Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép COVID-19 và dầu lửa
Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng dầu lửa hiện nay tuy chỉ là nhất thời, nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào kinh tế và việc làm người dân Mỹ, vốn là một trong những ưu tiên trong chương trình tái tranh cử của ông Donald Trump.

Mỹ đang là phải chịu một áp lực lớn trước cuộc khủng hoảng về dầu. Ảnh: CNBC
Thiếu đầu ra, thừa nguồn cung, khả năng cất trữ bão hòa,… thị trường dầu lửa từ nhiều tuần qua không ngừng biến động. Đỉnh điểm là vào ngày 20/04/2020, giá dầu thô WTI của Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán New York, lao dốc xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng dầu và dừng ở đỉnh giá gần -38 USD cho một thùng dầu 159 lít. Thế mạnh cường quốc dầu hỏa hàng đầu thế giới của Mỹ bị lung lay. Kế hoạch chấn hưng kinh tế sau đại dịch của nguyên thủ Mỹ cũng bị đe dọa.
"Đại phong tỏa": Đại hạn của ngành dầu hỏa
Thị trường dầu lửa thế giới và nhất là tại Mỹ giờ chẳng khác gì đang trong trạng thái trợ thở nhân tạo. Virus corona hoành hành khiến dầu thô trên thị trường liên tục rớt giá từ nhiều tháng nay: 63 USD/thùng (tháng Giêng năm 2020), rồi 35 USD/thùng (tháng Ba), 22 USD/thùng (trung tuần tháng Tư).
Nhưng có lẽ thê thảm nhất là giá dầu thô WTI (West Texas Intermediate) của Mỹ. Khởi động đầu năm 2020 ở mức 60 USD/thùng, dầu thô WTI cũng lần lượt rớt giá như đối thủ cạnh tranh Brent để rồi đến cuối ngày thứ Hai 20/04, dừng lại ở mức -37,63 USD/thùng. Điều đó có nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua để tống khứ hàng.
Vì đâu nên nỗi? Trước hết, giới chuyên gia đều có chung một nhận định: Virus corona chủng mới là thủ phạm đầu tiên. Dịch COVID-19, bùng lên từ Vũ Hán Trung Quốc, hoành hành trên khắp các châu lục đẩy thế giới vào một trạng thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại: Đại phong tỏa.
Hơn 4,4 tỷ người dân trên khắp thế giới được yêu cầu phải ở trong nhà, các hoạt động đi lại từ trên bộ, hàng không, hàng hải và sản xuất trên thế giới hầu như bị ngưng trệ nhất là tại các quốc gia phát triển, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả là mức tiêu thụ nhiên liệu giảm, nhu cầu mua dầu lửa giảm.
Ông Vincent Collen, nhà báo chuyên trách mục "Dầu hỏa" của nhật báo kinh tế Les Echos đưa ra con số ước tính: "Ở quý hai, các nhà phân tích dự báo mức cầu thế giới giảm từ 20 – 30%, thậm chí một số nhà quan sát còn cho đến 35%, nghĩa là giảm từ 20 – 30 triệu thùng/ngày so với một mức tiêu thụ lúc bình thường là 100 triệu thùng/ngày. Đây tuyệt đối là điều chưa từng thấy!".
Matxcơva – Riyad đọ sức, Washington lãnh đạn?
Tình hình càng thêm trầm trọng khi Nga và Ả Rập Xê Út lao vào cuộc chiến giá cả hồi trung tuần tháng 3/2020. Tức giận trước việc Nga từ chối cùng giảm bớt sản lượng là 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử OPEC, Ả Rập Xê Út thông báo mở thêm van dầu, tăng mức khai thác kể từ ngày 01/04, đẩy giá dầu lao dốc nhanh hơn nữa.
Vì sao Nga và Ả Rập Xê Út lại đối đầu nhau vào lúc thị trường dầu lửa đang trong giai đoạn căng thẳng? Theo các nhà quan sát, câu trả lời nằm ở phía Mỹ. Các hãng khai thác dầu khí Nga bất mãn vì phải giảm sản lượng. Họ cho rằng trong quá khứ đã giảm nhiều lần. Matxcơva chỉ trích Washington tiếp tục tăng mức sản xuất và như vậy đe dọa thị phần của Nga.
Về phía Ả Rập Xê Út, giới phân tích lấy làm ngạc nhiên về phản ứng khó hiểu của thái tử Mohammed Ben Salman. Quyết định mở van dầu có thể làm tổn hại đến Mỹ, đồng minh chiến lược của Ả Rập Xê Út tại vùng Vịnh. Nhà báo Vincent Collen nhận định như sau:
"Khi Nga sập cửa tại cuộc họp OPEC ngày 06/03, Ả Rập Xê Út đã có một thái độ cứng rắn, không chỉ không giảm sản lượng, không duy trì mức khai thác hiện có, mà còn tăng sản lượng lên từ gần 10 triệu thùng/ngày lên hơn 12 triệu thùng/ngày và như vậy, còn làm gia tăng hơn nữa hiện tượng dư thừa nguồn cung so với mức cầu".
Collen phân tích thêm: "Đúng là người ta bắt đầu thắc mắc về chiến lược này của Ả Rập Xê Út, bởi vì đồng minh chính của nước này là Hoa Kỳ. Vương quốc dầu hỏa này rất cần sự hỗ trợ về mặt quân sự của Mỹ trong vùng Vịnh để đối phó với Iran. Họ tăng mức sản xuất lên đến ngần ấy để rồi làm cho giá dầu bị giảm đến mức như vậy, và một trong những nạn nhân đầu tiên chính là ngành sản xuất dầu lửa của Mỹ".
Có một điều chắc chắn, không có gì khác, đó là những quyết định chính trị. Một số chuyên gia khẳng định là Nga cũng như Ả Rập Xê Út, bề ngoài có vẻ đang đọ sức với nhau, nhưng trên thực tế, cả hai đều có lợi về những gì đang diễn ra lúc này.
Cuộc chiến giá dầu lần này buộc Mỹ quay trở lại với bàn cờ địa-chính trị dầu lửa. Thị trường rớt giá nhanh chóng khiến tổng thống Trump lo lắng. Theo quan sát của nhà báo Collen, thông thường ông Donald Trump chỉ can thiệp vào các cuộc họp của OPEC qua mạng xã hội quen thuộc Twitter nhằm hạn chế giá dầu tăng vọt gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ.
Vậy thì lần này giá dầu thấp, tại sao tổng thống Mỹ lại nhảy vào? Nguyên thủ Mỹ cho rằng trong bối cảnh phong tỏa hiện nay, người dân Mỹ không được hưởng lợi, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ tại những bang chiến lược, bị đe dọa và có nguy cơ phá sản.
Do vậy, tổng thống Mỹ đã mời gọi Nga, Ả Rập Xê Út và các đồng minh của hai nước này, cùng họp lại để thương thảo. Cuối cùng, OPEC và Nga đã quyết định giảm bớt 10 triệu thùng/ngày trong sản lượng hiện có ngay trong tháng 05 và 06/2020. Sau đó, sẽ giảm 8 triệu thùng/ngày đến cuối 2020, rồi 6 triệu thùng/ngày từ 01/2021 đến 04/2022.
Một "thỏa thuận lịch sử" như tuyên bố của ông Donald Trump. Hay đúng hơn là một thỏa hiệp ngầm giữa ba "ông trùm" dầu hỏa lớn nhất hành tinh: Hoa Kỳ, quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới, sau đó là Nga và Ả Rập Xê Út. Chỉ riêng ba nước này đã chiếm đến 40% sản lượng thế giới.
"Thánh Trump" không cứu được WTI
Chỉ có điều tỷ lệ giảm này lại quá ít không đủ để bù đắp cho mức giảm cầu đến 30% (30 triệu thùng/ngày). Trong khi chờ đợi đến ngày bắt đầu áp dụng chính thức giảm mức sản xuất (01/5), nhu cầu tiêu thụ và mua dầu tiếp tục đà giảm, nhưng các nhà sản xuất lại không mấy hào hứng với việc khóa bớt van dầu. Hệ quả là việc dư thừa sản xuất bắt đầu dẫn đến tình trạng thiếu kho bãi cất trữ như ghi nhận của nhà báo Collen:
"Vấn đề ở chỗ việc khóa van dầu đòi hỏi nhiều thời gian. Đóng một giếng dầu không đơn giản chút nào, rất là tốn kém. Trong một số trường hợp, họ có nguy cơ làm hỏng các trang thiết bị khi buộc phải ngưng sản xuất, bất kể nguyên nhân là gì điều này có nghĩa là giếng dầu đó phải bị đóng vĩnh viễn. Điều đó giải thích vì sao rất nhiều nước sản xuất do dự giảm sản lượng.
Nhưng dẫu sao thì, việc này rồi cũng sẽ phải đến vì một lý do chính đáng đó là người ta không còn chỗ để trữ dầu nữa. Chi phí để cất trữ tăng vọt khắp nơi trên thế giới. Họ bắt đầu phải cất trữ dầu trên các 'supertanker', những loại tầu thường dùng để chở dầu. Giờ thì chúng được biến đổi thành những kho trữ dầu nổi. Tiền thuê những chiếc tầu dầu đó tăng vọt : Đầu tháng Ba, giá thuê một chiếc tầu có sức chứa 2 triệu thùng tầm khoảng 30.000 USD/ngày nay đã lên thành 150.000 USD/ngày".
Và chuyện gì đến phải đến. Cung vượt quá cầu. Hệ thống kho bãi thiếu thốn – một trong những điểm yếu của ngành dầu lửa Mỹ, không tìm được khách hàng, lượng "vàng đen" quá thừa thãi của Mỹ đành phải được bán tống bán tháo trong ngày thứ Hai 20/04, cho đợt giao hàng tháng Năm gây khủng hoảng trên thị trường dầu lửa.
Theo chuyên gia Francis Perrin, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, cuộc khủng hoảng vừa qua tuy chỉ là nhất thời, nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào kinh tế và việc làm người dân Mỹ, vốn là một trong những ưu tiên trong chương trình tái tranh cử của ông Donald Trump.
"Dầu gì đi chăng nữa, cuộc khủng hoảng dầu lửa này đe dọa đến lĩnh vực dầu khí tại Mỹ. Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng. Đừng quên rằng Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới và là nước sản xuất khí ga tự nhiên hàng đầu. Do vậy, có rất nhiều việc làm tại Mỹ có liên quan đến các ngành khai thác, phát triển và sản xuất dầu và khí ga. Và những hoạt động và việc làm này đang bị cuộc khủng hoảng dầu lửa mà chúng ta đang chứng kiến giáng cho một đòn đau.
Bản thân cuộc khủng hoảng dầu lửa này là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, vốn dĩ cũng do từ cuộc khủng hoảng dịch tễ virus corona mà ra. Thế nên, đối với một quốc gia như Mỹ, đây là một mối họa. Dĩ nhiên, mối họa này là không như nhau trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, Texas hay Bắc Dakota quan trọng hơn là New York, nhưng vụ việc ảnh hưởng đến hàng triệu việc làm ở Mỹ".
Đương nhiên tổng thống Mỹ phải lo lắng cho nền kinh tế đất nước, cho việc tái tranh cử của ông, kỳ hạn là vào tháng 11 năm nay, do vậy hành động chính yếu của ông Trump là phải duy trì một nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh, kể cả trong lĩnh vực dầu khí, hiện đang bị suy sụp, nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài bao lâu.
Trước mắt, nhu cầu thế giới chưa thể sớm trở lại ở mức tiêu thụ bình thường cho dù hoạt động kinh tế đang dần hồi phục tại một số nước. Các nhà kinh tế dự báo mức tiêu thụ dầu giảm 10 triệu thùng/ngày cho toàn năm 2020. Giá dầu vẫn sẽ tiếp tục dao động khó lường. Trước cuộc khủng hoảng này, bộ trưởng các nước thành viên khối OPEC đã có cuộc họp trực tuyến ngày thứ Ba 21/04. Ả Rập Xê Út cho biết sẵn sàng giảm tiếp sản lượng để "bình ổn thị trường dầu lửa" khi phối hợp cùng với Nga và các nước đồng minh.
Về phần mình, tổng thống Donald Trump thông báo mua 75 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược quốc gia. Một hình thức hỗ trợ các ngành công nghiệp dầu khí, đồng thời bảo đảm lá phiếu cử tri theo phe Cộng Hòa, nhất là tại bang Texas, vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng dầu lửa này.
- Cùng chuyên mục
Loạt doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tiêu biểu ở Đà Nẵng
130 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia Triển lãm "Đà Nẵng - Phát triển và Hội nhập", giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ, nông lâm, thủy sản…
Thị trường - 26/03/2025 14:22
PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên
Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 26/03/2025 09:40
Bước đà 56.000 tỷ đồng có giúp du lịch TP.HCM tăng tốc dịp 30/4?
Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Thị trường - 26/03/2025 09:40
Giá tiền ảo Pi Network 'lao dốc', Pi thủ giục nhau cứu vớt
Tiền ảo Pi Network liên tục rớt giá dù khối lượng giao dịch mỗi phiên rất lớn, chuyên gia lên tiếng khuyên nhà đầu tư đề phòng trước khi định xuống tiền mua vào.
Thị trường - 26/03/2025 08:15
3 nước láng giềng chiếm 94% tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam
Trong 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã chi tổng cộng 1,33 tỷ USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện và phụ tùng ô tô các loại.
Thị trường - 26/03/2025 06:25
Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng nhanh hơn xuất khẩu sang Mỹ
Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại hàng hóa sang Mỹ đạt 16,97 tỷ USD, còn nhập siêu từ Trung Quốc là 15,64 tỷ USD.
Thị trường - 26/03/2025 06:15
Giá dầu thế giới biến động nhẹ
Giá dầu thế giới phân kỳ vào sáng thứ Ba khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine bù đắp cho lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do thuế quan của Hoa Kỳ.
Thị trường - 26/03/2025 05:54
Hoa Kỳ bổ sung hàng chục thực thể vào danh sách hạn chế xuất khẩu
Hoa Kỳ đã bổ sung hàng chục thực thể, bao gồm cả Trung Quốc, Iran và Pakistan, vào danh sách hạn chế xuất khẩu, theo thông báo trên Công báo Liên bang vào thứ Ba.
Thị trường - 26/03/2025 05:32
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Khoản đầu tư của Proparco và FMO đã nâng tổng nguồn vốn huy động từ thị trường quốc tế của SeABank lên tới gần 1,1 tỷ USD.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 16:25
SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:15
T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL
Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:12
Nam A Bank và The Shanghai Commercial & Savings Bank ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD
Chiều 24/3, tại TP.HCM, Nam A Bank (NAB - HoSE) và The Shanghai Commercial & Savings Bank (SCSB) Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD nhằm gia tăng nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của Nam A Bank.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:04
Giá vàng thế giới giảm nhẹ
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống còn 3.010,64 USD một ounce, tính đến 0224 GMT. Giá vàng tương lai của Hoa Kỳ ổn định ở mức 3.015,00 USD.
Thị trường - 25/03/2025 13:06
Hyundai Steel công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ, cổ phiếu trượt giá
Hyundai Steel sẽ đầu tư 5,8 tỷ USD cùng với Hyundai Motor Group để xây dựng một nhà máy tại Louisiana ở Hoa Kỳ với công suất hàng năm là 2,7 triệu tấn, công ty cho biết trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý vào hôm thứ Ba.
Thị trường - 25/03/2025 12:59
Chuyện tử tế tại một ngân hàng
Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, giữa những áp lực công việc và những thử thách không lường trước, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng đầy ấm áp, có những bàn tay chìa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở để đồng hành, san sẻ. Và tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), những điều tử tế ấy vẫn luôn hiện hữu, vẫn âm thầm chạm đến trái tim của biết bao con người.
Doanh nghiệp - 25/03/2025 10:05
Ông Trump áp thuế 'thứ cấp' 25% đối với dầu Venezuela
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cho phép áp thuế 25% đối với bất kỳ quốc gia nào mua dầu và khí đốt từ Venezuela.
Thị trường - 25/03/2025 07:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago