Lượng gạo lãng phí ở châu Á tạo ra hơn 600 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm

Nhàđầutư
Mỗi năm thế giới lãng phí khoảng 1/3 lượng thực phẩm mà chúng ta sản xuất. Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc (LHQ), lượng thực phẩm bị lãng phí đó tương đương hàng tỷ tấn khí nhà kính, khi người ta tính đến năng lượng, đất đai và hóa chất được sử dụng để sản xuất và thải bỏ chúng.
THANH THÚY
18, Tháng 07, 2023 | 06:19

Nhàđầutư
Mỗi năm thế giới lãng phí khoảng 1/3 lượng thực phẩm mà chúng ta sản xuất. Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc (LHQ), lượng thực phẩm bị lãng phí đó tương đương hàng tỷ tấn khí nhà kính, khi người ta tính đến năng lượng, đất đai và hóa chất được sử dụng để sản xuất và thải bỏ chúng.

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính rằng lượng khí thải carbon từ thực phẩm bị lãng phí trên thế giới tương đương với 3,3 tỷ tấn carbon dioxide (3,6 tỷ tấn) mỗi năm.

Đó là lượng khí thải nhà kính nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào sản xuất ra, nếu không tính đến Trung Quốc và Mỹ.

Báo cáo của FAO khẳng định rằng các quốc gia đang bỏ lỡ không chỉ cơ hội cải thiện an ninh lương thực - hàng trăm triệu người vẫn bị đói mỗi năm - mà còn bỏ lỡ cơ hội giảm bớt tác động môi trường của chuỗi thức ăn toàn cầu.

a7a4b0088ecc91c8c3309d13b99892ff

Quá trình sản xuất ra hạt gạo tạo ra nhiều khí mê-tan. Ảnh Reuters

Một nơi để bắt đầu việc giảm sự lãng phí này sẽ là gạo ở châu Á.

Trong số các mặt hàng khu vực được LHQ phân tích, ngũ cốc được sản xuất ở châu Á là nguyên nhân lớn nhất gây ra lượng khí thải carbon từ chất thải thực phẩm (những loại khác gồm thịt ở châu Âu; rau ở Bắc Mỹ và châu Đại Dương,…)

Theo LHQ, gạo chiếm hơn một nửa số ngũ cốc bị lãng phí ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, và chiếm 72% số ngũ cốc bị thất lạc hoặc bị loại bỏ ở Nam và Đông Nam Á, tổng cộng là 149,7 triệu tấn.

Số gạo bị lãng phí đó tạo ra lượng khí thải nhà kính tương đương với 610,5 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm.

Mathilde Iweins, điều phối viên dự án cho chương trình Food Wastage Footprint của LHQ, nói rằng có hầu hết dấu vết carbon từ gạo của khu vực xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Đó là do lá, thân cây và các chất hữu cơ khác bị phân hủy trong ruộng lúa, tạo ra khí mê-tan. Gạo bị phân hủy trong các bãi chôn lấp cũng góp phần tạo ra khí thải.

Tại sao số gạo này bị lãng phí?

Quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản kém dẫn đến gạo bị đổ, hư trước khi đến tay người tiêu dùng.

Một số lãng phí cũng xảy ra ở phía người tiêu dùng vì mọi người chỉ đơn giản vứt bỏ cơm thừa. Liên Hợp Quốc ước tính rằng 80 kg ngũ cốc, chủ yếu là gạo, bị lãng phí mỗi người trong khu vực mỗi năm.

Khi dân số gia tăng ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nơi gạo là lương thực chính, thì thậm chí sản xuất nhiều gạo hơn (dư thừa) sẽ được coi là bị lãng phí.

Và lượng khí thải carbon của gạo có thể khiến thế giới trở nên tồi tệ hơn.

Theo một nghiên cứu năm ngoái, sự hiện diện của nhiều carbon dioxide trong không khí kết hợp với nhiệt độ tăng trong những thập kỷ tới có thể tăng gấp đôi lượng khí mê-tan từ việc sản xuất một kg gạo.

Thành ra, hãy trân trọng từng hạt gạo, đừng bỏ phí, lãng phí chúng. Điều đó giúp hành tinh mà chúng ra sống ngày một trong lành hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ