Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3

Nhàđầutư
Đầu tháng 3/2023, loạt chính sách liên quan đến hoạt động kinh tế như quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản; hướng dẫn mới về quản lý tài chính đối với VCCI, tăng mức bồi dưỡng cho người lao động... sẽ chính thức có hiệu lực.
AN NHIÊN
01, Tháng 03, 2023 | 10:25

Nhàđầutư
Đầu tháng 3/2023, loạt chính sách liên quan đến hoạt động kinh tế như quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản; hướng dẫn mới về quản lý tài chính đối với VCCI, tăng mức bồi dưỡng cho người lao động... sẽ chính thức có hiệu lực.

Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chip

Từ 1/3, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Gộ chiếu gắn chip có chứa thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký của người cấp. Đây là bước cải tiến mới tạo thuận lợi cho công dân, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh.

Ngoài chứa các thông tin được viết trên giấy như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch... của công dân, thì mẫu hộ chiếu mới còn lưu trữ những thông tin sinh trắc học của con người (vân tay, mống mắt, khuôn mặt, nhóm máu...).

Về hình thức của hộ chiếu gắn chip, Bộ Công an cho hay mẫu này cơ bản giống với hộ chiếu không gắn chíp điện tử. Cụ thể, 2 loại hộ chiếu đều có bìa màu xanh tím than, gần 50 trang trong hộ chiếu là những cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam.

ho-chieu-moi

Hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam. Ảnh: Chinhphu.vn.

Ngoài ra, toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Cơ quan công an khẳng định hộ chiếu không gắn chíp và hộ chiếu gắn chíp điện tử được sử dụng song hành. Khi nộp hồ sơ, mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền được lựa chọn cấp loại hộ chiếu gắn chip hoặc không gắn chip.

Những ai đã được cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử từ ngày 1/7/2022, thì tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn của hộ chiếu, không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Người lao động được tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực 1/3, quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại.

Cụ thể, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau: Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng); Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng); Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng); Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).

1

Từ ngày 1/3/2023, người lao động trong môi trường làm việc độc hại được tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật. Ảnh: Thế Anh.

Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.

Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, hiện vật bồi dưỡng không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương).

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.

Ngày 23/12/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 37/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP).

Thông tư quy định, hàng hóa được coi là có xuất xứ của một nước thành viên nếu hàng hóa đó: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó; đáp ứng các quy định trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ; được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ quy định hàng hóa có xuất xứ thuần túy. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.

Trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 27/2022/TT-NHNN ngày 31/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.

2

Trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại Thông tư 53/2018/TT-NHNN được sửa đổi tại Thông tư 27/2022/TT-NHNN. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trong đó, Thông tư 27/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 53/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Theo đó, trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định tại Thông tư 53/2018/TT-NHNN được sửa đổi tại Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng lập 01 bộ hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng phi ngân hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh có văn bản gửi tổ chức tín dụng phi ngân hàng chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải nêu rõ lý do.

Trường hợp thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh do thay đổi địa giới hành chính (không thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh), tổ chức tín dụng phi ngân hàng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh. Văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải gửi kèm các tài liệu chứng minh về việc thay đổi địa chỉ nêu trên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh có văn bản gửi tổ chức tín dụng phi ngân hàng xác nhận việc thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/3/2023.

7 vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực khoa học - công nghệ tại địa phương.

Thông tư 20/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) có hiệu lực từ ngày 15/3/2023, quy định Danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực KH-CN tại chính quyền địa phương.

Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực KH-CN tại địa phương bao gồm: Quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu KH-CN; Thẩm định, giám định công nghệ dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ; Hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân; Hoạt động sở hữu trí tuệ; Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Thẩm định, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH-CN; Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH-CN; Thẩm định hồ sơ thành lập tổ chức KH-CN; Cấp giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH-CN; Hợp tác, trao đổi KH-CN có yếu tố nước ngoài.

Quy định mới về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/1/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/3/2023.

Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định rõ về tiếp nhận tiền công đức, tài trợ. Theo đó, mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

Đối với quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo: Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng: Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân: Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường từ 6-61 triệu đồng.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 07/2023/TT-BTC ngày 2/2/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

2

Thông tư số 07/2023/TT-BTC ngày 2/2/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định sẽ có hiệu lực từ ngày 20/3/2023. Ảnh: Thành ủy TP.HCM.

Theo đó, người nộp phí là các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức thu phí thẩm định theo quy định tại Thông tư này.

Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2023.

Hướng dẫn mới về quản lý tài chính đối với VCCI.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BTC ngày 8/2/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 133/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thông tư số 10/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về "Thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước" (Điều 20) như sau:

Việc thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với VCCI thực hiện theo hình thức rút dự toán, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi. Mã đơn vị quan hệ ngân sách cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc VCCI và Ủy ban chuyên trách quan hệ với Đài Loan (UBĐL) theo quy định tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cơ quan VCCI tại Hà Nội, các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc VCCI và UBĐL thực hiện thủ tục mở tài khoản, đăng ký mẫu dấu chữ ký tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 18/2020/TT-BTC.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/3/2023.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ