Thế chiến công nghệ đang diễn ra

DU LAM
04:43 13/07/2020

Các quốc gia và doanh nghiệp toàn cầu bị cuốn vào trận chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, buộc họ phải lựa chọn một phe để sống sót.

the-chien-cong-nghe-dang-dien-ra-2

TikTok, nạn nhân mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.

TikTok chính là nạn nhân mới nhất của cuộc chiến này. Ứng dụng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc nhưng do một CEO người Mỹ điều hành. Cú đấm đầu tiên mà TikTok hứng chịu là vào tháng trước khi Ấn Độ quyết định cấm cửa sau cuộc đụng độ với Trung Quốc tại biên giới khiến ít nhất 20 binh sỹ thiệt mạng. Tiếp đó, nhà chức trách Mỹ dọa làm điều tương tự vì có thể đe dọa an ninh quốc gia. Một tuần sóng gió khép lại bằng thông báo rút khỏi Hồng Kông của TikTok vì luật an ninh vừa được Trung Quốc thông qua.

Dipayan Ghosch, đồng Giám đốc Dự án Dân chủ và Nền tảng số tại trường Harvard Kennedy, cho rằng ngày càng khó trở thành một nền tảng công nghệ toàn cầu đích thực.

Cuộc chiến hiện tại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy rõ vấn đề ấy. Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, từ trí tuệ nhân tạo, 5G cho đến công nghệ khác. Dù hai nước đều có quan hệ kinh tế lâu năm, căng thẳng gần đây về an ninh quốc gia đã buộc chính phủ và doanh nghiệp phải tính toán lại.

Xung đột còn can thiệp tới quan hệ của hai nước với các cường quốc khác. Chẳng hạn, Anh đang xem lại quyết định cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt mới nhất, cấm các công ty khác cung cấp chip cho Huawei.

Michael Witt, một Giáo sư chuyên về Kinh doanh quốc tế tại trường INSEAD, chia sẻ: "Ấn tượng của tôi là các hãng công nghệ đang bắt đầu thấm thía tương lai sẽ kém toàn cầu hóa hơn nhiều. Họ thực sự đang trong tình thế nan giải".

Đối đầu gay gắt

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và Trung Quốc giữ quan điểm trái chiều về công nghệ. Nếu IBM và Microsoft dẫn dắt tiến bộ công nghệ tại Mỹ những năm 1980, Trung Quốc lại đặt nền móng của Great Firewall – cơ chế kiểm duyệt khổng lồ đánh sập các nội dung phổ biến trên Internet tại các nước khác. Trung Quốc tạo ra một môi trường Internet khép kín, có kiểm soát và được một số nước học tập, chẳng hạn Nga.

Trung Quốc đầu tư bạo tay hơn cho công nghệ trong vài năm gần đây nhờ chương trình tham vọng "Made in China 2025" nhằm giảm lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Nước này chi hàng tỷ USD trong các lĩnh vực như liên lạc không dây, microchip, robotic. Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 306 tỷ USD chipset, chiếm 15% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước.

Mỹ đáp trả bằng cách kìm hãm tiến bộ của Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ Mỹ. Quan chức Trung Quốc liên tục bác bỏ và tranh luận bất kỳ bí mật công nghệ nào được trao là một phần trong giao dịch được sự đồng ý của đôi bên. Mỹ còn áp lệnh trừng phạt lên các doanh nghiệp nổi bật của Trung Quốc và từng bước hạn chế Bắc Kinh tiếp cận thị trường chứng khoán.

Khi Washington leo thang căng thẳng với Bắc Kinh, hợp tác công nghệ toàn cầu dường như dần biến mất. Ian Bremmer và Cliff Kupchan, Chủ tịch Tập đoàn Eurasia, viết trong một báo cáo hồi đầu năm nay rằng Bắc Kinh kết luận chắc chắn xảy ra sự tách rời. Báo cáo chỉ ra Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc phá vỡ sự lệ thuộc vào công nghệ Mỹ như thế nào.

"Trung Quốc sẽ mở rộng nỗ lực tái định hình kiến trúc tài chính, thương mại, công nghệ để thúc đẩy tốt hơn lợi ích của họ trong thế giới đang bị phân đôi", báo cáo viết.

"Bức tường Berlin ảo"

Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất xấu đi cũng là lúc mọi thế lực khác trên toàn cầu cùng với các công ty công nghệ chịu tác động nặng nề. Các chuyên gia của Eurasia nhận định "bức tường Berlin ảo" sẽ buộc quốc gia phải chọn phe để theo. Theo đó, một số đồng minh truyền thống của Mỹ như Đài Loan và Hàn Quốc có thể nghiêng về phía Trung Quốc vì họ đang cung ứng bán dẫn để Trung Quốc dựa vào đó cạnh tranh với đối thủ.

"Cả Mỹ và Trung Quốc thể hiện họ sẵn sàng vũ khí hóa chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu", chuyên gia Eurasia bổ sung.

Theo Samm Sacks, chuyên gia nghiên cứu an ninh mạng và quan hệ Hoa – Mỹ, căng thẳng toàn cầu cũng khiến các nước nhìn nhận doanh nghiệp công nghệ như một thực thể quốc gia, không phải thực thể toàn cầu. Điều này hoàn toàn khác so với một thập kỷ trước.

Huawei chính là ví dụ nổi bật nhất. Hơn 1 năm qua, Washington gây sức ép buộc các đồng minh loại Huawei khỏi việc cung ứng thiết bị viễn thông 5G. Chiến dịch bước đầu có kết quả tại châu Âu: nhà chức trách Anh tuần trước cho biết lệnh trừng phạt của Mỹ có xu hướng ảnh hưởng tới khả năng cung ứng 5G của Huawei, còn Reuters đưa tin nhà mạng lớn nhất Italy đã loại Huawei khỏi cuộc đấu thầu thiết bị 5G.

Tiến bộ công nghệ tại các khu vực khác trên thế giới cũng gợi ý đang xuất hiện diễn biến khác ngoài cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Chẳng hạn, Ấn Độ đang thúc đẩy tăng trưởng của các ngành công nghiệp trong nước và tận hưởng bùng nổ Internet. Khi New Delhi cấm TikTok và 58 ứng dụng Trung Quốc khác, nhiều ứng dụng bản địa đã nhanh chóng lấp chỗ trống.

Trốn tránh hay phân cấp

Đối với các hãng công nghệ đang bối rối không biết đi theo hướng nào, không có lựa chọn dễ dàng.

Giáo sư Witt cho rằng doanh nghiệp phải lựa chọn từ bỏ một phần thế giới hay phân cấp quản lý tới mức một công ty về cơ bản bao gồm 2 hoặc nhiều hơn 2 thực thể.

TikTok đang nghiêng về phương án hai. Dù thuộc sở hữu của ByteDance Trung Quốc, nó phải chấp nhận vạch ranh giới với công ty mẹ. Tháng 5, TikTok tuyển cựu Giám đốc Disney Kevin Meyer về làm CEO và liên tục nhắc lại trung tâm dữ liệu của mình được đặt bên ngoài Trung Quốc, nơi dữ liệu không phải là đối tượng chịu quản lý của luật pháp trong nước.

Công ty thậm chí còn tính toán bước đi khốc liệt hơn. Theo Thời báo Phố Wall, ByteDance cân nhắc thiết lập trụ sở cho TikTok ở nước khác hoặc lập ra ban quản trị mới để tách biệt với Trung Quốc. Người phát ngôn TikTok xác nhận với CNN về việc ByteDance đang xem xét thay đổi cấu trúc doanh nghiệp.

Theo Giáo sư Gosch, mối quan hệ gần gũi với chính phủ Trung Quốc là nguyên nhân khiến Huawei bị ghẻ lạnh tại nhiều nước như vậy. Ông cho rằng TikTok đã nhìn thấy điều đó và muốn làm khác với Huawei.

Song, những nỗ lực đó dường như chưa đủ. Nhà lập pháp Mỹ chĩa mũi dùi vào TikTok vài tuần gần đây. Dù công ty khẳng định không đe dọa tới an ninh quốc gia, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vẫn nhắc tới các lo ngại này.

Với Giáo sư Witt, TikTok đã quá trễ. Ánh sáng từ sự thu hút của công chúng đã chiếu lên họ một cách rực rỡ. Ông không nghĩ rằng TikTok sẽ có kết cục tốt đẹp.

(Theo VietNamnet)

  • Cùng chuyên mục
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.

Công nghệ - 27/03/2025 16:47

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen

Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen

Hướng tới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, Viện Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Dầu khí Việt Nam.

Công nghệ - 19/03/2025 07:24

Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore

Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu Lý Quang Diệu lần thứ 12 khu vực Việt Nam thu hút gần 300 lượt tham dự từ các nhà khởi nghiệp, sinh viên và đại diện các đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.

Công nghệ - 08/03/2025 16:36

Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông

Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông

Việc triển khai các giải pháp 5G tiên tiến của Viettel High Tech không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về dung lượng mạng và tốc độ truyền dữ liệu cao mà còn đặt nền móng cho các ứng dụng đột phá tại Trung Đông

Công nghệ - 07/03/2025 07:23

Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa

Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa

Sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa do Viettel Digital và InsureMO phát triển dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025, hướng tới cung cấp các giải pháp bảo hiểm tùy chỉnh theo nhu cầu thực tế của từng khách hàng.

Công nghệ - 05/03/2025 21:04

Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Theo các chuyên gia, thông qua ứng dụng công nghệ số, chính quyền và doanh nghiệp có thể quy hoạch, quản lý các khu vực kinh tế đêm một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm cho du khách.

Công nghệ - 05/03/2025 09:14

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động

Với 22 sản phẩm do Viettel nghiên cứu phát triển thuộc các nhóm hạ tầng 5G, nền tảng số và các ứng dụng số. đây là số lượng sản phẩm lớn nhất trong 8 lần Viettel tham gia MWC

Công nghệ - 04/03/2025 06:00

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng

Bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động thị trường hiệu quả trước các mối đe dọa mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO)

Công nghệ - 20/02/2025 10:25

Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk

Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk

Tỷ phú Elon Musk đã đưa ra đề nghị mua lại OpenAI trị giá 97,4 tỷ USD, đánh dấu một bước leo thang trong mối quan hệ căng thẳng giữa ông và CEO OpenAI Sam Altman.

Công nghệ - 13/02/2025 10:53

Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?

Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?

Đằng sau thành công của công ty AI Trung Quốc khiến cả thế giới chấn động là câu chuyện định hình lại cuộc đua công nghệ.

Công nghệ - 08/02/2025 10:34

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dao động từ 5,5 – 8,5 triệu USD/MegaWatt, thấp nhì khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ hơn lãnh thổ Đào Loan).

Công nghệ - 06/02/2025 08:10

'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025

'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025

DeepSeek R1, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi DeepSeek, startup công nghệ 1 năm tuổi của Trung Quốc. Ứng dụng này đang gây bão khắp các diễn đàn công nghệ, mạng xã hội với hơn 2 triệu lượt tải sau ngày 27/1/2025.

Công nghệ - 28/01/2025 18:55

Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam

Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam

Mạng xã hội Du lịch Ẩm thực Việt Nam sẽ cung cấp nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp và điểm đến du lịch, giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.

Công nghệ - 19/01/2025 13:53