bộ tham nhũng thì trưởng phòng chịu trách nhiệm. Vậy trưởng phòng tham nhũng thì giám đốc sở có chịu trách nhiệm không? Đó là chưa nói đến cơ chế song trùng trực thuộc, vừa có thủ trưởng theo chiều ngang, vừa thủ trưởng theo chiều dọc. Giám đốc sở có 2 thủ trưởng cấp trên là Chủ tịch UBND tỉnh và bộ trưởng lĩnh vực đó. Nếu giám đốc sở tham nhũng thì vị nào trong 2 vị này phải chịu trách nhiệm?”, đại biểu Thuý đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Thuý, cơ chế tập trung quan liêu hiện nay chậm được khắc phục, nét đặc trưng của cơ chế này là quyền hạn tập trung cho cấp trên, trách nhiệm cũng đẩy hết lên cho cấp trên. Khi tham nhũng xảy ra, trách nhiệm có thể dính đến cấp rất cao nhưng việc áp đặt trách nhiệm pháp lý cho quan chức cao cấp là rất khó khăn. Điều này lại càng khó khăn hơn khi xử lý trách nhiệm chính trị hiện nay rất không rõ ràng.

“Khi Quốc hội chất vấn bê bối xảy ra trong một bộ nào đó thì vị bộ trưởng có liên quan trả lời xin nhận trách nhiệm và các vị đại biểu có vẻ như hài lòng với câu trả lời này. Nhưng hết năm này sang năm khác, vẫn không thấy vị bộ trưởng ấy chịu trách nhiệm gì cả!”, đại biểu Thuý đơn cử.

Từ dẫn chứng trên, đại biểu Thuý đề nghị phải xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu. Theo đó, trước mắt chế độ, trách nhiệm được xác lập trên cơ sở quyền hạn thực tế mà người đứng đầu đang có. Sau đó, trách nhiệm chỉ xác lập trên cơ sở hành vi mà rõ ràng nhất là hành vi kiểm tra, giám sát công chức cấp dưới, hành vi ban hành các văn bản trong lĩnh vực hành chính có khả năng tạo ra cơ hội cho nhóm lợi ích tham nhũng.

“Việc áp dụng trách nhiệm tràn lan, không căn cứ vào hành vi như dự thảo luật chỉ mang đến những kết quả ngược lại, khiến người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị che giấu tham nhũng mà thôi”, đại biểu Thuý góp ý.

(Tổng hợp)

  • Cùng chuyên mục
Hội nghị Trung ương bàn sắp xếp bộ máy, tái khởi động dự án điện hạt nhân

Hội nghị Trung ương bàn sắp xếp bộ máy, tái khởi động dự án điện hạt nhân

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể, xem xét nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền.

Sự kiện - 25/11/2024 11:04

Hà Nội công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

Hà Nội công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND TP. Hà Nội sẽ xây dựng nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông đô thị, công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý và đường chuyên dùng trên địa bàn theo quy định…

Sự kiện - 25/11/2024 07:40

Vĩnh Phúc hợp tác với nhà đầu tư chiến lược thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc hợp tác với nhà đầu tư chiến lược thúc đẩy chuyển đổi xanh

Với việc ký kết hợp tác toàn diện với Vingroup về chuyển đổi xanh, Vĩnh Phúc đang chuyển từ nhận thức sang hành động vì một tương lai phát triển bền vững…

Sự kiện - 24/11/2024 07:22

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, TP. Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.

Sự kiện - 24/11/2024 07:16

Thủ tướng: Chúng ta cứ đấu thầu nhưng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục

Thủ tướng: Chúng ta cứ đấu thầu nhưng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục

Đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng cần nhìn tổng thể giá trị mang lại, các doanh nghiệp tư nhân làm rất nhanh, mối quan hệ dân sự xử lý rất hay. Trong khi, chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục.

Sự kiện - 23/11/2024 15:47

Hà Nội: Tập đoàn Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên

Hà Nội: Tập đoàn Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội sẽ làm việc với Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) và Tập đoàn Vingroup để thảo luận, thống nhất phương án xây dựng cầu Tứ Liên.

Sự kiện - 23/11/2024 13:02

Hà Nội bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy

Hà Nội bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội điều động ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

Sự kiện - 23/11/2024 11:03

[Café Cuối tuần] Điểm nghẽn: 'Cởi' từ chính chủ thể 'buộc'

[Café Cuối tuần] Điểm nghẽn: 'Cởi' từ chính chủ thể 'buộc'

Hy vọng sau Hà Nội, chính quyền các địa phương khác cũng sớm có cơ chế "phá băng" như vậy, bởi xét cho cùng các quyết định pháp lý - thứ đang gây ra "điểm nghẽn", chính là các văn bản của các sở ngành, uỷ ban hành chính các cấp...

Sự kiện - 23/11/2024 10:01

Gần 67% doanh nghiệp ngành dược lạc quan về thị trường

Gần 67% doanh nghiệp ngành dược lạc quan về thị trường

Khảo sát triển vọng năm 2025 cho thấy gần 67% số doanh nghiệp ngành dược đặt niềm tin vào sự phát triển của thị trường, chỉ 13,4% dự đoán sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Sự kiện - 23/11/2024 07:23

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Sự kiện - 22/11/2024 17:01

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26