Nông dân khốn khổ vì trồng cây mắc ca không có trái, nguyên nhân do đâu?

Nhàđầutư
Nông dân Tây Nguyên đầu tư trồng cây mắc ca rất nhiều, nhưng trồng được 5 - 6 năm mới biết cây mắc ca không có quả hoặc rất ít quả, nguyên nhân là do giống cây mắc ca kém chất lượng.
PHƯƠNG LINH
28, Tháng 09, 2020 | 18:14

Nhàđầutư
Nông dân Tây Nguyên đầu tư trồng cây mắc ca rất nhiều, nhưng trồng được 5 - 6 năm mới biết cây mắc ca không có quả hoặc rất ít quả, nguyên nhân là do giống cây mắc ca kém chất lượng.

Tại hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì; Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt được giao tổ chức thực hiện chiều 28/9, bà Vi Thị Thanh, ở Bon Rơ Sông, xã Đăk RMăng huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, trồng cà phê phản ánh rất nhiều nông dân khốn khổ vì mắc ca không có trái.

Bà Thanh cho hay, trong bối cảnh nhiều cây công nghiệp chủ lực, truyền thống của Tây Nguyên như cà phê, cao su, hồ tiêu đồng loạt mất giá thì cây mắc ca được xem là một hướng đi mới.

Theo bà Thanh, nông dân Tây Nguyên đã đầu tư trồng mắc ca rất nhiều, nhưng trồng được 5 - 6 năm mới biết cây mắc ca không có quả hoặc rất ít quả, nguyên nhân là giống cây mắc ca kém chất lượng. Điển hình là tại huyện Tuy Đức của tỉnh Đắk Nông đang có rất nhiều nông dân khốn khổ vì mắc ca không có trái.

phuc-1601281860632948714057

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời câu hỏi của nông dân. Ảnh: Dân Việt

"Vậy xin hỏi sắp tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những giải pháp gì về việc phát triển cây mắc ca?", bà Thanh đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi của bà Thanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngày mai Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị tổng kết 5 năm trồng mắc ca ở Việt Nam. Đây là dịp để xem lại việc trồng mắc ca tại Việt Nam có thành công hay không và tìm nguyên nhân cũng như giải pháp để phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

thanh-1601282645948299917265

Bà Vi Thị Thanh, ở Bon Rơ Sông, xã Đăk RMăng huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, trồng cà phê

Về cây giống không ra trái, Thủ tướng yêu cầu kiểm tra ai cung cấp giống không phù hợp khiến cho cây mắc ca không ra trái hoặc ra trái rất ít.

"Tại hội nghị ngày mai, chúng tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ tất cả các bên để tìm ra giải pháp tốt nhất phát triển cây mắc ca", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản giao Tổng cục Lâm nghiệp xin ý kiến các địa phương về dự thảo Thông tư ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính. Theo đó, 10 giống mắc ca được đưa vào danh mục, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý chặt chẽ với giống cây trồng này.

Ông Quách Đại Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp nhận định khi mắc ca được công nhận là cây lâm nghiệp, người nông dân sẽ không phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng khi trồng cây này.

Tại Việt Nam, mắc ca được trồng chủ yếu tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản ủng hộ đề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty Cổ phần Him Lam về việc thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên.

Hai đơn vị này đang hợp tác phát triển trồng mắc ca tại Việt Nam, như Him Lam đã xin 1.000 ha để ươm giống cung cấp cho nông dân, LienVietPostBank có gói 20.000 tỷ đồng cho nông dân vay trồng mắc ca.

Theo báo cáo của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, hiện đã có 11 quốc gia phát triển cây mắc ca. Năm 2019 thế giới đã phát triển được 450 ngàn ha, sản lượng ước đạt 190 ngàn tấn hạt tươi.

Đến nay đã có 23 tỉnh trồng mắc ca với diện tích khoảng 16.400 ha. Trong đó 65 ha thuộc các đề tài nghiên cứu, 480 ha thuộc dự án khuyến lâm; 7.500 ha của doanh nghiệp, 8.355 ha của dân tự trồng. Năm 2020 dự ước sản lượng thu hoạch đạt khoảng 5.300 tấn hạt tươi. Trong đó, Đắk Lắk 2.030 tấn, Lâm Đồng 1.850 tấn, Đắk Nông 780 tấn, Sơn La 220 tấn, Lai Châu 164 tấn, các tỉnh còn lại khoảng 260 tấn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24570.00 24890.00
EUR 26344.00 26450.00 27615.00
GBP 30826.00 31012.00 31964.00
HKD 3099.00 3111.00 3213.00
CHF 27409.00 27519.00 28386.00
JPY 162.55 163.20 170.88
AUD 15925.00 15989.00 16476.00
SGD 18140.00 18213.00 18757.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 17927.00 17999.00 18532.00
NZD   14838.00 15330.00
KRW   17.81 19.45
DKK   3541.00 3673.00
SEK   2340.00 2433.00
NOK   2289.00 2381.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ