Tranh cãi nảy lửa xung quanh Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu

Nhàđầutư
Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu vừa được mang ra bàn thảo tại hội nghị xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ pháp lý. Dù đã sát ngày trình Quốc hội và dự kiến đi vào thực tiễn ngày 1/7/2017, nhưng vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh các quy định trong dự thảo Nghị quyết.
NGUYỄN THOAN
24, Tháng 05, 2017 | 14:33

Nhàđầutư
Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu vừa được mang ra bàn thảo tại hội nghị xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ pháp lý. Dù đã sát ngày trình Quốc hội và dự kiến đi vào thực tiễn ngày 1/7/2017, nhưng vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh các quy định trong dự thảo Nghị quyết.

vnf-ky-vong-som-thong-qua-luat-ve-xu-ly-no-xau

Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu còn nhiều tranh cãi 

Mới đây, Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu đã được đưa ra trong hội thảo về xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ pháp lý. Trình bày về những điểm chính yếu của Nghị định, ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: 3 điều kiện quan trọng nhất để xử lý nợ xấu được xác định hiện nay là: nguồn lực tài chính từ phía nhà nước; hệ thống Luật bảo vệ quyền của chủ nợ, trao quyền đủ mạnh cho các công ty xử lý nợ xấu trực thuộc các TCTD; cuối cùng là phát triển được thị trường mua bán nợ.

Xử lý nợ xấu bằng khơi thông thị trường mua bán, giao toàn quyền cho chủ nợ

Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu gồm 18 điều, trong đó cần nhấn mạnh những quy định sau: Về phạm vi điều chỉnh sẽ là xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Không có quy định cụ thể về thời gian của khoản nợ xấu được xử lý. Ông Sơn nhấn mạnh nếu chỉ xử lý nợ xấu tới một thời điểm sẽ phát sinh bất đồng, không đồng bộ trong hệ thống, ảnh hưởng tới hiệu quả, tính khả thi của Nghị quyết.

Về thị trường mua bán nợ xấu và tài sản bảo đảm, ông Sơn cho rằng muốn khơi thông thị trường mua bán nợ cần thống nhất giá bán nợ có thể thấp hoặc ao hơn giá trị mua vào, tuân theo quy luật thị trường và giải quyết được tâm lý của chủ nợ "sợ" trách nhiệm bảo toàn vốn. 

Cụ thể, điều 5 tại Nghị quyết cũng quy định: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định của pháp luật, kể cả bán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ.

Cuối cùng, ông Đoàn Thái Sơn cho biết, trao quyền giữ tài sản bảo đảm cho chủ nợ là điều kiện quan trọng nhất để hình thành Nghị quyết. Cụ thể, trong Điều 7 của Nghị quyết nêu rõ "quyền thu giữ tài sản bảo đảm", tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Nếu dự thảo Nghị định xử lý nợ xấu với đúng những tiêu chí trên nếu được thông qua sẽ được coi như bước ngoặt lớn với vấn đề xử lý cục máu đông bấy lâu nay của nền kinh tế.

Còn nhiều tranh cãi trái chiều

Tuy nhiên, chia sẻ về những quy định trong dự thảo Nghị định, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết: Nghị định về xử lý nợ xấu phải tuân thủ một số vấn đề lớn sau:

1. Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; 2. Không trái hiến pháp; 3. Nghị định chỉ giải quyết vấn đề trong một thời gian nhất định và được thông qua sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 1/7/2017; 4. Thị trường mua bán nợ phải đảm bảo tuân theo quy luật thị trường, giá bán có cao, có thấp, không nhất thiết phải tuân theo quy luật bảo toàn vốn nhà nước; 5. Không loạt trừ trách nhiệm hình sự với các tổ chức cá nhân gây ra nợ xấu trong quá trình thực hiện.

chua-thay-ai-chiu-trach-nhiem-vi-co-phan-hoa-cham1446470019

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội 

Cùng với đó quy trình xử lý tài sản bảo đảm không được trái hiến pháp, không xung đột với các luật khác. Đối với tài sản bảo đảm mà chủ tài sản đồng ý giao cho chủ nợ thì thực hiện theo hợp đồng cam kết giữa 2 bên. Còn nếu trong trường hợp chủ tài sản không đồng ý thì toà án sẽ xử theo quy trình rút gọn.

Như vậy, có thể sắp tới Nghị định về xử lý nợ xấu sẽ được đưa ra và thông qua. Tuy nhiên, nợ xấu được xử lý sẽ giới hạn ở nợ xấu phát sinh trước ngày 31/12/2016 và xử lý tài sản đảm bảo vẫn theo quy trình hoặc là chủ tài sản đồng ý cho thanh lý, còn nếu không có sự đồng thuận vẫn cần đưa lên toà án.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Phó chủ tịch HĐQT LienvietpostBank cho biết: Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng chính là tội đồ tạo ra nợ xấu. Tuy nhiên, ai cũng biết 2 đồng dư nợ ngân hàng tạo ra 1 đồng GDP. Và bản thân ngân hàng đòi nợ xấu cũng là đòi cho những người gửi tiền. Vì vậy, nếu Nghị định được thông qua, nhưng vẫn giữ những quan điểm được ông Kiên đưa ra sẽ gây thất vọng lớn cho nhiều người.

Bởi, nếu giới hạn thời gian xử lý nợ xấu chỉ là các khoản nợ trước tháng 12/2016 thì chưa hợp lý. Nợ xấu đi kèm với hoạt động ngân hàng, đến hàng trăm năm sau vẫn có nợ xấu, nên chúng ta cần luật hoá Nghị quyết này để nó có tính xuyên suốt, dài lâu, chứ không phải giới hạn nó.

Cùng với đó, cũng không nên để nước đôi kiểu chủ tài sản đồng ý thì thi hành, không thì đưa lên toà án. Bởi sẽ không có chủ tài sản bảo đảm nào đồng ý hợp tác để xử lý tài sản của họ. Như vậy, phải làm theo phương án 2, lại đưa lên toà án, như vậy là không có gì thay đổi mà giống hiện nay, ngân hàng lại từ chủ nợ thành con nợ, tiếp tục đứng cho vay còn quỳ đòi nợ.

Chia sẻ băn khoăn về Nghị quyết, một Đại biểu Quốc hội cũng nêu vấn đề: Nếu nghị định được thông qua, sắp tới một khoản nợ xấu mua 100 đồng, có thể được bán với giá 10 đồng, vậy 90 đồng còn lại là lỗ thì ai sẽ chịu? 

Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại số phận của Nghị định xử lý nợ xấu vẫn chưa thật rõ ràng. Hoặc là nó sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp các TCTD xử lý nợ xấu, hứa hẹn tạo lập một thị trường mua bán nợ sôi động theo dự thảo Chính phủ trình lên Quốc hội. Hoặc là sẽ được thông qua theo hướng sửa đổi, giảm bớt quyền của chủ nợ và giới hạn thời gian những khoản nợ xấu được xử lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ