Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10
Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi...
Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi
Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội; trong đó, quy định cụ thể 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội.Theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP, công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
Công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định rõ 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội:
Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.
Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thỏa thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nghị định quy định cụ thể về dịch vụ công tác xã hội. Đây là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2024.
Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở
Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở (sau đây gọi là nhà, đất) giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác với mục đích: Cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất); Tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.Nghị định yêu cầu việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải đảm bảo hiệu quả, giải quyết nhu cầu về nhà, đất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Việc giao nhà, đất cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà quản lý, khai thác được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà; tổ chức, cá nhân thuê nhà; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí nhà, đất sử dụng tạm thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định.
Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, việc cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất) của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà được thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ các trường hợp thực hiện theo phương thức niêm yết giá.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2024.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công
Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Trong đó, Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.
Theo quy định mới, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định trên được thực hiện như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Nghị định số 114/2024/NĐ-CP quy định căn cứ phạm vi dự toán ngân sách được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại Chương VI Nghị định này.
Việc mua sắm tài sản quy định trên không bao gồm mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nghị định số 114/2024/NĐ-CP cũng bổ sung thêm Điều 3a quy định mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi Điều 4 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2024. Các Điều 96, 97, 98 và 99 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Người có chức vụ thuộc 15 lĩnh vực TT&TT không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức
Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BTTTT quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/10/2024.
Thông tư này quy định danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã (doanh nghiệp, hợp tác xã) trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
Thông tư này áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi chức vụ thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo Thông tư quy định, các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT mà người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý bao gồm:
1. Báo chí; 2. Xuất bản, in và phát hành; 3. Phát thanh, truyền hình; 4. Thông tin điện tử; 5. Thông tin đối ngoại; 6. Thông tin cơ sở; 7. Bưu chính; 8. Viễn thông; 9. Tần số vô tuyến điện; 10. Công nghiệp công nghệ thông tin; 11. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; 12. An toàn thông tin mạng; 13. Giao dịch điện tử; 14. Quản lý doanh nghiệp nhà nước do Bộ TT&TT làm đại diện chủ sở hữu; 15. Chương trình, đề án, dự án thuộc các lĩnh vực, nhiệm vụ được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14 nêu trên do người thôi giữ chức vụ, quyền hạn khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
Thời hạn không được thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây có trách nhiệm quản lý
Đối với người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực thuộc danh mục quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 nêu trên là đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực thuộc danh mục quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 nêu trên là đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đối với lĩnh vực quy định tại khoản 15 nêu trên là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
Quy định đánh số, gắn biển số nhà tại khu vực đô thị, nông thôn
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng; có hiệu lực thi hành kể từ 15/10/2024. Trong đó quy định rõ cách đánh số nhà tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn.
Theo đó, Thông tư quy định, đánh số nhà mặt đường, phố được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8...).Trường hợp một nhà có cửa mở ra hai đường, phố khác nhau thì nhà đó được đánh số theo đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn; nếu các đường, phố có mặt cắt ngang tương đương thì đánh số nhà theo đường, phố có cửa chính vào nhà hoặc đánh số theo đường, phố đã được đánh số liên tục.Chiều đánh số nhà mặt đường, phố thực hiện theo quy định sau đây: Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Trường hợp đường, phố đặc thù không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này thì chiều đánh số nhà do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định (ví dụ: đường, phố dạng hướng tâm thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ trung tâm thành phố, tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn hướng ra phía ngoài trung tâm).
Các đường, phố đã được đánh số nhà trước khi Thông tư này có hiệu lực thì giữ nguyên chiều đánh số nhà.
Đối với đường, phố chưa có nhà xây liên tục (còn đất trống), UBND cấp huyện căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng trên tuyến đường, phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đánh số nhà và đảm bảo có số nhà dự phòng đối với nhà, công trình cho tuyến đường, phố đó; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng về tuyến đường, phố thì UBND cấp huyện quyết định tổ chức thực hiện đánh số và gắn biển số nhà để đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực.
Trường hợp phát sinh nhà chưa được đánh số nằm giữa hai nhà đã được đánh số liên tục trên đường, phố thì các nhà mới phát sinh được lựa chọn đánh số theo một trong 02 cách sau:
Đánh số bằng tên ghép của số nhà nhỏ hơn và chữ cái in hoa tiếng Việt (A, B, C,...), bắt đầu từ chữ A (ví dụ: số nhà phát sinh giữa hai nhà số 20 và số 22 thì đánh số 20A, 20B, 20C, …);
Đánh số bằng tên ghép của số nhà nhỏ hơn và dấu gạch ngang và số tự nhiên, bắt đầu từ số 1 (ví dụ: số nhà phát sinh giữa hai nhà số 20 và số 22 thì đánh số 20-1, 20-2, 20-3,…, 20-24, 20-25,….,22).
Đối với đoạn đường, phố mới xây dựng kéo dài phía cuối của đường, phố thì thực hiện đánh số nhà tiếp theo số nhà cuối cùng đã đánh của đường, phố đó theo quy định của Thông tư này.
Đánh số nhà trong ngõ được thực hiện theo quy định sau đây: Trường hợp ngõ chưa có tên riêng: tên ngõ được đặt tên theo số nhà mặt đường, phố nằm kề ngay trước đầu ngõ (có số nhà nhỏ hơn).
Chiều đánh số nhà trong ngõ: trường hợp ngõ nối thông giữa hai đường, phố và đã đặt tên thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ.
Trường hợp ngõ nối thông giữa hai đường, phố và chưa được đặt tên thì chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn đến cuối ngõ.
Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ.
Đánh số nhà trong ngách được thực hiện theo quy định sau đây: Trường hợp ngách chưa có tên riêng: tên ngách được đặt tên theo số nhà mặt ngõ nằm kề ngay trước đầu ngách (có số nhà nhỏ hơn);
Chiều đánh số nhà trong ngách: trường hợp ngách nối thông giữa hai ngõ và đã đặt tên thì lấy chiều từ nhà đầu ngách sát với ngõ mà ngách mang tên đến cuối ngách; trường hợp ngách nối thông giữa hai đường và chưa được đặt tên thì chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngách sát với đường có mặt cắt ngang lớn hơn đến cuối ngách. Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách.
Trường hợp nhà trong ngõ, ngách có tính chất đặc thù thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đánh số.
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BCT ngày 15/8/2024 quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp, cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Thông tư này quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến quản lý, đầu tư và hoạt động của cụm công nghiệp.
Theo Thông tư quy định, đối tượng thực hiện chế độ báo cáo là Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Sở Công Thương); ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng (đầu năm) được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/6 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.
Định kỳ trước ngày 20/6 và trước ngày 20/12 hằng năm, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp trong 6 tháng và cả năm gửi cơ quan thống kê cấp huyện, đồng thời gửi ủy ban nhân dân cấp huyện.
Định kỳ trước ngày 20/6 và trước ngày 20/12 hằng năm, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trong 6 tháng và cả năm gửi cơ quan thống kê cấp huyện, đồng thời gửi ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công Thương.
Định kỳ trước ngày 25/6 và trước ngày 25/12 hằng năm, ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo tình hình cụm công nghiệp trên địa bàn trong 6 tháng và cả năm gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Công Thương.
Định kỳ trước ngày 30/6 và trước ngày 31/12 hằng năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong 6 tháng và cả năm gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương (Cục Công Thương địa phương).
Thông tư nêu rõ báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức như gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia, thư điện tử hoặc phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước đã được xây dựng và vận hành thì Sở Công Thương gửi báo cáo định kỳ tới Bộ Công Thương (Cục Công Thương địa phương) thông qua cập nhật dữ liệu, gửi báo cáo tại Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước.
Bên cạnh đó, Thông tư số 14/2024/TT-BCT cũng quy định về việc xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước. Theo đó, Cục Công Thương địa phương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước.
Sở Công Thương có trách nhiệm cập nhật dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Thông tư số 14/2024/TT-BCT cũng ban hành quy định một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại Phụ lục II kèm theo, bao gồm văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Quyết định thành lập/mở rộng cụm công nghiệp; Quyết định ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và Quy chế kèm theo; Quyết định ban hành Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp và Quy chế kèm theo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/10/2024.
Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BXD ngày 30/8/2024 sửa đổi, bổ sung một số định mức xây dựng tại Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Thông tư 09/2024/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số định mức xây dựng đã ban hành tại Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, bao gồm định mức dự toán xây dựng công trình; định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ; định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng; định mức sử dụng vật liệu xây dựng; định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, Thông tư 09/2024/TT-BXD cũng quy định rõ việc chuyển tiếp áp dụng định mức xây dựng sửa đổi, bổ sung ban hành tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 44 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2024.
- Cùng chuyên mục
Công thức 1-3-7 và 3-3 trong xử lý công việc của TP.HCM có gì đặc biệt?
UBND TP.HCM yêu cầu thực hiện công thức 1-3-7 trong giải quyết xử lý hồ sơ tồn đọng: Tiếp nhận, phân công cán bộ thực hiện trong 1 ngày; phối hợp xử lý 3 ngày; thời hạn hoàn thành mỗi công việc không quá 7 ngày. Đối với các Tổ công tác áp dụng công thức 3-3: Giải quyết sự việc họp không quá 3 lần; mỗi lần họp không cách nhau quá 3 tuần.
Sự kiện - 02/01/2025 17:27
Đà Nẵng hợp nhất 10 sở, thành lập Trung tâm Báo chí - Truyền hình
Đà Nẵng hợp nhất 10 sở theo định hướng sắp xếp của bộ, ngành Trung ương; đồng thời thành lập Trung tâm Báo chí - Truyền hình.
Sự kiện - 02/01/2025 17:16
Trung tâm tài chính giúp TP.HCM thu hút nhiều vốn FDI hơn
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ là động lực mới để TP.HCM tăng tốc phát triển, bứt phá trong thời gian tới; góp phần tạo nên sự tăng trưởng cho thành phố.
Sự kiện - 02/01/2025 16:59
Ông Uông Việt Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
Website chính thức của Cục Hàng không Việt Nam vừa cập nhật danh sách lãnh đạo Cục với sự thay đổi ở chức danh Cục trưởng.
Sự kiện - 02/01/2025 13:52
Chính phủ quy định thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ đầu tư
Theo Nghị định 182/2024/NĐ-CP vừa được ban hành, Quỹ hỗ trợ đầu tư hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và có nhiệm vụ chi hỗ trợ doanh nghiệp.
Sự kiện - 02/01/2025 07:26
Hà Tĩnh ra mắt các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập
Đón chào năm 2025, Hà Tĩnh đánh dấu một bước thay đổi lớn về bộ máy hành chính mới cấp huyện, xã sau khi sáp nhập.
Sự kiện - 01/01/2025 22:57
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được của năm 2024 củng cố nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2025, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2025, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
Sự kiện - 01/01/2025 09:31
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Việt Nam cần đảm bảo minh bạch và chắc chắn về chính sách để thu hút FDI'
Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề đã giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự kiện - 01/01/2025 08:00
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Sự kiện - 01/01/2025 06:00
Mức lương ưu đãi cho nhân tài thế nào?
Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm chuyên viên cao cấp thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày tuyển dụng.
Sự kiện - 01/01/2025 05:41
Cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng chính sách như thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Sự kiện - 31/12/2024 22:50
Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế tài chính, huy động nguồn lực cho phát triển
Với quan điểm thể chế là đột phá của đột phá, thể chế là nguồn lực, động lực phát triển, Thủ tưởng yêu cầu ngành Tài chính tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, chứng khoán, trái phiếu... để huy động nguồn lực cho phát triển…
Sự kiện - 31/12/2024 21:41
8 chính sách vượt trội với cán bộ khi tinh gọn bộ máy
Chính phủ quy định 8 chính sách vượt trội dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Sự kiện - 31/12/2024 21:32
Năm 2026, Bộ Tài chính sẽ giảm hơn 3.300 biên chế
Năm 2024, Bộ Tài chính đã giảm 679 biên chế so với năm 2023. Con số này trong năm 2026 sẽ là 3.342 biên chế so với biên chế được giao năm 2022, giảm 5% biên chế công chức so với năm 2022.
Sự kiện - 31/12/2024 18:22
10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2024
Tổng Thư ký Quốc hội vừa công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm 2024 của Quốc hội.
Sự kiện - 31/12/2024 18:20
10 sự kiện, vấn đề nội bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Năm 2024, Hà Nội đã thu hút vốn FDI đạt trên 2 tỷ USD, tiếp tục khẳng định Thủ đô là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Sự kiện - 31/12/2024 18:17
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 4 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago