Làm rõ Thông tư 32 "đe dọa" đóng một loạt tài khoản ngân hàng

Nhàđầutư
Trước sự việc "nhiều trường hợp bị "dọa" đóng tài khoản ngân hàng" gần đây liên quan tới quy định tại Thông tư số 32/2016/TT-NHNN gây nhiều tranh cãi và khó hiểu cho công chúng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông tin chính thức nhằm trấn an dư luận.
ĐÌNH VŨ
03, Tháng 06, 2017 | 11:45

Nhàđầutư
Trước sự việc "nhiều trường hợp bị "dọa" đóng tài khoản ngân hàng" gần đây liên quan tới quy định tại Thông tư số 32/2016/TT-NHNN gây nhiều tranh cãi và khó hiểu cho công chúng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông tin chính thức nhằm trấn an dư luận.

the-nh1-1474364056205

 Làm rõ Thông tư 32 "đe dọa" đóng một loạt tài khoản ngân hàng

Cụ thể, thời gian gần đây nhiều văn phòng luật sư (VPLS) tại TP.HCM nhận được thông báo của ngân hàng yêu cầu đóng tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tài khoản sang tên cá nhân. Lý do là VPLS không có tư cách pháp nhân.

Theo đó, nhân viên ngân hàng hướng dẫn cho VPLS hai cách làm. Một là chuyển VPLS lên thành công ty TNHH để có tư cách pháp nhân thì mới mở được tài khoản đứng tên công ty. Hai là phải chuyển tài khoản sang tên cá nhân nếu vẫn muốn giữ hình thức VPLS.

Trả lời về sự việc, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, khẳng định NHNN và các cơ quan chức năng đã làm sai cơ bản khiến mọi thứ “rối loạn lên”.

Để làm rõ hơn về vấn đề, NHNN đã có thông tin chính thức cho biết: Thông tư 32 được ban hành sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự 2015 và theo quy định tại Điều 1 của Bộ luật này, có hiệu lực từ 1/1/2017, chủ thể của quan hệ dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân.

Do đó, Thông tư 32 được xây dựng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về chủ thể trong quan hệ dân sự. Đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, không phải là chủ thể của quan hệ dân sự, do đó không đủ điều kiện là chủ thể độc lập tham gia quan hệ mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà bản chất là quan hệ hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Như vậy, có thể nói việc hạn chế chủ thể tham gia giao dịch mở, sử dụng tài khoản thanh toán chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và quy định về đối tượng mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư 32 là hoàn toàn phù hợp với quy định về chủ thể của quan hệ dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015.

Quy định này là cần thiết, hạn chế rủi ro cho các bên, bảo đảm các giao dịch mở, sử dụng tài khoản không bị vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đại diện NHNN khẳng định.

Với những trường hợp các tài khoản thanh toán của tổ chức không có tư cách pháp nhân trước khi Thông tư 32 có hiệu lực, đại diện NHNN cho biết: Thông tư 32 có hiệu lực thi hành là thực tế và để hạn chế xáo trộn trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán, Thông tư 32 đã có hướng dẫn quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc xử lý chuyển tiếp đối với các tài khoản thanh toán này.

Cụ thể, Thông tư quy định trách nhiệm của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Thứ nhất, rà soát hồ sơ, hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Thứ hai, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Thông tư 32 có hiệu lực, thực hiện thông báo cho khách hàng biết về việc chuyển đổi tài khoản hiện có sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung (đối với trường hợp tài khoản của nhiều cá nhân), thời hạn hoàn tất việc chuyển đổi tài khoản và việc xử lý sau khi kết thúc thời hạn chuyển đổi.

Thứ ba, trong vòng 12 tháng kể từ ngày Thông tư 32 có hiệu lực thi hành, phối hợp với khách hàng hoàn thành việc thực hiện ký lại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán để chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản, nếu khách hàng có yêu cầu.

Thứ tư, sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư 32 có hiệu lực thi hành, thực hiện đóng tài khoản đối với những tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức không có tư cách pháp nhân chưa hoàn thành việc chuyển đổi hình thức tài khoản.

Về phản ánh việc chuyển tiếp tài khoản sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các thủ tục thuế của văn phòng luật sư, đại diện NHNN cho biết: Đối với văn phòng luật sư, theo quy định tại Điều 33 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. 

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Bộ Luật Dân sự 2015, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Như vậy, do không có tư cách pháp nhân, văn phòng luật sư không đủ tư cách chủ thể độc lập để mở, sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Thông tư 32 và do vậy, tài khoản thanh toán của văn phòng luật sư thuộc đối tượng phải thực hiện chuyển đổi sang tài khoản của cá nhân.

Về chính sách thuế đối với doanh nghiệp tư nhân, vừa qua NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn và ngày 25/4/2017, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5396/BTC-TCT hướng dẫn cụ thể cho phép khấu trừ chi phí vay vốn của cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ