Phát triển nhiệt điện than công nghệ sạch: Ðể không còn là 'thách thức'

HOÀNG LY
07:10 09/11/2018

Phát triển nhiệt điện than công nghệ sạch là một phần quan trọng trong chính sách năng lượng của nhiều quốc gia. Do chi phí nhiên liệu đầu vào thấp, công suất lớn, các nhà máy nhiệt điện than đã giải quyết được “bài toán” an ninh năng lượng cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.

nhiet-dien-than-cong-nghe-sach

Manjung 4- Nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á

Công nghệ sạch - xu hướng của thế giới

Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU... từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, nhiệt điện than đã được đầu tư, phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện. Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, sản lượng nhiệt điện than chiếm trên 60% tổng sản lượng điện toàn cầu. Đến nay, mặc dù tỷ trọng nhiệt điện than thế giới đã giảm, nhưng sản lượng vẫn chiếm khoảng 35%- 40%.

Tại các nước châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh qua từng năm, nhiệt điện than đang chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, phát triển nhiệt điện than hiện phải đối mặt với khá nhiều thách thức, chủ yếu xung quanh vấn đề môi trường. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề công nghệ - tức là sử dụng “công nghệ sạch”, thân thiện với môi trường, nhiệt điện than hoàn toàn có thể nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng xã hội.

Năm 2017:

Nền kinh tế toàn cầu sử dụng khoảng 8 tỷ tấn than (bình quân 1,06 tấn /người)

Việt Nam sử dụng 54,6 triệu tấn (bình quân 0,575 tấn/người)

Dự báo 2035:

Mức tiêu thụ các nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu, khí, uranium) của thế giới: 17,455 tỷ TOE (tấn dầu quy đổi)

Tổng công suất nhiệt điện than: 2500 GW

(Nguồn: IEA)

Tại Malaysia – quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, nhiệt điện than là một phần trong chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng mà chính phủ nước này theo đuổi. Do làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tiên tiến, Malaysia đang phát triển nhiệt điện than mà không gặp nhiều trở ngại từ cộng đồng, người dân.

Cụ thể, khu tổ hợp Manjung (thuộc công ty TNB, bang Perak – Malaysia) có 4 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất nguồn 3100 MW, cấp điện cho hơn 20% dân số của Malaysia. Trong đó, nhà máy Nhiệt điện Manjung 4 với công suất 1000 MW, được GE (đơn vị cung cấp thiết bị, tổng thầu thiết kế, thi công) bàn giao năm 2016. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á. Công nghệ này giúp Manjung 4 sản xuất điện có mức phát thải khí thấp hơn 10% so với mức khí thải trung bình thế giới, đảm bảo được các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường. Đó là kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB).

Việt Nam: Tại sao không?

Trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, cùng với nhiệt điện, năng lượng tái tạo được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển, với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn. Riêng với nhiệt điện than, đến năm 2030, tổng công suất dự kiến đạt khoảng 55.300 MW, chiếm khoảng 53,2% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống (tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than).

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trên thực tế, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng điện ở mức khoảng 10%/năm và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong điều kiện hiện nay, phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam là cần thiết. Theo các chuyên gia, nếu “từ chối ” nhiệt điện than, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ đối diện nguy cơ thiếu điện trong những năm tới, khi thủy điện đã khai thác hết tiềm năng, năng lượng tái tạo có suất đầu tư quá cao và khả năng ứng dụng vẫn còn hạn chế. “Vấn đề mấu chốt là, chúng ta hướng tới đầu tư các nhà máy nhiệt điện than công nghệ sạch, thân thiện với môi trường” - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi khẳng định.

Nhiều nhà máy nhiệt điện than hiện nay của Việt Nam - nhất là các nhà máy thuộc sở hữu của EVN, đang sử dụng công nghệ hiện đại không thua kém các nhà máy trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Trong đó, một số nhà máy đã ứng dụng công nghệ siêu tới hạn (SC), công nghệ giảm phát thải carbon ra môi trường, tiêu biểu như: Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng… Các nhà máy nhiệt điện đầu tư từ những giai đoạn trước, cũng đang được đầu tư bổ sung hệ thống xử lý khí thải và nâng cấp dây chuyền thiết bị, giảm tác động môi trường, đồng thời nâng cao hiệu suất các tổ máy.

Nhiều chuyên gia cho rằng, EVN đã triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại cho các nhà máy nhiệt điện than. Tại Hội nghị bàn về phát triển nhiệt điện than với công nghệ hiệu suất cao, thân thiện môi trường vào tháng 3/2018 giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Năng lượng Than Nhật Bản (JCOAL), đại diện JCOAL cũng đã đánh giá cao các công nghệ mà EVN đang sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện than trực thuộc Tập đoàn. “Tuy nhiên, công nghệ đang phát triển không ngừng, từ siêu tới hạn và tiếp theo có thể là trên siêu tới hạn, cho phép các nhà máy nhiệt điện than ngày càng vận hành hợp lý hơn và sạch hơn. Theo Tiến sĩ Sacha Parneix - Tổng giám đốc Thương mại của GE’s Steam Power, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, hoàn toàn có thể phát triển nhiệt điện than “siêu sạch”.

Như vậy, những năm tiếp theo, nhiệt điện than vẫn đóng vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu. Cùng với việc phát triển năng lượng tái tạo, nhiệt điện than với công nghệ sạch là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số vấn đề đặt ra như, ứng dụng công nghệ càng tiên tiến, suất đầu tư càng cao, câu chuyện thu xếp vốn sẽ không đơn giản, trong khi dư luận nói chung vẫn còn lo ngại, “định kiến” với nhiệt điện than. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm đạt được sự đồng thuận của cộng đồng là rất cần thiết… Giải được “bài toán” này, phát triển nhiệt điện than công nghệ sạch sẽ không còn là “thách thức”.

EVN đang quản lý 12 nhà máy nhiệt điện than, trong đó:

Lọc bụi: Hầu hết đều sử dụng công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP) hiệu suất tốt, khả năng lọc cao.

Khử lưu huỳnh trong khói than: Hầu hết sử dụng công nghệ khử SOx bằng đá vôi và nước biển, đảm bảo phát thải khí SOx đáp ứng các yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện.

Xử lý khí Nox: Hầu hết áp dụng công nghệ hiện đại Low - NOx.

Tro, xỉ: Được các đơn vị kiểm định độc lập khẳng định là chất thải công nghiệp thông thường, không phải chất nguy hại.

  • Cùng chuyên mục
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.

Công nghệ - 10/06/2025 10:16

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.

Công nghệ - 12/05/2025 10:53

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.

Công nghệ - 09/05/2025 16:57

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ - 26/04/2025 17:40

CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG

CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.

Công nghệ - 25/04/2025 19:20

FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới

FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới

Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.

Công nghệ - 22/04/2025 11:51

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.

Công nghệ - 16/04/2025 18:28

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…

Công nghệ - 16/04/2025 13:01

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.

Công nghệ - 10/04/2025 13:59

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.

Công nghệ - 31/03/2025 11:53

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.

Công nghệ - 27/03/2025 16:47