Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2020

Nhàđầutư
Chính thức tăng lương tối thiểu vùng; cấm hoàn toàn lái xe sau khi uống rượu, bia; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ; nhiều vi phạm về đất đai bị phạt đến 1 tỷ đồng; cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân khách hàng,...là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2020.
HỒNG NGUYỄN
01, Tháng 01, 2020 | 06:00

Nhàđầutư
Chính thức tăng lương tối thiểu vùng; cấm hoàn toàn lái xe sau khi uống rượu, bia; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ; nhiều vi phạm về đất đai bị phạt đến 1 tỷ đồng; cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân khách hàng,...là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2020.

collage_photocat

Từ tháng 1/2020, hàng loạt các chính sách pháp luật chính thức có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng

Có hiệu lực từ 1/1/2020, Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019 của Chính phủ  quy định về mức lương tối thiểu vùng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ được điều chỉnh tăng, cụ thể:

Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng

Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng

Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng

Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng.

Theo Nghị định của Chính phủ, khi mức lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đang có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng; những người làm công việc đã qua đào tạo, học nghề có mức lương dưới 7% mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lương.

Về phía doanh nghiệp, ngoài việc điều chỉnh lương cho các trường hợp người lao động nêu trên, doanh nghiệp còn phải điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định.

Nhiều vi phạm về đất đai bị phạt đến 1 tỷ đồng

Nghị định 91/2019/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP hiện hành.

Theo Nghị định này, tăng hàng loạt mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai, nổi bật phải kể đến mức phạt các vi phạm sau:

Phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (tăng 100 lần so với mức phạt trước đây);

Phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở (tăng 10 mức phạt so với trước đây)

Phạt đến 20 triệu đồng với cá nhân và 40 triệu đồng với tổ chức nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có Sổ đỏ (tăng 04 lần mức phạt so với trước đây)

Phạt đến 5 triệu đồng với cá nhân và 10 triệu đồng với tổ chức nếu không sang tên Sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tăng 2 lần mức phạt so với trước đây)

Phạt đến 10 triệu đồng với cá nhân và 20 triệu đồng với tổ chức nếu bỏ hoang đất mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (Mức phạt này trước đây chưa hề được quy định).

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 5/1/2020.

Cấm hoàn toàn lái xe sau khi uống rượu, bia

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 cũng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Trong đó, một loạt các hành vi bị nghiêm cấm như: Cấm người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông; Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Cấm bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi… Và đặc biệt, cấm cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ…

Ngoài ra, cũng theo quy định của Luật này, không được uống rượu, bia ở nơi công cộng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi của trẻ em…

Từ ngày 1/1/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ như các nhà hàng, quán nhậu… trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học…      

Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ

Luật Chăn nuôi năm 2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Rất nhiều quy định mới liên quan đến đối xử nhân đạo với vật nuôi cũng được thể hiện tại Luật này.

Cụ thể: Các cơ sở giết mổ phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ. Trong quá trình giết mổ, phải hạn chế sự sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi…

Đối với người chăn nuôi, phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh, đặc biệt không được đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Riêng với việc chăn nuôi chó, mèo, Luật yêu cầu chủ nuôi phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo. Trong trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y. 

Mỗi m2 tương ứng với một phiếu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư

Thông tư 06 năm 2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi các Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Thông tư này quy định, quyền biểu quyết sẽ được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ căn hộ trong nhà chung cư theo nguyên tắc: 1m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 1 phiếu biểu quyết.

Hiện nay, vấn đề này được quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BXD với nguyên tắc mỗi căn hộ tương ứng với 1 phiếu biểu quyết.

Đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là căn hộ thì mỗi phần diện tích sàn xây dựng tương đương với diện tích sàn xây dựng của căn hộ lớn nhất theo thiết kế được phê duyệt tại nhà chung cư đó có một phiếu biểu quyết.

Cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân khách hàng

Mới đây, Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được ban hành. Một trong những nội dung mới nổi bật tại Thông tư này đó là quy định tại khoản 7 Điều 1.

Thông tư 18 siết chặt hơn các quy định đối với công ty tài chính trong việc thúc giục đòi nợ khách hàng.

Theo đó, ngoài việc yêu cầu các công ty này không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng; không nhắc nợ trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ như trước đây, thì Thông tư này còn bổ sung một số yêu cầu mới, gồm:

Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ như người thân của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Chỉ được nhắc nợ đối với khách hàng tối đa 5 lần/ngày;

Trong hợp đồng cho vay tiêu dùng phải có thỏa thuận về hình thức nhắc nợ và thời gian nhắc nợ;

Phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thông tư 18 cũng bổ sung quy định liên quan đến dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng. Cụ thể: Trong quá trình cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng, công ty tài chính phải giải thích trung thực các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ (trước đây, chỉ cần giải thích khi khách hàng yêu cầu).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ