Làm thế nào để tránh tiêu cực thổi giá như vụ Việt Á?
“Tinh giản tiền kiểm phải tăng cường hậu kiểm, nhưng thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước đã coi nhẹ hậu kiểm nên mới xảy ra vụ Công ty Việt Á”, TS. Nguyễn Văn Tiên nói.
Tiến sĩ y khoa Nguyễn Văn Tiên (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội, nay là Ủy ban Xã hội) góp ý sau bê bối kit xét nghiệm liên quan Công ty Việt Á, cần xem xét sửa đổi chính sách quản lý trang thiết bị y tế cho phù hợp.
Mục tiêu là vừa ngăn ngừa trục lợi, vừa tạo điều kiện để người dân được hưởng những thành tựu của thế giới về thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.
Cần sửa đổi chính sách quản lý thiết bị y tế
Nắm bắt những thông tin ban đầu trong vụ Công ty Việt Á câu kết thổi giá kit xét nghiệm COVID-19, TS. Nguyễn Văn Tiên ủng hộ chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trong việc đẩy nhanh tiến độ, mở rộng điều tra và xét xử nghiêm minh sai phạm.
Từng được phân công phụ trách lĩnh vực y tế và là người có nhiều đề xuất sửa đổi một số chính sách về quản lý, ông Tiên phân tích theo quy định pháp luật về giá, trang thiết bị y tế là mặt hàng không chịu sự quản lý chặt chẽ về giá như thuốc chữa bệnh.
Trang thiết bị y tế gồm hàng chục nghìn mặt hàng, từ cỗ máy robot phẫu thuật hiện đại cho đến những vật dụng đơn giản như kim tiêm, kéo, bông băng… Những thiết bị này, theo ông Tiên, chưa được quản lý theo văn bản luật mà chỉ được quản lý ở tầm nghị định.
“Những vụ việc xảy ra vừa qua dẫn đến một số lãnh đạo kỳ cựu, giỏi chuyên môn của ngành y tế vướng vòng lao lý. Bên cạnh hành vi tham nhũng của cá nhân, một phần còn do quy định pháp luật về trang thiết bị y tế chưa chặt chẽ, chưa hợp lý”, ông Tiên nhận định và cho rằng cần mổ xẻ nguyên nhân để tiến tới xây dựng văn bản luật về trang thiết bị y tế.

Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á sản xuất và cung ứng ra thị trường hiện nay. Ảnh: Vietacorp
Định hướng được ông Tiên đề cập là vừa quản lý được giá trang thiết bị y tế, vừa tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận, phát triển, sản xuất các trang thiết bị y tế hiện đại trong nước.
Trong tình huống khẩn cấp do dịch bệnh như vừa qua, ông nhấn mạnh cần nghiên cứu áp dụng cơ chế mua sắm tập trung (đấu thầu tập trung để công bố giá), qua đó làm cơ sở cho các địa phương thực hiện mua sắm.
TS. Nguyễn Văn Tiên góp ý trong các báo cáo được trình tại phiên họp bất thường của Quốc hội vào đầu năm 2022 tới đây nên có mục về vấn đề giá kit xét nghiệm, từ đó đề xuất đổi mới quy định pháp luật về vấn đề này.
Đây cũng là điều mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề cập trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/12 vừa qua.
Làm rõ từng cá nhân nhận tiền “lại quả”
Trong khi đó, nhấn mạnh đây là vụ việc gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật) đề nghị xử lý nghiêm minh hành vi phi pháp khi lợi dụng dịch bệnh và chính sách cho phép rút gọn vấn đề đấu thầu, chỉ định thầu của Nhà nước để nâng giá kit test COVID-19 nhằm trục lợi, câu kết, móc nối chia phần trăm hoa hồng.
Ông Hòa chia sẻ sự bức xúc khi nhắc đến tương quan nhân viên y tế gồng mình chống dịch có thu nhập rất thấp, còn một số cá nhân, lãnh đạo các đơn vị lại “luồn lách”, bỏ túi riêng và hưởng lợi hàng chục tỷ đồng.

Bị can Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương, trái) và Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á). Ảnh: Bộ Công an
Chung quan điểm vụ việc Công ty Việt Á câu kết với CDC nhiều địa phương thổi giá kit xét nghiệm COVID-19 là vấn đề gây bức xúc, TS. Nguyễn Văn Tiên lý giải sự bức xúc này càng tăng cao bởi sự việc diễn ra giữa lúc dịch bệnh đang đe dọa và tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống người dân.
Song, vấn đề nặng nề nhất, theo ông Tiên, là tình trạng xuống cấp đạo đức của các cá nhân đã tham ô, tham nhũng thông qua hình thức “lại quả” khi ký hợp đồng mua với Công ty Việt Á. Công ty Việt Á cũng đã vi phạm quy định khi hối lộ trong buôn bán.
Nhắc đến thời điểm tháng 4-5/2020, ông Tiên nói đó là khoảng thời gian cấp bách khi COVID-19 đe dọa dẫn đến khan hiếm vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch. Việc mua sắm thiết bị y tế rất khó khăn, có tiền chưa chắc mua được vì các quốc gia đều cần trong khi sản xuất có hạn.
"Ví dụ đơn vị, địa phương nào đó có thể tìm thấy thiết bị, vật tư giá rẻ, nhưng thời hạn giao hàng phải sau vài chục ngày, trong khi nhu cầu sử dụng cần ngay để kiểm soát dịch. Hay như việc chúng ta phải mua vaccine COVID-19 trong hoàn cảnh không được mặc cả, phải cam kết nếu có tai biến cũng không được kiện. Đó là sự lựa chọn rất khó khăn trong thời điểm đặc biệt", ông Tiên phân tích bối cảnh.
Dù vậy, theo ông, điều đáng trách là một số cá nhân khi đặt hợp đồng mua đã gửi gắm, "lại quả" gây thiệt hại cho xã hội và nhân dân.
Nói về trách nhiệm của các bên liên quan, ông Tiên nhấn mạnh việc cấp phép ban đầu cho Công ty Việt Á chắc chắn có kiểm tra, căn cứ trên hồ sơ thực tế và trên tinh thần tinh giản các thủ tục hành chính. Nhưng về nguyên tắc, khi đã tinh giản tiền kiểm thì cần tăng cường hậu kiểm.
“Thực tế vừa qua cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước đã coi nhẹ hậu kiểm nên mới xảy ra tình trạng như công ty Việt Á”, ông Nguyễn Văn Tiên đánh giá.

Trụ sở CDC Hải Dương. Giám đốc đơn vị này đã nhận "lại quả" 30 tỷ từ việc mua kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Ảnh: Nguyễn Dương
Với quan điểm một công ty như Việt Á không thể lộng hành và ngang nhiên thổi giá kit xét nghiệm COVID-19, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Phạm Văn Hòa cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các địa phương và bộ, ngành Trung ương có liên quan.
“Việc đưa kit xét nghiệm của Công ty Việt Á vào sử dụng đại trà, bán với giá cao hơn nhiều kit test nhập khẩu trong khi sản phẩm này chưa được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là điều rất vô lý”, ông Hòa nêu quan điểm.
Cùng với đó, ông cho rằng cần làm rõ những trường hợp đã nhận phần trăm hoa hồng từ Việt Á để hưởng lợi, đút túi cá nhân cũng như thế lực đứng sau bảo kê cho Công ty Việt Á lộng hành.
Từ sự việc này, ông Hòa kiến nghị mở rộng điều tra với các đơn vị cung cấp kit xét nghiệm COVID-19 khác trên cả nước và việc mua sắm trang thiết bị chống dịch ở 63 tỉnh, thành để xử lý dứt điểm, nghiêm minh hành vi trục lợi.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đảm bảo công bằng giữa các Đối tác chiến lược toàn diện'
Điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng.
Pháp luật - 26/03/2025 14:55
Nợ hơn 730 tỷ đồng, Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị rao bán
Công ty CP Hằng Hà, chủ đầu tư của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị ngân hàng BIDV rao bán khoản nợ hơn 730 tỷ đồng.
Pháp luật - 26/03/2025 13:21
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
4 dự án có dấu hiệu lãng phí, gồm: Dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại của VICEM; Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Pháp luật - 26/03/2025 08:02
Tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026: Ngân sách giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng
Nếu đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026 được Quốc hội thông qua, dự kiến ngân sách sẽ giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng nhưng qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm nguồn thu...
Pháp luật - 26/03/2025 07:19
Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện
Ngày 25/3, TAND thị xã Hương Thủy, TP. Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ trúng số độc đắc nhưng không nhận được tiền.
Pháp luật - 25/03/2025 12:58
Bắt giám đốc lừa bán siêu xe Rolls-Royce Phantom VIII cho 'đại gia' Cần Thơ
Nguyễn Huy Tuấn bị công an Cần Thơ bắt giam vì đưa thông tin gian dối có thể nhập khẩu ô tô Rolls-Royce Phantom VIII về bán cho đại gia Cần Thơ nhằm chiếm đoạt gần 6,5 tỷ đồng.
Pháp luật - 24/03/2025 17:55
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng
Trước phiên tòa phúc thẩm, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp 600 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.800 tỷ đồng buộc phải bồi thường thiệt hại
Pháp luật - 24/03/2025 17:18
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu
"Bảo kê" cho Công ty Trung Hậu đã khải thác cát lậu, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng trăm ngàn USD.
Pháp luật - 24/03/2025 06:53
Nợ hơn 23 tỷ tiền thuế, CTCP Đông Dương Miền Trung bị thu hồi đất
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định thu hồi hơn 71.300m2 của CTCP Đông Dương Miền Trung do nợ thuế với số tiền hơn 23 tỷ đồng.
Pháp luật - 23/03/2025 11:01
Nhiều người 'sập bẫy' trò lừa đảo 'đổ thạch' online
Gần đây, người dân ở nhiều tỉnh, thành phố đến cơ quan công an trình báo về việc bị "sập bẫy" trò "đổ thạch" online và bị lừa đảo với số tiền lớn.
Pháp luật - 23/03/2025 09:03
Ngày 25/3, xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo
Phiên toà phúc thẩm xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
Pháp luật - 22/03/2025 17:53
Kiểm kê tài sản công: 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm
Mặc dù chỉ còn chục ngày nữa là kết thúc việc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn có 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm.
Pháp luật - 22/03/2025 07:13
Công khai thông tin đất đai như thế nào khi không tổ chức chính quyền cấp huyện?
Việc công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử đã có sự cải thiện đáng kể và việc này cần được tiếp tục duy trì trong bối cảnh không tổ chức chính quyền cấp huyện và sáp nhập xã theo đề án của Chính phủ.
Pháp luật - 21/03/2025 11:24
Toàn cảnh vụ Hậu 'Pháo': Số cựu quan chức vướng lao lý, phong tỏa, thu giữ số tiền, tài sản 'khủng'
5 cựu Bí thư Tỉnh ủy cùng hàng loạt cựu quan chức của một số tỉnh bị cáo buộc nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ trong vụ Hậu "Pháo", Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn. Đây là vụ án có số tiền, tài sản bị phong tỏa, thu giữ rất "khủng".
Pháp luật - 21/03/2025 11:15
Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm Huế nhận hối lộ tiền tỷ
Loạt lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế) nhận hối lộ tiền tỷ để làm thủ tục cải tạo xe.
Pháp luật - 20/03/2025 15:52
Nguy cơ 15.000 xe chở người bốn bánh gắn động cơ 'đắp chiếu', lãng phí 5.250 tỷ đồng
Quy định xe chở người bốn bánh có gắn động cơ chỉ được tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h đang làm khó doanh nghiệp, gây lãng phí xã hội hàng nghìn tỷ đồng
Pháp luật - 18/03/2025 17:46
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago