Ông Trump muốn phá hủy 'kim bài miễn tử' của Facebook, Google
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bàn bạc về số phận của Điều luật 230, tấm “kim bài miễn tử” của các hãng Internet như Facebook, Google.
Tổng thống Trump đã gặp 9 Chưởng lý của Đảng Cộng hòa vào ngày 23/9 để bàn bạc về Điều 230, sau khi Bộ Tư pháp giới thiệu đề xuất cải cách luật này. Bộ Tư pháp cũng được cho là chuẩn bị nộp đơn kiện chống lại Google vào tuần sau. Giới phê bình tố cáo Google vi phạm luật chống độc quyền khi lạm dụng vị trí trên ngành quảng cáo trực tuyến và hệ điều hành di động cũng như ưu tiên việc kinh doanh riêng trên công cụ tìm kiếm.
Cuộc bàn bạc xoay quanh chủ đề làm thế nào để tận dụng các quyền pháp lý cấp liên bang, nhằm làm suy yếu Điều 230 thuộc Đạo luật chuẩn mực truyền thông Mỹ. Điều 230 bảo vệ các công ty Internet khỏi trách nhiệm trước các nội dung do người dùng đăng tải.
Sau cuộc họp, ông Trump trả lời phóng viên rằng, có thể đưa ra kết luận trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, không rõ kết luận mà ông muốn nói đến là gì. Ông cho biết thêm, chính quyền sẽ theo dõi hoạt động của các nền tảng công nghệ trước khi cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11 diễn ra. Ông tố một nhóm nhỏ các hãng công nghệ quyền lực đã tăng cường kiểm soát thương mại và truyền thông tại Mỹ trong vài năm gần đây.

Tổng thống Trump cầm trên tay tờ New York Post trước khi ký sắc lệnh hành pháp mạng xã hội hồi tháng 5. Ảnh: AP
Sáng ngày 23/9, Bộ Tư pháp giới thiệu dự thảo sửa đổi Điều 230. Đầu năm nay, ông Trump ra lệnh truy quét các gã khổng lồ Internet sau khi Twitter dán nhãn cảnh báo lên một số tweet của ông vì gây nhầm lẫn về hình thức bỏ phiếu qua thư. Dự thảo cần được Quốc hội thông qua và sớm nhất phải đến năm 2021 mới có thể áp dụng.
Dự thảo nhấn mạnh khi công ty Internet “cố ý phát tán nội dung phi pháp hay điều tiết nội dung một cách sai trái, Điều 230 sẽ không bảo vệ các công ty khỏi hậu quả của những hành động của họ”. Bộ Tư pháp đề xuất hàng loạt cải cách nhằm bảo đảm các công ty Internet minh bạch về quyết định của mình khi xóa nội dung và khi nào họ nên bị chịu trách nhiệm trước phát ngôn mà họ chỉnh sửa. Bộ cũng sửa lại định nghĩa của Điều 230 bằng ngôn ngữ cụ thể hơn, để hướng dẫn người dùng và tòa án.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói, chính phủ đang thúc giục ‘Quốc hội thực hiện cải cách cần thiết cho Điều 230 và bắt đầu buộc các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm, cả khi họ kiểm duyệt ngôn luận bất hợp pháp và khi họ cố tình tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm nghiêm trọng trên mạng”.
Ngược lại, Hiệp hội Internet – tổ chức đại diện cho các công ty Internet lớn như Facebook, Amazon, Google – tranh luận đề xuất của Bộ Tư pháp sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng biểu đạt bản thân và trải nghiệm trực tuyến an toàn của mọi người. Luật sư Elizabeth Banker của hiệp hội cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào nhằm xóa bỏ thông tin sai sự thật, thao túng nền tảng hay bắt nạt qua mạng cũng sẽ dẫn đến kiện tụng theo đề xuất mới.
Điều 230 bảo vệ Facebook, Google như thế nào?
Mục đích chính của Điều 230 là bảo vệ chủ sở hữu bất kỳ “dịch vụ máy tính tương tác” nào trước trách nhiệm của những gì bên thứ ba đăng tải. Ý tưởng là nó sẽ khuyến khích hình thành các loại dịch vụ và truyền thông mới tại buổi bình minh Internet.
Điều 230 có hiệu lực từ năm 1996, nằm trong Đạo luật chuẩn mực truyền thông. Phần lớn bộ luật bị tòa án phán quyết là vi hiến về quyền tự do ngôn luận, song Điều 230 vẫn được duy trì. Trong thực tiễn, đây là lá chắn của mọi website, dịch vụ lưu trữ nội dung, chẳng hạn mục bình luận dưới các bài báo, mạng xã hội, kênh video. Họ sẽ không bị kiện vì nội dung của người dùng.
Khi biên soạn luật, chủ sở hữu website lo ngại họ có thể bị kiện nếu kiểm soát những gì xuất hiện trên website, vì vậy luật có thêm điều khoản chỉ rõ, miễn là website hành động một cách trung thực, họ có thể xóa nội dung phản cảm hoặc có vấn đề. Người dùng đăng nội dung phi pháp sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa án.
Ngành công nghệ từ lâu xem Điều 230 là biện pháp bảo vệ quan trọng dù nó ngày càng vướng tranh cãi, do quyền lực của các hãng Internet lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Vì sao Điều 230 lại ra đời? Trong những ngày đầu của kỷ nguyên Internet, xuất hiện một số vụ kiện đáng chú ý, trong đó các công ty cố gắng đàn áp làn sóng chỉ trích bằng cách kiện chủ nhân các nền tảng. Chẳng hạn, hãng môi giới Stratton Oakmont đã đâm đơn kiện dịch vụ trực tuyến Prodigy. Tòa án buộc Prodigy phải chịu trách nhiệm trước bình luận phỉ báng của một người dùng vì họ là người kiểm duyệt nội dung.
Ngành Internet lo lắng hàng loạt dịch vụ mới sẽ không thể hoạt động nếu phải chịu trách nhiệm như vậy. Cuối cùng, Quốc hội đồng ý đưa Điều 230 vào Đạo luật chuẩn mực truyền thông.
Tổng thống Trump và nhiều người khác cho rằng, Điều 230 đã trao cho các công ty Internet hàng đầu tấm khiên bảo vệ quá lớn và giúp họ thoát khỏi trách nhiệm từ những việc mình làm. Ông Trump tố cáo bản thân là mục tiêu bị kiểm duyệt của các trang mạng xã hội.
Điều 230 thường bị hiểu sai là phải yêu cầu các công ty giữ quan điểm trung lập chính trị. Tuy nhiên, nó chỉ có mục đích duy trì quyền tự do ngôn luận của người dùng.
Ông Trump không thể thay đổi Điều 230 mà chỉ Quốc hội mới có quyền hạn này. Tuy nhiên, vào tháng 5, ông ký sắc lệnh hành pháp mạng xã hội sau vụ “gắn cờ” của Twitter và khẳng định sẽ giới thiệu luật hủy bỏ hoặc làm suy yếu Điều 230.
(Theo Vietnamnet/Reuters)
- Cùng chuyên mục
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.
Công nghệ - 29/04/2025 10:21
Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI
TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ - 26/04/2025 17:40
CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.
Công nghệ - 25/04/2025 19:20
FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới
Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.
Công nghệ - 22/04/2025 11:51
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea
Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.
Công nghệ - 10/04/2025 13:59
Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.
Công nghệ - 31/03/2025 11:53
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen
Hướng tới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, Viện Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Dầu khí Việt Nam.
Công nghệ - 19/03/2025 07:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago