Oxfarm: Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về chỉ số giảm bất bình đẳng

Nhàđầutư
Theo báo cáo toàn cầu về Chỉ số cam kết giảm bất bình đẳng 2020 được Oxfarm công bố hôm 8/10, Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 77 toàn cầu về cam kết giảm bất bình đẳng, dựa trên các chính sách về dịch vụ công, thuế và lao động.
HOÀNG AN
09, Tháng 10, 2020 | 11:59

Nhàđầutư
Theo báo cáo toàn cầu về Chỉ số cam kết giảm bất bình đẳng 2020 được Oxfarm công bố hôm 8/10, Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 77 toàn cầu về cam kết giảm bất bình đẳng, dựa trên các chính sách về dịch vụ công, thuế và lao động.

Theo báo cáo của Oxfarm, Việt Nam được đánh giá cao vì những thành công trong ứng phó với đại dịch COVID-19, từ việc nhanh chóng triển khai những biện pháp ngăn chặn, xét nghiệm, truy vết và cách ly, cũng như truyền thông đại chúng.

Việt Nam cũng đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng đói nghèo và bất bình đẳng, thông qua việc triển khai gói cứu trợ trị giá 2,7 tỷ USD cho 20 triệu người dễ bị tổn thương, và chi trả một khoản trợ cấp trị giá 1,8 triệu đồng/tháng cho người lao động bị tạm hoãn hợp đồng.

Những tiến bộ trong thời gian gần đây về các lĩnh vực chính sách hướng tới giảm bất bình đẳng cũng rất ấn tượng. Xét tương quan trong với thế giới và khu vực. "Việt Nam đang làm tốt hơn về chi tiêu cho y tế và an sinh xã hội, hiệu suất thu thuế cao, và thúc đẩy các quyền của phụ nữ trong lao động", báo cáo của Oxfarm viết.

Tuy nhiên, phân tích trong báo cáo cũng chỉ ra sự cần thiết phải củng cố các chính sách lấy con người làm trung tâm nhằm giảm bất bình đẳng. Do vậy, Oxfam khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cân nhắc các giải pháp chính sách về dịch vụ công, thuế và lao động, ví dụ như: tăng thuế luỹ tiến như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm ưu đãi thuế doanh nghiệp; tăng chi tiêu cho các dịch vụ công cho giáo dục, y tế và an sinh xã hội;tăng lương cơ bản lên mức lương đủ sống, tiến tới bao phủ và tiếp cận bảo trợ xã hội toàn dân, đặc biệt là cho lao động phi chính thức và dễ bị tổn thương; thông qua các luật cho phép thành lập các tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, phù hợp với các công ước của ILO; tạo môi trường thể chế với các chính sách công công bằng hơn, tăng cường sự tham gia và phản hồi của người dân và xã hội dân sự; đồng thời giám sát và giảm bất bình đẳng song song với quá trình giảm nghèo.

BBD Getty

Minh họa của Corbis

Vẫn theo báo cáo của Oxfarm, Hoa Kỳ đứng cuối danh sách các nước giàu trong khối G7 và xếp sau 17 quốc gia thu nhập thấp như Sierra Leone và Liberia về luật lao động do các chính sách chống công đoàn và mức lương tối thiểu của Mỹ rất thấp. Chính quyền của ông Trump chỉ đưa ra một gói cứu trợ tạm thời cho những đối tượng lao động dễ bị tổn thương, là gói kích thích tháng Tư, sau khi đã cắt giảm thuế vĩnh viễn, làm lợi rất lớn cho các tập đoàn và người giàu ở Mỹ vào năm 2017.

Các phát hiện của chỉ số này làm tăng thêm mối lo ngại lớn hơn của Oxfam về đại dịch tấn công khi mà hệ thống chăm sóc sức khỏe không bao phủ được hàng triệu người nghèo, đặc biệt là cộng đồng người da đen và Latinh -với chỉ 1/10 hộ gia đình người da đen có bảo hiểm y tế so với 7/10 hộ gia đình da trắng.

Nigeria, Bahrain và Ấn Độ, ba quốc gia hiện đang có tốc độ lây lan COVID-19 nhanh nhất, nằm trong số những quốc gia phản ứng kém nhất trong việc giải quyết bất bình đẳng. Ngân sách dành cho y tế của Ấn Độ (tính theo tỷ lệ phần trăm trong tổng ngân sách) thấp thứ tư trên thế giới và trong đó, chỉ một nửa dân số được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất. Dù các chính sách về quyền lao động đã bị chỉ trích là tệ hại, một số chính quyền bang ở Ấn Độ vẫn tận dụng dịch COVID-19 như một cái cớ để tăng giờ làm việc từ 8 lên 12 giờ một ngày và tạm hoãn quy định tiền lương tối thiểu, làm tổn hại tới sinh kế của hàng triệu người lao động nghèo hiện đang chiến đấu với nạn đói.

Kenya, quốc gia được xếp hạng cao (thứ chín) về các chính sách thuế lũy tiến, đã ứng phó với cuộc khủng hoảng bằng việc cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp lớn và giàu có, và đầu tư không đáng kể cho các biện pháp y tế và bảo trợ xã hội. Gần hai triệu người Kenya đã mất việc làm và hàng chục nghìn người sống trong các khu ổ chuột của Nairobi và khu vực nông thôn hầu như không nhận được sự trợ giúp nào từ chính phủ và đang phải vật lộn để kiếm ăn.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Bangladesh, quốc gia chỉ đứng ở vị trí 113 trong bảng xếp hạng, đã vượt lên bằng cách chi 11 triệu USD tiền hỗ trợ cho các nhân viên y tế tuyến đầu, hầu hết trong số họ là phụ nữ. Cả Myanmar và Bangladesh đều đã bổ sung hơn 20 triệu người vào các chương trình bảo trợ xã hội của họ.

Trong khi một số quốc gia đang có những bước đi tích cực trước đại dịch COVID-19 ― Hàn Quốc đã tăng mức lương tối thiểu, Botswana, Costa Rica và Thái Lan đã tăng chi tiêu cho y tế và New Zealand tung ra ngân sách 'phúc lợi' để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em nghèo và bất bình đẳng, thì nhiều quốc gia chỉ đạt được bước tiến nhỏ trong cuộc chiến chống bất bình đẳng và một số quốc gia thậm chí còn đang đi thụt lùi.

Thậm chí nhiều quốc gia nằm trong tốp đầu bảng xếp hạng, như Đức, Đan Mạch, Na Uy và Anh, vẫn chưa giữ đúng cam kết của mình nhằm thực thi các chính sách giảm bất bình đẳng như đánh thuế lũy tiến trong nhiều thập kỷ....

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ