Lái tàu Cát Linh - Hà Đông bị trả hồ sơ vì chưa đủ điều kiện

Nhàđầutư
Hồ sơ của 37 lái tàu được tuyển dụng phục vụ khai thác, vận hành thương mại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa bị Cục đường sắt Việt Nam trả lại, vì chưa đủ điều kiện thực tế để tổ chức sát hạch phần thực hành lái tàu.
NHẬT BÌNH
03, Tháng 07, 2019 | 17:22

Nhàđầutư
Hồ sơ của 37 lái tàu được tuyển dụng phục vụ khai thác, vận hành thương mại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa bị Cục đường sắt Việt Nam trả lại, vì chưa đủ điều kiện thực tế để tổ chức sát hạch phần thực hành lái tàu.

Ngày 3/7, Ban quản lý dự án (QLDA) đường sắt (đơn vị quản lý dự án) cho biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có 37 lái tàu được tuyển dụng, đào tạo trong quá trình triển khai dự án để phục vụ khai thác, vận hành thương mại.

Cụ thể, trong thời gian qua, các nhân sự được tuyển cho chức danh lái tàu đã trải qua các đợt đào tạo lý thuyết, thực hành tại Trung Quốc và đào tạo thực tế tại dự án, theo phương pháp một giáo viên kèm một học viên. Hiện, 37 ứng viên đã được dự án cấp chứng chỉ đào tạo lái tàu, chủ động điều khiển được tàu điện trên tuyến.

Tuy nhiên, theo quy định, khi dự án chính thức đi vào khai thác, vận hành, người được giao đảm nhận chức danh lái tàu phải có giấy phép lái tàu đường sắt đô thị do Cục Đường sắt Việt Nam cấp, sau khi vượt qua kỳ sát hạch lái tàu.

tau-cat-linh-0943

Trả lại 37 hồ sơ  vì chưa đủ điều kiện thực tế để tổ chức sát hạch phần thực hành lái tàu

Đại diện đơn vị quản lý dự án cũng cho biết, trong quý II/2019, đơn vị này gửi hồ sơ và đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch để cấp giấy phép lái tàu cho 37 người đã được đào tạo tại dự án.

Cục Đường sắt Việt Nam xác nhận đã nhận được 37 hồ sơ đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, song đã phải trả lại vì chưa đủ điều kiện thực tế để tổ chức sát hạch phần thực hành lái tàu.

Theo quy định của Luật Đường sắt, nội dung sát hạch cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị gồm phần lý thuyết và thực hành lái tàu. Trong đó, phần thi sát hạch thực hành phải căn cứ trên cơ sở là quy trình khai thác, vận hành của dự án được UBND cấp tỉnh nơi có đường sắt phê duyệt.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa có quy trình khai thác, vận hành dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt, cũng như chưa có chứng chỉ an toàn hệ thống, nên chưa thể tổ chức kỳ sát hạch lái tàu theo đề nghị của dự án.

Chính vì vậy, Cục Đường sắt Việt Nam đã phải “trả lại” hồ sơ, chờ đến khi có đủ điều kiện trên mới có thể tổ chức sát hạch. Khi đủ điều kiện tổ chức sát hạch, thời gian để hoàn thành tổ chức sát hạch chỉ khoảng một tuần”, đại diện Cục Đường sắt VN nêu lý do.

Theo đại diện của Cục Đường sắt Việt Nam trong quá trình xây dựng, triển khai dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Cục Đường sắt Việt Nam thường xuyên đề nghị tổng thầu, đơn vị quản lý dự án khẩn trương xây dựng, hoàn thành quy trình khai thác, vận hành dự án để có căn cứ xây dựng chương trình sát hạch, cấp giấy phép lái tàu.

Theo các quy định hiện hành, Cục Đường sắt Việt Nam thành lập hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu, gồm 5-7 thành viên do lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ tịch hội đồng, lãnh đạo doanh nghiệp có thí sinh tham gia kỳ sát hạch là phó chủ tịch hội đồng.

Được biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 13 đoàn tàu, trong đó khai thác vận hành 12 đoàn và 1 đoàn dự phòng. Nhân sự phục vụ trong giai đoạn khai thác gồm 681 người (không kể bảo vệ, nhân viên vệ sinh) trực tiếp tham gia hệ thống quản lý, khai thác vận tải thương mại, trong đó có 37 lái tàu được đào tạo tại dự án.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào năm 2008 với tổng mức đầu tư là 552,86 triệu USD (tương đương 8.769 tỷ đồng). Trong đó vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD.

Ngày 23/2/2016, Bộ GTVT có Quyết định số 513 phê duyệt điều chỉnh dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Tại văn bản này, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD, tương đương 9.231 tỷ đồng).

Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), phần vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).

Khởi công tháng 10/2011, như vậy đến nay đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã trải qua gần một thập kỷ “xây dựng và trưởng thành” với “kỳ tích” 10 lần lùi tiến độ. Dự án chậm đi vào khai thác ngày nào đội thêm lãi vay Trung Quốc ngày đó, lãng phí đầu tư công, bôi xấu bộ mặt đô thị Thủ đô và gây bức xúc dư luận nhân dân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ