Nhiều khó khăn cần tháo gỡ để ngành hàng không phục hồi vị thế
Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, ngành hàng không Việt Nam đã có sự hồi phục đáng kể nhờ vào các chính sách của Chính phủ và sự hỗ trợ của toàn xã hội.
Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia, phải mất ít nhất 2 đến 3 năm nữa các hãng hàng không mới có được lợi nhuận như thời điểm trước đại dịch. Tiến trình phục hồi và phát triển của hàng không vẫn còn nhiều thách thức, nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
Nhiều chính sách hỗ trợ
Trước những khó khăn đặc biệt của ngành hàng không, từ đầu năm 2022, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ ngành mở lại hoạt động khai thác nội địa (từ tháng 1/2022) và quốc tế (từ tháng 3/2022).
Ngày 30/1/2022, Nghị quyết số 11/NQ-CP được ban hành, trong đó nhấn mạnh: "Tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh".
Ngay sau đó, với sự nới lỏng các quy định về phòng, chống dịch, quy định về cách ly với du khách nhập cảnh, đặc biệt việc dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với người nhập cảnh (từ ngày 15/5/2022) đã tạo cú hích cho hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế bắt đầu hồi phục, chấm dứt giai đoạn đóng băng.
Về chính sách tài chính, trước đó, vào tháng 11/2020, Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ tín dụng 12 nghìn tỷ đồng giải cứu cho Vietnam Airlines.
Gói hỗ trợ kịp thời này phần nào giúp hãng bù đắp thanh khoản, tăng vốn chủ sở hữu của nhà nước tại Vietnam Airlines, giảm bớt khó khăn và thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các ngân hàng thương mại ưu tiên cho các hãng hàng không vay, giảm lãi suất cho vay và mạnh dạn cho vay tín chấp.
Ngoài ra, một số chính sách hỗ trợ đặc biệt khác cũng được áp dụng riêng cho ngành hàng không như: giảm phí cất hạ cánh, điều hành bay; miễn phí bảo lãnh Chính phủ; giảm thuế bảo vệ môi trường cho các hãng bay.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết quy định giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít xuống còn 2.100 đồng/lít từ ngày 1/8/2020 đến hết năm 2021.
Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay xuống mức 1.500 đồng (giảm 50%) từ ngày 1/4/2022 đến hết năm 2022.
Các chính sách trên về cơ bản đã giúp ngành hàng không Việt Nam vượt qua được thời điểm khủng hoảng nhất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn đến từ nguồn tài chính, dòng tiền cũng như sự chững lại của thị trường du lịch quốc tế. Đây là những trở ngại lớn cho ngành hàng không Việt Nam trong tiến trình phục hồi và phát triển bền vững.
Phục hồi chưa đồng đều
Theo số liệu của Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, số lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt 76,5 triệu khách, tăng 136% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng tháng 8/2022, sản lượng khách qua cảng hàng không ước đạt 11,5 triệu khách, tăng tới 473% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao cùng với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sử dụng đường hàng không tiếp tục tăng mạnh là bước tạo đà cho ngành hàng không bắt nhịp tăng trưởng.
Tuy nhiên, ngành hàng không vẫn còn bộn bề khó khăn. Theo dự đoán của các chuyên gia, phải mất ít nhất 2 đến 3 năm nữa các hãng hàng không mới có được lợi nhuận như thời điểm 2019. Sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam hiện tại nếu so với thời điểm trước dịch thì còn rất khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa.
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không nhận định: "Các hãng hàng không Việt Nam đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống, tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chủ yếu là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh, trong khi lượng khách du lịch còn rất hạn chế. Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vẫn chưa được kích hoạt, do các quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp chống dịch ở những mức độ khác nhau".
Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cũng đưa ra những phân tích cụ thể và khẳng định: thị trường hàng không Việt Nam trên đà phục hồi nhưng chưa đồng đều ở các phân khúc, biểu hiện ở việc thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn nhưng thị trường quốc tế phục hồi rất chậm. Vận chuyển hành khách trong nước năm 2022 tăng 12% so với năm 2019.
Trong khi đó, vận chuyển hàng hoá quốc tế tăng nhưng nội địa giảm. Doanh thu của ngành được đánh giá là không tương ứng do giá nhiên liệu và một số giá đầu vào tăng lên.
Trước đó, vào tháng 11/2021, Vietnam Airlines từng xây dựng kịch bản nhiên liệu bay dự kiến là 80 USD/thùng Jet A1. Tuy nhiên sang năm 2022, bình quân 6 tháng đầu năm giá nhiên liệu lên tới 116 USD/thùng Jet A1, đến tháng 7 là 165 USD/thùng Jet A1 - gấp đôi dự kiến. Nguyên nhân trên dẫn tới thực trạng các hãng hàng không vẫn bị lỗ và tính thanh khoản không được cải thiện nhiều.
Bên cạnh đó, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh trong vận chuyển hạ tầng có sự phục hồi mạnh mẽ thì các hãng hàng không, các doanh nghiệp cung ứng vận chuyển hành khách vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Nửa đầu năm 2022, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) mặc dù đạt doanh thu thuần gần 30 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn lỗ gần 5.200 tỷ đồng.
Hiện nay, các hãng hàng không và doanh nghiệp cung ứng vận chuyển hành khách vẫn phải giải quyết những vấn đề bất lợi của dịch bệnh để lại, đặc biệt là sự mất cân đối của dòng tiền trong 2 năm khiến đóng băng các hoạt động.
Những "điểm nghẽn" cần khơi thông
Sáu tháng đầu năm 2022, những nỗ lực của Vietnam Airlines trong việc mở lại 35 đường bay quốc tế đáng ghi nhận, song vẫn còn rất hạn chế. Hai khó khăn lớn ngành hàng không Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt là vấn đề mở rộng các đường bay quốc tế và nguồn nhân lực.
Để tháo gỡ vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương thì về lâu dài, Chính phủ cần ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm định hướng mở thêm các đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm.
Chính phủ cũng cần thiết lập những quy định về cạnh tranh giá dịch vụ khi mở thêm các đường bay quốc tế mới, từ đó tạo điều kiện giúp các hãng hàng không quảng bá, phát triển thương hiệu tại thị trường quốc tế một cách hiệu quả.
Về nguồn nhân lực, từ nửa cuối năm 2021, nhân lực của các hãng hàng không Việt Nam bị xáo trộn, thay đổi. Việc tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lao động theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian nhằm giảm bớt chi phí về tiền lương cũng dẫn tới việc chuyển dịch lao động sang các ngành nghề, lĩnh vực khác. Bởi vậy, các hãng hàng không hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, đặc biệt là tổ bay, nhân viên kỹ thuật.
Tiến sĩ Phạm Anh, Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, các hãng hàng không cần đặc biệt quan tâm việc duy trì ổn định về thể lực và trí lực và đặc biệt tâm lực của nhân viên.
Tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn nhân lực cần xác định vừa là giải pháp cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Trong khi đó, Giáo sư Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, các hãng hàng không Việt Nam cần chủ động có giải pháp khắc phục và thích ứng linh hoạt.
Phương án tái cơ cấu của Vietnam Airlines đã được xây dựng tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nhóm giải pháp như tái cơ cấu đội bay, tái cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn từ bên ngoài, phát hành trái phiếu; xây dựng các kịch bản khác nhau nhằm điều hành sản xuất kinh doanh.
Trước mắt, cần có những giải pháp "cứu" Vietnam Airlines khi hãng đang đối diện với nguy cơ hủy niêm yết trong năm 2022 do thua lỗ 3 năm liên tiếp và "âm" vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, các giải pháp liên quan tới điều chỉnh khung giá vé, cũng như áp dụng các công nghệ mới vào công tác điều phối và vận hành bay cũng được các chuyên gia đề cập trong các diễn đàn gần đây.
Trong thời gian tới, Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách cụ thể, đặc thù nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt về mặt tài chính của các hãng bay, cũng như cần có định hướng cho ngành hàng không Việt Nam phát triển ổn định, đồng bộ và bền vững.
(Theo Báo Nhân Dân)
- Cùng chuyên mục
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 16:19
Giá Bitcoin hướng tới ngưỡng 100.000 USD, chuyện gì đang xảy ra?
Giá Bitcoin đang hướng tới ngưỡng 100.000 USD sau khi tiếp tục tăng vào sáng thứ Năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào cách tiếp cận quản lý thân thiện của Hoa Kỳ đối với tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 21/11/2024 14:12
PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 12:29
“Kết nối di sản miền Trung” lọt Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024
Hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của Đường sắt Việt Nam được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng của sản phẩm du lịch Huế 2024
Thị trường - 21/11/2024 11:44
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh là doanh nghiêp báo cáo thường niên tốt nhất và tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 11:06
Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia
Tỉnh Quảng Nam sẽ bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, góp phần tạo việc làm...
Thị trường - 21/11/2024 08:11
Giá vàng tăng ngày thứ ba liên tiếp do căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Giá vàng tăng phiên thứ ba liên tiếp, đánh dấu mức cao nhất trong một tuần vào hôm thứ Tư, khi các nhà đầu tư tìm nơi ẩn náu an toàn trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, theo Reuters.
Thị trường - 21/11/2024 07:29
Giá Bitcoin tăng lên mức cao kỷ lục gần 95.000 USD
Giá Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục mới, sát 95.000 USD sau khi có thông tin công ty truyền thông xã hội của Donald Trump đang đàm phán để mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt, theo Reuters.
Thị trường - 21/11/2024 07:11
Doanh nghiệp chuẩn bị mùa Tết trong tâm thế thận trọng
Mùa Tết, mùa mua sắm cuối năm và cũng là cơ hội cuối để cán đích kế hoạch năm đang đến. Các doanh nghiệp đều đang tích cực chuẩn bị nhưng cũng thận trọng theo dõi diến biễn thị trường.
Thị trường - 21/11/2024 06:09
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược thu hút nguồn hàng, hãng tàu và mở rộng mạng lưới vận chuyển.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:59
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:58
EVNHANOI tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến học sinh
Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) mong muốn thông qua các buổi tuyên truyền mỗi học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực lan tỏa đến gia đình và cộng đồng về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, phòng chống cháy nổ.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:58
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:57
BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" với vị trí top đầu trong bảng xếp hạng. Giải thưởng đã khẳng định vị thế của định chế tài chính lớn nhất, một doanh nghiệp có môi trường làm việc hàng đầu tại Việt Nam.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:57
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
Vinamilk tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và dẫn đầu của ở cả khía cạnh quản trị lẫn phát triển bền vững qua các kết quả nổi bật tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024 với hơn 500 doanh nghiệp tham gia.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:56
BIM Group được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng môi trường làm việc và chăm sóc đời sống nhân viên, BIM Group tiếp tục khẳng định uy tín khi góp mặt trong danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe tổ chức.
Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:55
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago