Ngân hàng giữa dòng “đại án”
Nếu vẫn ví hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế thì qua hàng loạt đại án xẩy ra vừa qua, huyết mạch kinh tế Việt Nam đang bị tổn thương nặng nề. Và chạy chữa, không thể trị từ triệu chứng mà phải trị tự gốc.
Ngày đầu tháng 10 vừa qua, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo. Tổng Bí thư biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, VKSND và TAND TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ, tích cực, khẩn trương đưa vụ án Phạm Công Danh giai đoạn I ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.

Khi một “đại án” ngân hàng vừa xong phiên sơ thẩm thì đã có các “đại án” khác “xếp hàng” - Ảnh minh họa: Phạm Công Danh tại tòa.
Nhất là, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã khởi tố 03 vụ án hình sự, kiến nghị điều tra làm rõ 10 nhóm hành vi của những người liên quan; đã quyết định tịch thu 6.577 tỷ đồng (đạt 72% số tiền thiệt hại), là số tiền đặc biệt lớn.
Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất chủ trương đưa 06 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017, gồm:
(1) Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ Agribank;
(2) vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tổng công ty xây dựng đường thủy Việt Nam;
(3) vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh;
(4) vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin;
(5) vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cho vay lãi nặng” xảy ra tại Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (phần nội dung bị tòa phúc thẩm TAND tối cao hủy để điều tra lại về hành vi chiếm đoạt 1.085 tỷ của 05 công ty);
(6) vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Như vậy, ngay khi một “đại án” ngân hàng vừa xong phiên sơ thẩm thì đã có các “đại án” khác “xếp hàng” chờ phán quyết của Tòa. Liên tiếp trong những năm qua, các nhà băng, cả dân doanh lẫn quốc doanh lũ lượt xuất hiện trước vành móng ngựa với con số thiệt hại đo đếm bằng đơn vị trăm tỷ, nghìn tỷ đồng.
Vai trò kiểm tra, giám sát ở đâu?
Có thể nói chưa bao giờ mà niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng lại lung lay như bây giờ. Trước Phạm Công Danh là liên tiếp “bầu Kiên” - Ngân hàng ACB; Huỳnh Thị Huyền Như – Ngân hàng VietinBank; Phạm Thanh Tân, Phạm Văn Cử, Vũ Quốc Hảo, Hồ Đăng Trung – Ngân hàng Agribank…
Quá nhiều “bài học” nhưng dường như chưa “kinh nghiệm” nào được rút ra hoặc chưa kịp rút ra thì đã phát sinh “bài học” mới. Việc tìm ra ngọn ngành nguyên nhân để chấn chỉnh từ gốc là mệnh lệnh từ thực tế để bảo đảm an toàn hệ thống.
Ngày 16/9/2016, trong một Báo cáo về kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác phòng ngừa tham nhũng và tham mưu, chỉ đạo xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thuộc lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ban Nội chính Trung cho biết, thông qua kết quả xét xử các vụ án trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, sẽ tâp trung phát hiện những sơ hở trong quản lý, bất cập, vướng mắc trong cơ chế, chính sách pháp luật về ngân hàng, tín dụng.
Trên cơ sở xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan để tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
Những chữ nếu đầy tiếc nuối đã được dư luận đặt ra sau các “đại án”. Tầng tầng, lớp lớp các văn bản quy pháp pháp luật đã được ban hành để thiết lập nên hành lang pháp lý cho hoạt động động ngân hàng, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và nền kinh tế, thế nhưng dường như hiệu lực thi hành trên thực tế lại không được cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Nếu các triệu chứng được phát hiện sớm, ngăn ngừa từ đầu thì đâu đến nỗi để khối u di căn, tàn phá sức khỏe huyết mạch của nền kinh tế, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Để hàng loạt “con voi chui lọt lỗ kim” như vậy, dư luận hoàn toàn có quyền hoài nghi về sự liêm chính của các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát.
Ban Nội chính Trung cho biết, thông qua kết quả xét xử các vụ án trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, sẽ tâp trung phát hiện những sơ hở trong quản lý, bất cập, vướng mắc trong cơ chế, chính sách pháp luật về ngân hàng, tín dụng.
Ngay như vụ Phạm Công Danh. Ông Danh khai tại tòa, khi nhận thức được rõ tình trạng bê bết của ngân hàng thì đã tính tới việc “trả” đề án tái cơ cấu cho Ngân hàng Nhà nước, thế nhưng lại được “động viên” để rồi tiếp tục làm, và càng làm thì càng lún sâu vào vòng xoáy.
Kết luận thanh tra ngày 10/7/2012 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Lỗ thời điểm ông Danh bước chân vào tái cơ cấu đã là khủng khiếp thì đến thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014) còn khủng khiếp hơn nhiều lần khi vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỷ đồng!
“Vòi bạch tuộc” của nhóm lợi ích
Bên cạnh nguyên nhân giám sát lỏng lẻo, một mẫu số chung khác qua các “đại án” ngân hàng chính là bóng ma của các nhóm lợi ích.
Phạm Công Danh không chút kiến thức về ngân hàng nhưng vẫn lao vào “mua” ngân hàng, “tái cơ cấu” ngân hàng nhưng không vì ngân hàng mà vì nhóm ngó các bất động sản thế chấp. Năm 2012, ông Danh gặp Hà Văn Thắm - Chủ tịch của Ngân hàng Đại Dương lúc bấy giờ. Thắm “mai mối” cho Danh mua lại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) từ của bà Hứa Thị Phấn và nhận ngay khoản lót môi giới tay 500 tỷ đồng. Câu chuyện đổ bể mới lộ ra những “vòi bạch tuộc”.
Đến nay thì ông Danh đã lãnh án 30 năm, ông Thắm cũng đang bóc lịch chờ ngày ra vành móng ngựa còn bà Phấn cũng vừa bị khởi tố vụ án tại tòa. “Vòi bạch tuộc” có thể bị chặt đứt, nhưng chưa chắc những nhóm lợi ích phía sau không còn đó.
Ẩn họa “sở hữu chéo”, “sân sau” là vấn đề mà công cuộc tái cơ cấu ngân hàng vẫn đang phải đối mặt giải quyết. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an) từng cảnh báo về hiện tượng góp vốn sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân. Nhiều ngân hàng được sở hữu bởi rất nhiều công ty “gia đình” tạo thành mối quan hệ sở hữu chằng chịt.
Chính lợi dụng nhóm sở hữu chéo này, một số ông chủ ngân hàng cổ phần tăng vốn ảo cho ngân hàng, cho doanh nghiệp “sân sau”, “dùng mỡ nó rán nó”, rút vốn thật để thâu tóm, chiếm đoạt ngân hàng khác hoặc thâu tóm bất động sản, những ô “đất vàng”, chứng khoán, vàng… để thu lợi cho mình.
Theo tướng Thịnh, việc thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp thuận lợi, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng không khó, từ đó cũng bộc lộ những kẽ hở dễ lợi dụng. Vì vậy, cần nghiên cứu để kiến nghị bổ sung sửa đổi, đã là lãnh đạo ngân hàng thì không có doanh nghiệp “sân sau” hoặc không thể đầu tư chéo cho doanh nghiệp “sân sau”, công ty gia đình.
Đồng thời, đề nghị xem xét về điều kiện phát hành trái phiếu, doanh nghiệp nào được mua trái phiếu, việc sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu và phải có chế tài để kiểm tra, giám sát…./.
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago