Thị trường chứng khoán Việt Nam: Không ngại trước ‘giông tố’ toàn cầu

Nhàđầutư
Phóng viên Nhadautu.vn đã có những trao đổi với ông Lê Anh Minh – Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS).
HÓA KHOA
26, Tháng 06, 2018 | 13:12

Nhàđầutư
Phóng viên Nhadautu.vn đã có những trao đổi với ông Lê Anh Minh – Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS).

nhadautu - ttck vietnam khong ngai truoc giong to toan cau

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Không ngại trước ‘giông tố’ toàn cầu

Tuần giao dịch thứ ba của tháng 6 (18/6-22/6) và hai phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến TTCK ‘gặp’ quá nhiều thông tin tiêu cực. Ngay trong phiên giao dịch sáng 26/6, nỗi lo về hành động cứng rắn của Tổng thống Trump đã làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu và khiến chỉ số Dow Jones giảm 328 điểm và lần đầu đóng cửa dưới đường trung bình 200 ngày kể từ tháng 6/2016.

Sự lo ngại đó tiếp tục kéo dài sang phiên giao dịch sáng nay của thị trường châu Á. Các chỉ số như Nikkei, HIS, Shanghai Composite, Kospi, ASX 200 đồng loạt giảm điểm trong phiên sáng 26/6.

nhadautu - Le Anh Minh

Ông Lê Anh Minh – Giám đốc Phân tích Công ty chứng khoán VPBS

Vậy đâu sẽ là động lực tăng trưởng cho TTCK Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Lê Anh Minh – Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)

Trong quý II/2018, các ngành quan trọng vẫn có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt là nhóm Ngân hàng. Sau 6 tháng, nhóm Ngân hàng được dự báo đạt 60-70% kế hoạch năm. Đây là mức tăng trưởng tốt và là điểm cộng cho thị trường trong thời gian tới.

Về vấn đề GDP quý II/2018 có thể không tăng trưởng bằng quý I/2018, cần phải nhìn nhận thực tế là GDP quý I năm nay tăng trưởng mạnh do GDP quý I năm ngoái tăng trưởng quá thấp. Tuy nhiên, tôi dự báo GDP quý II sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 7%, có thể không cao so với quý I/2018, nhưng là mức tăng trưởng mơ ước với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Lạm phát trong tầm kiểm soát tốt (tăng trung bình 3,01% trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái) và mức độ trượt giá đồng VND so với USD ở mức ổn định (0,5% so với mức đầu năm).

Nhìn tổng thể, đây là xu thế tăng tốt trong thời gian tới.

FED, chiến tranh thương mại toàn cầu liệu có là các yếu tố đáng lo ngại?

Ông Lê Anh Minh:

Một số quỹ đã chốt lãi từ cổ phiếu để chuyển một lượng tiền về nước, nhưng không phải tất cả. Một số dòng tiền chuyển sang trái phiếu và bất động sản. Tất nhiên, nhà đầu tư có thể lo ngại việc FED tăng lãi suất dẫn đến xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi.

Tuy vậy, dòng tiền ròng rút khỏi Việt Nam không đáng kể so với các quốc gia khác.

Việt Nam có lẽ sẽ không quá lo ngại bởi vấn đề chiến tranh thương mại toàn cầu. Lý do thứ nhất, Việt Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Trung Quốc, thấp nhất Đông Nam Á.

Việc Hoa Kỳ đánh thuế thương mại lên đến 200 tỷ USD với sản phẩm của Trung Quốc không ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam, thậm chí có thể khiến chúng ta hưởng lợi trong trung hạn, khi các công ty sản xuất thiết bị, máy móc, bằng cách đa dạng hóa rủi ro, sẽ sang Việt Nam để sản xuất sản phẩm xuất sang Mỹ.

Nhận định về thị trường trong tuần giao dịch này, ông Minh đánh giá, thị trường có thể đang hồi phục về mặt kỹ thuật. Nguyên nhân có thể đến từ dòng tiền chốt NAV và các dòng tiền từ các quỹ mới làm lực đỡ cho thị trường.

Ông Minh khuyến nghị nhà đầu tư cần theo dõi thị trường trong hết tuần này, phòng trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài quay sang bán ròng cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng 26/6, VN-Index giảm 1,36%, tương đương 13,52 điểm, còn 977 điểm. Thanh khoản phiên sáng đạt gần 82 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 1.681 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ