Kiểm soát tín dụng - Thực tiễn tại một số quốc gia và Việt Nam

VŨ MAI CHI (*)
07:00 17/01/2024

Việc kiểm soát tín dụng được sử dụng nhằm cảnh báo, ngăn chặn những nguy cơ tăng trưởng tín dụng mạnh hoặc quá nóng có thể xảy ra, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tài chính.

Giao-dich-ngan-hang- tien-16

Kiểm soát tín dụng góp phần đảm bảo an toàn vĩ mô. Ảnh minh họa: Trọng Hiếu.

Kiểm soát tín dụng (KSTD) được xem là biện pháp sử dụng phối hợp giữa chính sách tiền tệ, an toàn vĩ mô và các chính sách khác nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế. Tại Việt Nam, từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã sử dụng kiểm soát tín dụng như một biện pháp bổ trợ vừa góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo an toàn vĩ mô và ổn định hệ thống ngân hàng.

Tổng quan về biện pháp kiểm soát tín dụng của ngân hàng trung ương

Quan điểm về KSTD

Trên thế giới có hai luồng quan điểm trong điều hành đối với biện pháp kiểm soát tín dụng (credit control/restriction): (i) KSTD được xem là biện pháp/công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) truyền thống trực tiếp; (ii) KSTD nằm trong phạm vi của các công cụ an toàn vĩ mô (CGFS, 2010; IMF, 2011).

Dưới góc độ là một công cụ CSTT, KSTD được hiểu là biện pháp nhằm kiểm soát trực tiếp nguồn tín dụng đối với nền kinh tế với mục tiêu kiềm chế lạm phát thông qua thiết lập “trần” (hạn mức) tăng trưởng tín dụng (Cotula và Padoa-Schioppa, 1971) cho các ngân hàng theo lĩnh vực hoặc theo khoản vay nhằm bảo vệ các ngành nghề ưu tiên và các đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp nhỏ. Trên quan điểm hiện đại, KSTD có thể được xếp vào một trong những công cụ thuộc chính sách an toàn vĩ mô (macro-prudential policies) (Galati and Moessner, 2018). Chính sách an toàn vĩ mô (Macroprudential policies) được xem như việc xây dựng khuôn khổ và việc sử dụng các công cụ an toàn vĩ mô để hạn chế rủi ro hệ thống tài chính nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính. Hệ thống các công cụ chính sách an toàn vĩ mô bao gồm 04 bộ công cụ liên quan đến tiêu chuẩn tín dụng, vốn, tính thanh khoản và ngoại hối. Trong đó, việc KSTD được sử dụng nhằm cảnh báo, ngăn chặn những nguy cơ tăng trưởng tín dụng mạnh hoặc quá nóng có thể xảy ra, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tài chính. Đây cũng được coi là biện pháp độc lập bổ sung cho NHTW khi cần phải đạt được mục đích cho cả CSTT và tài chính bền vững (Aikman, Bush và Taylor, 2016).

Vai trò của KSTD

Kiểm soát tín dụng có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phối hợp chính sách an toàn vĩ mô, chính sách tiền tệ, giúp NHTW thiết kế chiến lược, điều hành chính sách tín dụng đối với nền kinh tế hướng đến các mục tiêu ổn định vĩ mô, thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc sử dụng các công cụ CSTT truyền thống để tác động vào cung tiền, tín dụng thường có độ trễ nhất định, trong khi KSTD sẽ có tác dụng ngay lập tức lên khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, qua đó điều tiết cung tiền. Hơn nữa, việc KSTD tạo ra tính linh hoạt khi NHTW muốn tạo ra những tác động khác nhau lên các nhóm đối tượng khác nhau như lĩnh vực bất động sản và/hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa… bằng cách phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng lĩnh vực để các NHTM thực hiện.

Thứ hai, việc sử dụng biện pháp KSTD đối với nền kinh tế để tác động đến tổng cầu, tiết kiệm và đầu tư phần lớn phụ thuộc vào việc NHTW điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu thị trường hay quản lý ấn định lãi suất. Về cơ bản, ngày nay đa số NHTW các quốc gia đều coi trọng việc sử dụng các công cụ, mục tiêu về giá (lãi suất, tỷ giá…) hơn là về khối lượng (dự trữ, tiền cung ứng…) trong điều hành CSTT để kiểm soát kinh tế vĩ mô đặt trong khuôn khổ CSTT hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là lạm phát. Do đó, nếu NHTW điều hành lãi suất có sự linh hoạt nhất định, việc KSTD theo hướng thắt chặt hơn sẽ có xu hướng làm tăng lãi suất và kích thích tiết kiệm tư nhân, qua đó giúp củng cố vị thế bên ngoài của quốc gia. Trong khi đó, nếu việc KSTD theo hướng mở rộng, sẽ củng cố niềm tin thị trường, các cá nhân sẽ muốn tăng đầu tư và tìm kiếm nguồn tài chính thay thế (không gây lạm phát) - ví dụ như thông qua giảm tiêu dùng.

Thứ ba, kiểm soát tín dụng phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng hay tăng trưởng nóng: sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008), để ứng phó với sự tăng giá trên thị trường nhà đất năm 2010- 2012, NHTW Thụy Điển đã kiểm soát sự gia tăng này bằng cách sử dụng công cụ CSTT chủ đạo là tăng lãi suất chính sách và đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát thấp dưới mức mục tiêu, cụ thể lạm phát năm 2012 đạt khoảng 1%, thấp hơn so với mức mục tiêu 2% (Sveriges Riksbank, 2012), khiến các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất, kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng. Trong khi đó, NHTW Na Uy đã thực hiện một số chính sách an toàn vĩ mô mang tính chu kỳ để hạn chế mở rộng tín dụng và giảm bớt sự bùng nổ các khoản vay thế chấp và tăng giá nhà mà không phụ thuộc nhiều vào việc tăng lãi suất, và nền kinh tế đã tránh được tình trạng lạm phát dưới mục tiêu như ở Thụy Điển.

Áp dụng tại một số quốc gia

Trong lịch sử, Bồ Đào Nha (1977- 1989) là quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp kiểm soát tín dụng (thông qua phân bổ hạn mức/trần tín dụng) trên tổng dư nợ tín dụng trong nước (domestic credit), sau đó mở rộng áp dụng đối với tín dụng với nước ngoài (external credit) và cho vay bằng ngoại tệ. Pháp áp dụng từ 1969 - 1987, Anh từ 1964-1971 (không tính các khoản vay đối với các lĩnh vực ưu tiên - xuất khẩu vào hạn mức tín dụng) (Mitra & Gabriel, 1996). Hà Lan áp dụng kiểm soát tín dụng (KSTD) như một công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) từ 1960- 1990 (Van Ees và cộng sự, 1999). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự phổ biến của công cụ này trong khoảng thời gian thập niên 60, 70, và 80 như các nghiên cứu của Laso (1958) đối với các NHTW Trung Mỹ, cụ thể là Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, và Nicaragua; hay so sánh giữa CSTT được hỗ trợ bởi công cụ KSTD và CSTT đi theo hướng an toàn vĩ mô bằng việc sử dụng công cụ định hướng tài chính (financial guideline) (Mayer, 1972) và khẳng định việc sử dụng biện pháp KSTD là phương pháp gần như tối ưu, đặc biệt hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với các ngành nghề tiềm ẩn rủi ro, nhạy cảm.

Ngày nay, bên cạnh việc thực thi CSTT điều tiết chủ đạo về lãi suất để kiểm soát lạm phát, các NHTW thường phối kết hợp với chính sách an toàn vĩ mô trong việc đạt được mục tiêu ổn định tài chính. Đặc biệt, sau khi trải qua các khủng hoảng (khủng hoảng tài chính 2008-2009, khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010 và đại dịch Covid 2020 - 2021) đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển chính sách an toàn vĩ mô đối với sự ổn định của hệ thống tài chính. Khuôn pháp lý và CSTT hiện nay chủ yếu tập trung vào duy trì sự ổn định giá cả là chưa đủ để giám sát một hệ thống tài chính hội nhập toàn cầu hiện đại. Một nhóm 28 quốc gia mới nổi ở khu vực châu Âu đã theo đuổi việc thực hiện các chính sách an toàn vĩ mô (Macroprudential policies - MPP) (Ganić, 2012). Theo đó một số công cụ CSTT cũng được sử dụng với mục tiêu an toàn vĩ mô như kiểm soát tăng trưởng tín dụng, dự trữ bắt buộc, trong khi các công cụ truyền thống như nghiệp vụ thị trường mở, cho vay và nhận tiền gửi qua đêm được xem là công cụ thường trực, chủ đạo của CSTT.

Thực tiễn kiểm soát tín dụng tại Việt Nam

Trước năm 2011, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam chứng kiến nhiều bất ổn, đặc biệt là lạm phát diễn biến rất phức tạp và tăng cao so với giai đoạn trước (năm 2010 lên mức hai con số: 11,75%). Do đó, từ năm 2011, để bám sát với diễn biến, tình hình thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước cũng như các yếu tố vĩ mô, NHNN đã bắt đầu công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống TCTD dựa trên cơ sở kỹ thuật lập trình tài chính do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hướng dẫn.

Từ năm 2012, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các TCTD được xây dựng và thông báo trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, trong đó có xem xét ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với các TCTD đáp ứng các nguyên tắc phân bổ từng thời kỳ. Đồng thời, NHNN linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đề nghị của TCTD để TCTD có thêm dư địa, điều kiện hỗ trợ nền kinh tế; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng.

Bai 1 chi tieu va tang truong tin dung thuc te

Hình 1: Chỉ tiêu và tăng trưởng tín dụng thực tế. Nguồn: NHNN.

Về cơ bản, điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN luôn đảm bảo bám sát mục tiêu đề ra, qua đó góp phần đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ (Sơ đồ 1). Đặc biệt từ 2020 đến nay, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước gặp nhiều bất ổn, căng thẳng chính trị leo thang tại một số quốc gia và khu vực (Nga - Ukraine, Trung Đông…) đã gây khó khăn và thách thức đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo đó, việc duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức 2 con số trong suốt đại dịch đã phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh khoản, tạo tiền đề cho đà phục hồi kinh tế. Trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đã đạt mức trên 14% (năm 2020: 12,17%; năm 2021: 13,61%), mức cao nhất kể từ năm 2018 sau nhiều nỗ lực cắt giảm lãi suất, chi phí, thủ tục cho vay của các NHTM và nhiều lần nới “room” tín dụng của NHNN. Kết quả, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt hơn 8% so với năm trước, phát tín hiệu tích cực tới các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Theo công bố gần nhất tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế năm 2023 đạt khoảng 13,5% (gần sát mức mục tiêu 14-15%) và có xu hướng tăng nhanh trong những tháng cuối năm. Theo đó, tăng trưởng GDP tiếp tục phục hồi và đạt mức 5,05%, cao hơn mức tăng trưởng giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19 2020-2021, gấp 1,5 lần mức tăng trưởng toàn cầu (2,9%), đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm do lạm phát vẫn ở mức cao và lãi suất toàn cầu có xu hướng tăng.

Bai 1 chi tieu va tang truong tin dung thuc te1

Hình 2: Diễn biến tăng trưởng tín dụng, lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011-2023. Ảnh: Tổng hợp website NHNN, World bank.

Việc điều hành tăng trưởng tín dụng của NHNN cũng góp phần hỗ trợ kiểm soát lạm phát (bình quân giai đoạn 2016- 2020 khoảng 3,2%, giảm mạnh so với mức bình quân 7,56% giai đoạn 2011 - 2015). Đặc biệt, từ năm 2021 - 2023, lạm phát bắt đầu tăng theo với xu hướng thế giới, lên mức lần lượt là 3,2-3,25% trong năm 2022 - 2023 nhưng thấp hơn nhiều lần so với lạm phát lên đến 2 con số ở các nước phát triển và trong khu vực (Mỹ, EU...). Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng/GDP cũng đã được thu hẹp dần (bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 5,29 lần; giai đoạn 2011-2015 là 2,25 lần; giai đoạn 2016- 2020 là 2,74) và đến 2022-2023 đạt quanh mức 2 lần - Hình 3.

Đồng thời, cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng được kiểm soát.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD thông qua ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định về kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thông qua các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bai 1 chi tieu va tang truong tin dung thuc te2

Hình 3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng, GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2023. Ảnh: Tổng hợp website NHNN, World Bank.

Có thể thấy, sự thành công trong việc vừa kiểm soát lạm phát, đồng thời vừa tăng trưởng kinh tế là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm các công cụ, biện pháp điều hành CSTT khác và chính sách tài khoá. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự đóng góp của công cụ KSTD trong điều hành kinh tế vĩ mô trong giai đoạn trên.

Một số đề xuất

Một là, đổi mới công tác điều hành CSTT theo lộ trình phù hợp theo hướng: Chuyển sang chủ yếu điều hành theo giá (lãi suất); Hoàn thiện khuôn khổ CSTT hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là ổn định, kiểm soát lạm phát, trong đó sử dụng lãi suất là công cụ, mục tiêu chủ đạo; Tập trung phát triển, ứng dụng công tác nghiên cứu, dự báo cơ chế truyền dẫn CSTT, các biến động kinh tế vĩ mô, lạm phát trong điều hành; Thực hiện công tác truyền thông kịp thời, hiệu quả nhằm kiểm soát kỳ vọng của thị trường.

Hai là, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của NHNN theo chuẩn mực quốc tế theo hướng: Tăng tính độc lập của NHNN trên các khía cạnh quyết định mục tiêu CSTT, tài chính, chấp nhận phát sinh tăng chi phí trong điều hành CSTT…; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ổn định tài chính và chính sách an toàn vĩ mô; Luật hóa chức năng ổn định tài chính và quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan;

Ba là, xây dựng lộ trình đối với điều hành KSTD theo từng giai đoạn, cụ thể: Trước mắt, trong ngắn và trung hạn, NHNN tiếp tục giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng nới lỏng và tăng tính chủ động cho các TCTD, qua đó cho phép các TCTD hoạt động linh hoạt hơn theo khả năng kinh doanh và biến động thị trường; Trong dài hạn, khi hệ thống tài chính phát triển và hoạt động an toàn hơn, NHNN xem xét dỡ bỏ biện pháp phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD hàng năm, tiến tới điều hành tín dụng thông qua sử dụng các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (chất lượng tín dụng) và lãi suất (giá cả của khoản tín dụng).

Bốn là, phát triển và tăng cường sử dụng các công cụ giám sát gián tiếp như các công cụ giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô; Cập nhật và cải tiến liên tục các khuôn khổ chính sách để ứng phó với những thay đổi trong bối cảnh đổi mới tài chính, toàn cầu hóa tài chính và sự phát triển của khu vực phi ngân hàng; Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các phương pháp, mô hình, công cụ giám sát an toàn vĩ mô, đặc biệt các công cụ kiểm soát tín dụng đối với hệ thống tài chính, tiền tệ.

Năm là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện triển khai các giải pháp cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021- 2025”, trong đó tập trung xử lý các TCTD yếu kém và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, năng lực cạnh tranh quốc tế.

Sáu là, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; Thanh tra giám sát hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đảm bảo các quy định về an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế theo hướng tập trung vào các ngành, nghề được Chính phủ ưu tiên; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thông tin trong quy trình eKYC (Máy học - ML, trí tuệ nhân tạo - AI…), đa dạng hóa tài sản thế chấp, tránh tập trung quá lớn đến bất động sản.

(*) Vũ Mai Chi, Học viện Ngân hàng

Tài liệu tham khảo:

Aikman, D., Bush, O. and Taylor, A.M. (2016). Monetary versus macroprudential policies: causal impacts of interest rates and credit controls in the era of the UK Radcliffe Report. National Bureau of Economic Research. Available at: https://www.nber.org/papers/w22380 (Accessed: 23 December 2023).

Committee on the Global Financial System (CGFS) (2010). Macroprudential instruments and frameworks: a stocktaking of issues and experiences. CGFS Papers no. 38.

Cotula, F. and Padoa-Schioppa, T. (1971) ‘Direct credit controls as a monetary policy tool’, PSL Quarterly Review, 24(98). Available at: https://rosa.uniroma1.it/rosa04/psl_quarterly_review/article/view/12870 (Accessed: 23 December 2023).

Galati, G. and Moessner, R. (2018) ‘What Do We Know About the Effects of Macroprudential Policy?’, Economica, 85(340), pp. 735–770. Available at: https://doi.org/10.1111/ecca.12229 (Accessed: 20 December 2023).Ganić, M., 2012, ‘The impact of the global financial crisis on the banking sector of Western Balkans: Cross-Country Comparison Analysis’, Journal of Economic and Social Studies 2(2), 177–196. https://doi.org/10.14706/JECOSS11228.

Grebler, L. (1960). The Selective Credit Controls of 1955. In: NBER, Housing Issues in Economic Stabilization Policy, pp. 37-68. Available at: https://www.nber.org/system/files/chapters/c2411/c2411.pdf (Accessed: 20 December 2023).

Henderson, J.M. (1960) ‘Monetary reserves and credit control’, The American Economic Review, 50(3), pp. 348–369. Available at: https://www.jstor.org/stable/1814226 (Accessed: 20 December 2023).

International Monetary Fund (IMF), 2011). Macroprudential tools and frameworks – update to G20 Finance ministers and central bank governors. BIS/FSB/IMF paper, 14 February.

International Monetary Fund (IMF), 2023, Global Debt Monitor. Available at: https://www.imf.org/-/media/Files/Conferences/2023/2023-09-2023-global-debt-monitor.ashx.

Mayer, T. (1972) ‘Financial Guidelines and Credit Controls’, Journal of Money, Credit and Banking, 4(2), pp. 360–374. Available at: https://doi.org/10.2307/1991043.

Mishkin, F. S., & Serletis, A. (2011). The economics of money, banking and financial markets (4th Canadian ed). Pearson Addison Wesley.

Ms. Mitra Farahbaksh & Mr. Gabriel Sensenbrenner, 1996. "Bank-By-Bank Credit Ceilings: Issues and Experiences," IMF Working Papers 1996/063, International Monetary Fund.

Van Ees, H., Sterken, E. and H. Garretsen (1999). Some evidence on the relevance of bank behaviour for the lending channel in the Netherlands. De Economist 147 (1), 19-37. Available at:https://link.springer.com/article/10.1023/A:1003590024587.

Jonung, L. (1993). The rise and fall of credit controls: the case of Sweden, 1939–89. In Monetary Regimes in Transition, M. Bordo and F. Capie (eds), p. 346-370.

Jorda, Oscar, Moritz Schularick, and Alan M. Taylor, 2013. “When Credit Bites Back.” Journal of Money, Credit and Banking, 45(s2): 3–28. Available at:https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/jmcb.12069.

Ostry, J., Ghosh, A., Chamon, M. And Qureshi, M. (2012). Tools for managing financial-stability risks from capital inflows. Journal of International Economics, 88, 407–21. Available at: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022199612000177.

Stuart Aveyard, Paul Corthorn, Sean O’Connell, 2018, “Crisis and Credit Control, 1964–1971”. Available at: https://doi.org/10.1093/oso/9780198732235.003.0005.

Schreft, S. (1990). Credit Controls: 1980s. Federal Reserve Bank of Richmond Economic Review, 76(6), pp.25–55. Available at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2122688.

Simmons, E.C. (1947) ‘The role of selective credit control in monetary management’, The American Economic Review, 37(4), pp. 633–641. Available at: https://www.jstor.org/stable/648.

Sveriges Riksbank, December 2012, Monetary Policy Update, ISSN 2001-0311 http://archive.riksbank.se/Documents/Rapporter/PPU/2012/121218/rap_ppu_121218_eng.pdf.

Website NHTW một số quốc gia

Báo cáo Thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2010- 2021.

Dương Thị Thanh Bình (2021), Hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ nhằm từng bước chuyển dịch từ cơ chế điều hành khối lượng sang điều hành theo giá tại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ.

Các văn bản pháp lý liên quan.

  • Cùng chuyên mục
Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.

Tài chính - 10/11/2024 09:40

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững

Tài chính - 09/11/2024 13:44

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.

Tài chính - 09/11/2024 13:39

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tài chính - 09/11/2024 13:38

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Tài chính - 09/11/2024 13:37

Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi

Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi

Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 do suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi.

Tài chính - 09/11/2024 06:30

3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500

3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500

Agribank, BIDV và Vietinbank là 3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ có 3 ngân hàng là VPBank, Techcombank và Sacombank.

Tài chính - 08/11/2024 16:20

Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh

Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh

Điểm sáng thị trường phiên 8/11 là nhóm cổ phiếu công nghệ viễn thông khi hầu như đều tăng mạnh như ABC, MFS, ICT tăng trần, VTK tăng 13,4%, ONE tăng 7,4%,…

Tài chính - 08/11/2024 16:18

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi đối với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao và mong muốn những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ để tạo ra hiệu ứng tốt hơn.

Tài chính - 08/11/2024 16:10

Giá vàng trong nước tăng trở lại

Giá vàng trong nước tăng trở lại

Giá vàng trong nước tăng trở lại sau khi giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.

Tài chính - 08/11/2024 09:54

Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp

Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp

Đúng như dự báo của thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức 25 điểm cơ bản (0,25%).

Tài chính - 08/11/2024 08:46

Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?

Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?

Ông Phan Thành Muôn được cơ quan điều tra xác định là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với vốn điều lệ 900 tỷ đồng.

Tài chính - 08/11/2024 07:00

Được ngân hàng mẹ liên tục rót vốn, ACBS kinh doanh thế nào?

Được ngân hàng mẹ liên tục rót vốn, ACBS kinh doanh thế nào?

Bắt đầu từ 2021, ACBS được Ngân hàng ACB mạnh tay rót tiền để nâng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh nghiệp tăng cường vay nợ ngắn hạn để tài trợ hoạt động kinh doanh.

Tài chính - 08/11/2024 07:00

Doanh nghiệp niêm yết báo lãi quý III tăng mạnh

Doanh nghiệp niêm yết báo lãi quý III tăng mạnh

Các lĩnh vực bán lẻ, điện và hàng cá nhân & gia dụng đều ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận ngành bán lẻ tăng 142%, dẫn đầu bởi MWG.

Tài chính - 08/11/2024 07:00

Lợi nhuận CTCP Phú Tài tăng trưởng nhờ đá, gỗ

Lợi nhuận CTCP Phú Tài tăng trưởng nhờ đá, gỗ

Sau 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần Phú Tài đạt hơn 4.530 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 349,3 tỷ đồng. Tính ra, công ty đã hoàn thành 73,3% mục tiêu doanh thu và 75,6% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tài chính - 08/11/2024 07:00

Tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá: CIEM đề xuất 3 phương án

Tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá: CIEM đề xuất 3 phương án

Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Tài chính - 08/11/2024 07:00