10, Tháng 05, 2024 | 10:24

Petrovietnam - Sáu thập kỷ hướng về phía trước

HỒNG ANH
10:06 23/11/2021

Sáu thập kỷ qua kể từ ngày Bác Hồ đi thăm Bacu (nước Cộng hòa Azecbaigian thuộc Liên Xô cũ) đã tiên tri và đặt nền móng cho Ngành Dầu khí Việt Nam, các thế hệ người lao động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã xuất sắc hoàn thành ý nguyện của Người và đang tiếp tục hướng về phía trước.

Tim kiem dau khi tai bo bien phia Nam

Tìm kiếm dầu khí tại bờ biển phía Nam

Những bài học quý báu

Được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm; Petrovietnam trải qua các thời kỳ với mô hình hoạt động khác nhau: Tổng cục Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Đến nay, Petrovietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến công nghiệp khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp lọc hóa dầu, tồn trữ, vận chuyển, phân phối sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược kinh tế biển Việt Nam.

Petrovietnam đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và người lao động có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Petrovietnam cũng tích cực phát huy vai trò là “đầu tàu” kinh tế của đất nước, trở thành nòng cốt, là hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Nghi Sơn - Thanh Hóa...

Ngày 19/01/2006, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 41-KL/TW về Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 làm tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của Ngành Dầu khí. Theo đó, từ tháng 8/2006, Petrovietnam đã chuyển đổi thành công mô hình tổng công ty sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính trị đồng bộ trong toàn Tập đoàn, bắt đầu chặng đường phát triển rực rỡ nhất, mạnh mẽ nhất, tạo nên một nền Công nghiệp Dầu khí hoàn chỉnh của Việt Nam như ngày hôm nay.

10 năm thực hiện Kết luận 41-KL/TW của Bộ Chính trị, Petrovietnam đã đạt được những thành tích to lớn, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, khẳng định vị trí là tập đoàn kinh tế trụ cột, hàng đầu của đất nước. Petrovietnam đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu chiến lược đề ra. Tốc độ phát triển, tiềm lực về vốn, năng lực điều hành... của Petrovietnam đã được khẳng định qua thực tiễn.

Chiêm nghiệm những bài học quý báu qua 10 năm thực hiện Kết luận 41-KL/TW của Bộ Chính trị để hướng đến tương lai: Petrovietnam luôn tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật; giữ mối quan hệ chặt chẽ và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan.

Petrovietnam phát triển đúng định hướng chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và hoàn cảnh quốc tế. Đây là yếu tố quyết định để nắm bắt các cơ hội, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động dầu khí trong nước, đồng thời tích cực đầu tư, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài để phát triển bền vững.

Petrovietnam luôn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng cấp ủy và đội ngũ cán bộ làm công tác đảng các cấp ngang tầm nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu và thường trực cấp ủy.

Petrovietnam xác định tổ chức cơ sở Đảng các cấp là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên và người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng đội ngũ, giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh.

Nguồn nhân lực của Petrovietnam được đào tạo toàn diện, nhất là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, khoa học công nghệ, tay nghề. Petrovietnam có chính sách đúng đắn, cụ thể, thống nhất, ổn định, bình đẳng và gắn bó về con người. Petrovietnam xác định rõ, tập thể lãnh đạo phải có tri thức khoa học, kỹ năng quản lý, có tinh thần đoàn kết, thống nhất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục tiêu phát triển bền vững của Petrovietnam và đất nước.

Kết luận 41-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ, dầu khí là tài nguyên không tái tạo, do đó phải tổ chức khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước và tăng cường đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài.

Petrovietnam luôn coi việc xây dựng và phát triển bền vững ngành công nghiệp dầu khí có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đồng thời với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển, Petrovietnam đã thực hiện tốt vai trò của tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, tăng cường hợp tác, hỗ trợ các ngành, địa phương cùng phát triển.

Tau khao sat dia chan

Tàu khảo sát địa chấn

Hướng đến tương lai rộng mở

Ngày 23/7/2015, trong bối cảnh mới, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, với trọng tâm là: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; trong đó, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, cần phải được quan tâm chú trọng, cần phải tăng cường đầu tư phát triển không chỉ ở trong nước mà phải vươn ra nước ngoài.

Quốc hội đã thông qua Luật Dầu khí năm 1993, sau đó hai lần thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí (năm 2000 và năm 2008). Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí trong các lĩnh vực: Điều tra cơ bản; đấu thầu dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí (kể cả xử lý, thu gom, tàng trữ, vận chuyển dầu khí trong khu vực khai thác cho tới điểm giao nhận và các hoạt động dịch vụ dầu khí); thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí trong phạm vi lãnh thổ đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Nghị quyết số 41-NQ/TW đã thực sự mở ra vận hội mới cho sự phát triển của Petrovietnam, tạo động lực lớn cho Ngành Dầu khí.

Các nghị định của Chính phủ đã tạo ra khung khổ pháp lý, quy định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong các lĩnh vực: Đấu thầu dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; hợp đồng dầu khí; thực hiện hoạt động dầu khí; trữ lượng và phát triển mỏ; thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí; quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí; quy định, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thỏa thuận khác được ký kết với Petrovietnam hoặc với Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí.

Tuy nhiên, 6 năm qua cũng là thời kỳ Petrovietnam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển của ngành Dầu khí. Công nghiệp Dầu khí thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ nửa cuối năm 2014 đến nay khiến giá dầu giảm xuống mức thấp kép dài, có lúc chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn thực hiện Kết luận 41-KL/TW, thậm chí có lúc chỉ còn 1/5, cá biệt có thời điểm giá dầu xuống mức âm (-37 USD/thùng).

Tình hình Biển Đông phức tạp, chiến tranh thương mại, biến đổi khí hậu, khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của Petrovietnam. Công tác quản lý nhà nước về dầu khí, các chính sách phục vụ phát triển bền vững còn bất cập, thiếu thống nhất.

Có thể nói, sau 6 năm thực hiện, Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị còn chậm được thể chế hóa, chưa tạo ra một hệ sinh thái sản xuất kinh doanh đồng bộ, xuyên suốt cả chuỗi giá trị dầu khí… Mặc dù vậy, với tinh thần cầu thị, bản lĩnh, đoàn kết và ý chí quyết tâm, tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động dầu khí đã nỗ lực không ngừng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Kết quả, tổng doanh thu toàn Petrovietnam giai đoạn 2015-2020 đạt 3.514,6 nghìn tỉ đồng, vượt 6,5% chỉ tiêu; lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Petrovietnam đạt 244,4 nghìn tỉ đồng, vượt 6,3% chỉ tiêu kế hoạch đề ra; nộp ngân sách nhà nước đạt 614,3 nghìn tỉ đồng. Tổng tài sản của Petrovietnam không ngừng tăng, từ gần 147.000 tỉ đồng khi bắt đầu hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế năm 2006, đến ngày 30/6/2020 tăng lên 852.341 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu từ hơn 98.000 tỉ đồng tăng lên 476.663 tỉ đồng.

Trong bối cảnh khắc nghiệt do đại dịch COVID-19 và biến động thị trường, với nỗ lực cao của cả hệ thống cùng với phát huy kinh nghiệm, hiệu quả công tác quản trị, linh hoạt trong điều hành, có sự chuẩn bị và bắt nhịp tốt với thị trường, trong 10 tháng đầu năm 2021, Petrovietnam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, trước đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và công tác đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, việc duy trì và hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác là thách thức rất lớn với Petrovietnam.

Nha may xu ly khi Dinh Co

Trên tất cả các giàn khoan, dự án, công trường, cơ sở hoạt động dầu khí, cán bộ, người lao động Dầu khí chủ động, tiên phong thực hiện chiến lược vắc-xin + 5k cùng nhiều biện pháp sáng tạo, quyết liệt duy trì trạng thái bình thường, an toàn ổn định; không để đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, góp phần bình ổn thị trường; chủ động giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực, đóng góp cao cho NSNN và góp phần giữ gìn an ninh quốc gia trên biển. Kết quả khai thác dầu thô tính chung 10 tháng đạt 9,09 triệu tấn, vượt 12,4% kế hoạch.

Từ đó, Petrovietnam đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu NSNN 10 tháng đầu năm là 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, thua lỗ dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid -19, những đóng góp quan trọng của Petrovietnam thể hiện nỗ lực rất lớn của Tập đoàn, các đơn vị thành viên và gần 60.000 người lao động Dầu khí.

Năm 2021, người lao động Dầu khí tự hào hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2021) với nhiều hành động thiết thực, đồng thời kỳ vọng Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị nhanh chóng đi vào thực tế, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Ngành Dầu khí trong các giai đoạn tiếp theo.

Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng khẳng định: Nhìn lại lịch sử xây dựng và phát triển cho thấy, các thế hệ người lao động Dầu khí luôn vững vàng vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn và sóng gió, để Ngành Dầu khí có được những bước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Sức mạnh đó có được là nhờ sự đúc kết truyền thống và tinh hoa của những người đi tìm lửa.

Trong điều kiện hiện nay, cách tri ân tốt nhất với lớp người đi trước là kế thừa, phát huy truyền thống và văn hóa Dầu khí, hành động với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả”, không ngừng bồi đắp khát vọng, bản lĩnh, trí tuệ, giữ lửa nhiệt huyết trong tim, làm tròn trách nhiệm tìm dầu, phát triển chuỗi giá trị năng lượng để làm giàu cho Tổ quốc.

Đây cũng là thời kỳ Petrovietnam phải bám sát xu thế phát triển kinh tế - kỹ thuật - công nghệ của thế giới, chiến lược phát triển đất nước, chủ động thích nghi với các hiệp định thương mại tự do, hiệp định kinh tế mới; tăng cường năng lực dự báo, quản trị rủi ro; ứng phó có hiệu quả các biến động, bất định; đối diện với suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn trên Biển Đông...

Để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, việc hoàn thiện thể chế để Ngành Dầu khí tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới càng trở nên cấp thiết.

Nghị quyết số 41-NQ/TW cần được thực hiện đồng bộ với Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Người Dầu khí luôn mong muốn các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dầu khí được đồng bộ; có cơ chế, chính sách phù hợp để Petrovietnam phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, cần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực cốt lõi - thăm dò, khai thác dầu khí; chính sách thu hút đầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần có sự thay đổi theo hướng ổn định và mở hơn, khuyến khích hơn, đặc biệt trong tình hình hiện nay, để vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông vừa thu hút được vốn, công nghệ tiên tiến từ quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh của Công nghiệp Dầu khí toàn cầu hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang sửa đổi, ban hành luật dầu khí mới. Luật Dầu khí của nước ta được ban hành từ năm 1993 và đã được sửa đổi, bổ sung hai lần, song đến nay có nhiều quy định không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Luật Dầu khí hiện hành phải dẫn chiếu nhiều luật sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản dưới luật quy định chi tiết thi hành đã điều chỉnh các quy định về ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật mà Luật Dầu khí cần phải được điều chỉnh cho phù hợp. Do vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Dầu khí mới là rất cấp thiết.

Tự hào 60 năm phát triển cùng đất nước, Petrovietnam luôn hướng đến tương lai để dấn thân cống hiến và sẽ tiếp tục đồng lòng, kiên định hướng tới mục tiêu: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, phát triển Petrovietnam giữ vai trò nòng cốt, chủ lực, đầu tàu, có tiềm lực mạnh về tài chính và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí; tập trung phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, chế biến dầu khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao; bảo toàn và phát triển nguồn vốn; gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

  • Cùng chuyên mục
Công ty Lifan Việt Nam bị điều tra về sản xuất hàng giả

Công ty Lifan Việt Nam bị điều tra về sản xuất hàng giả

Với hành vi sản xuất hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng của Công ty TNHH liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra.

Pháp luật - 10/05/2024 10:11

Bình Định đấu giá tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 747 tỷ đồng

Bình Định đấu giá tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 747 tỷ đồng

Bình Định sẽ đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Tổng mức đầu tư của dự án này hơn 747 tỷ đồng.

Đầu tư - 10/05/2024 09:10

Tiềm lực chủ dự án nghĩa trang gần 4.000 tỷ đồng tại Bắc Giang

Tiềm lực chủ dự án nghĩa trang gần 4.000 tỷ đồng tại Bắc Giang

Dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng có quy mô 150ha, tổng mức đầu tư hơn 3.865 tỷ đồng, chủ đầu tư là CTCP Công viên Tâm linh Tâm Điền – Tây Yên Tử.

Tài chính - 10/05/2024 08:52

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Thông tin trên do ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung cho biết tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, chiều 9/5.

Sự kiện - 10/05/2024 08:11

Hà Nội thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm

Với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội, trước mắt Cục Thuế triển khai thí điểm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 10/05/2024 07:17

Roblox và chiến lược thu hút người chơi game mới

Roblox và chiến lược thu hút người chơi game mới

Cổ phiếu của Roblox đã giảm hơn 20% trong phiên giao dịch sớm ngày 9/3, khi gã khổng lồ trò chơi đưa ra dự báo tăng trưởng và thu nhập quý đầu tiên cho thấy chi tiêu của người chơi game đang chậm lại, theo CNN.

Đầu tư - 10/05/2024 07:10

Aramco, công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đang giúp Ả Rập Saudi thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu (P.2)

Aramco, công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đang giúp Ả Rập Saudi thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu (P.2)

Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) của Ả Rập Xê Út luôn tỏ ra khéo léo trong việc sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để thu hút các liên minh trên khắp thế giới.

Thị trường - 10/05/2024 07:00

VIID đang làm gì tại khu đô thị Bắc Sa Huỳnh gần 900 tỷ đồng? 

VIID đang làm gì tại khu đô thị Bắc Sa Huỳnh gần 900 tỷ đồng? 

Dự án Khu đô thị Bắc Sa Huỳnh do CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo tiến độ, hết quý II/2023 dự án sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho nhà đầu tư, nhưng đến nay vẫn còn "nguyên trạng". 

Đầu tư - 10/05/2024 06:45

Cổ phiếu hàng không ‘cất cánh’ cùng lợi nhuận

Cổ phiếu hàng không ‘cất cánh’ cùng lợi nhuận

Sản lượng hành khách trong lĩnh vực hàng không tiếp tục cải thiện với động lực chính từ quốc tế. Cùng với tăng giá vé máy bay, các hãng hàng không đã ghi nhận có lãi trở lại hoặc tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính - 10/05/2024 06:37

New York đứng đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

New York đứng đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

Theo một nghiên cứu mới, New York là thành phố giàu nhất thế giới, với 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú, trong khi đó Vùng Vịnh California xếp ngay phía sau, CBNC viết.

Phong cách - 10/05/2024 06:30

Khách nội địa giảm sâu, Đà Nẵng đẩy mạnh khai thác thị trường quốc tế

Khách nội địa giảm sâu, Đà Nẵng đẩy mạnh khai thác thị trường quốc tế

Khách du lịch nội địa đến với Đà Nẵng trong năm 2024 dự báo sẽ có nhiều biến động, do đó ngành du lịch thành phố này đang tìm cách khai thác thị trường khách quốc tế, đặc biệt là khách từ Đông Bắc Á (Hàn Quốc và Nhật Bản).

Thị trường - 10/05/2024 06:05

Vì sao Quảng Ninh năm thứ 7 đứng đầu xếp hạng PCI?

Vì sao Quảng Ninh năm thứ 7 đứng đầu xếp hạng PCI?

Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu Chỉ số PCI và Chỉ số PGI năm 2023 và lập kỷ lục địa phương duy nhất cả nước có năm thứ 7 liên tiếp giữ vị trí Quán quân PCI và 11 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước.

Sự kiện - 09/05/2024 16:45

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Quảng Ngãi hiện có khoảng 70.000 công nhân, lao động đang làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng đến nay địa phương này vẫn chưa có một dự án nhà ở xã hội nào dành cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Đầu tư - 09/05/2024 15:52

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Sau nhiều năm tập trung phát triển thị trường trong nước, VPBank lên kế hoạch "xuất ngoại" nhằm tận dụng mối quan hệ thắt chặt với đối tác chiến lược SMBC, từng bước khai thác nhóm khách hàng doanh nghiệp MNC (tập đoàn đa quốc gia) và FDI từ thị trường trong nước tới quốc tế, làm giàu hệ sinh thái VPBank.

Ngân hàng - 09/05/2024 15:51

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Từ 15h ngày 9/5, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON 92 giảm 1.290 đồng/lít, còn xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít...

Thị trường - 09/05/2024 15:29

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý các địa phương đồng bằng sông Hồng việc xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch…

Sự kiện - 09/05/2024 15:28