Cái lý của 'room' tín dụng
Trước những ý kiến trái chiều xung quanh việc điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Tạp chí Nhà đầu tư đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức - người có nhiều năm gắn bó với ngành ngân hàng đế có thêm góc nhìn từ khía cạnh pháp lý.
Đầu tháng 12/2023, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 và 2023 của Ngân hàng Nhà nước. Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành tăng trưởng tín dụng, xây dựng, giao, điều hành chỉ tiêu, hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 và 2023, công tác quản lý, giám sát việc thực hiện tăng trưởng tín dụng. Thanh tra Chính phủ được giao báo cáo Thủ tướng việc triển khai trong tháng 12 và kết quả thanh tra trong tháng 1/2024.
Yêu cầu thanh tra công tác điều hành tăng trưởng tín dụng của NHNN được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng năm 2023 thấp so với mục tiêu (tính đến 20/12 tăng trưởng tín dụng mới đạt 10,85%), trên thị trường diễn ra cuộc đua tăng lãi suất từ cuối tháng 9/2022 đến gần hết quý III/2023. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV một số đại biểu cũng đặt vấn đề việc điều hành tín dụng theo hạn mức, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không còn phù hợp với thông lệ quốc tế, nên xem xét bỏ. Một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà phân tích cũng kiến nghị đã đến lúc nên có một công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác thay vì giao hạn mức, room tín dụng.
Trước các vấn đề dư luận, Chính phủ đặt ra với công tác điều hành tín dụng theo room, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng mới đây đã chia sẻ: "Đối với vấn đề điều hành tăng trưởng tín dụng, NHNN xem xét đánh giá lại toàn bộ quá trình điều hành chỉ tiêu room tín dụng những mặt được cũng như chưa được. Trong thời gian tới, việc có tiếp tục duy trì room tín dụng hay không hoặc có lộ trình như thế nào… sẽ trên tinh thần khắc phục hạn chế tạo điều kiện đảm bảo tiêu chí kiểm soát được rủi ro tín dụng".
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề điều hành tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN. Để có thêm một góc nhìn từ cơ sở pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI - người có nhiều năm gắn bó với ngành ngân hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Ảnh: Trọng Hiếu
PV: Trước tiên, xin ông cho biết quan điểm về việc điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN - vấn đề đang rất được quan tâm trên thị trường tài chính?
Luật sư Trương Thanh Đức: Ngân hàng Nhà nước có nhiều công cụ để quản lý về tăng trưởng và chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc đặt ra chỉ tiêu, hạn mức tăng trưởng tín dụng hay room tín dụng trong hơn chục năm qua dường như là một việc tất yếu, vì 3 lý do sau đây:
Thứ nhất, từ trước đến nay, các doanh nghiệp và nền kinh tế đã dựa quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, nên cần phải hạn chế tăng tưởng tín dụng, nhất là trong nhiều năm nay các tổ chức tài chính quốc tế liên tục cảnh báo về việc tăng trưởng tín dụng của Việt Nam là quá cao, quá rủi ro;
Thứ hai, NHNN hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ tiêu, hạn mức tăng trưởng tín dụng hay room tín dụng. Đó là quy định tại Điều 10 về "Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia", Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định việc sử dụng 06 công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Các Nghị định của Chính phủ quy định về chứng năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, chẳng hạn như khoản 4, Điều 2 về Nghị định số 102/2022/NĐ-CP, đều cho phép Ngân hàng Nhà nước được sử dụng "các công cụ, biện pháp khác" để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Thứ ba, việc giao chỉ tiêu tín dụng tuy mang tính hành chính và có những bất cập, nhưng điều đặc biệt quan trọng là phù hợp với thực tế, với bối cảnh thị trường ngân hàng Việt Nam, có đặc thù riêng và những yêu cầu rất khác biệt so các nước, nhất là các nước phát triển.
Có nhiều công cụ thể hướng tới room tín dụng, trong đó có dự trữ bắt buộc là một công cụ chuẩn mực, hiệu quả theo thông lệ quốc tế. Đúng là sử dụng công cụ này thì Ngân hàng Nhà nước rất dễ dàng thắt mở tăng trưởng tín dụng, tăng dư nợ cao thấp hay giảm xuống một cách đơn giản. Nhiều năm nay, dự trữ bắt buộc của chúng ta là từ 1% - 3% tuỳ thuộc vào tính chất của các ngân hàng. Chỉ cần tăng tỷ lệ này lên một vài phần trăm thì lập tức bóp mạnh tăng trưởng tín dụng và ngược lại.
Tuy nhiên, sử dụng công cụ được ví như "bom tấn" này thì "sức công phá" của nó lại gây ra nguy cơ xáo trộn lớn, biến động mạnh, mất ổn định, không đạt được mục tiêu tái cơ cấu và ổn định hệ thống ngân hàng. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì chi phí vốn của ngân hàng thương mại sẽ tăng lên rất mạnh, đẩy lãi suất lên cao, ảnh hưởng lớn đến chính các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp và nền kinh tế. Cùng với đó, những ngân hàng còn nhiều hạn chế, đang gặp khó khăn, đang trong giai đoạn hồi phục, sẽ không thể chịu được áp lực này. Thậm chí giáng vào cả những ngân hàng mạnh khoẻ đang gánh đỡ hỗ trợ ngân hàng yếu kém. Còn nếu phải áp đặt nhiều tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau thì lại vẫn luẩn quẩn không khác nhiều với việc giao hạn mức tín dụng, mà tác dụng phụ còn nan giải hơn.
Một chính sách thẳng căng là chưa phù hợp với bối cảnh điều hành chính sách tiền tệ đa mục tiêu như Việt Nam. Ví dụ như năm vừa rồi, cùng nhằm mục tiêu chống lạm phát, nhưng trong khi cả thế giới tăng lãi suất nhiều lần thì chúng ta lại giảm lãi xuống nhiều đợt. Vận hành công cụ chính sách theo đúng chuẩn mực quốc tế thì rất dễ, nhưng cái khó là không làm được đồng bộ và nhất là để chống đỡ với những hiệu ứng, hệ quả tiêu cực mà nó mang lại thì lại quá khó.
Ông nhắc tới "bối cảnh Việt Nam" và chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Ông có thể giải thích rõ hơn, nó liên quan gì tới điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng?
Luật sư Trương Thanh Đức: Ví dụ, lâu nay để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải kèm theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tương ứng và giảm lãi suất. Nhưng trọng trách số một của Ngân hàng Nhà nước, cũng giống như các ngân hàng trung ương khác, đồng thời phải vì mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát thì lại phải giảm tăng trưởng tín dụng và tăng lãi suất. Chọn một mục tiêu đã không dễ, chọn đồng thời hai mục tiêu thì luôn phải gồng mình co kéo và rất dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, xung đột.
Rồi còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và luôn đi liền với rủi ro. Khi tín dụng tăng mạnh thì thấy bức xúc với chỉ tiêu giới hạn, nhưng khi không cho vay ra được thì lại thấy hạn mức tín dụng như thừa. Dòng chảy tín dụng ngân hàng cũng như dòng xe cộ trên đường cao tốc. Đường rất to đẹp, rất vắng thì cũng không được chạy quá tốc độ tối đa cho phép. Đường ùn tắc thì phải chấp nhận đi dưới tốc độ cho phép. Không thể yêu cầu tháo biển tăng tốc độ tối đa và gỡ biển hạn chế tốc độ tối thiểu.
Một số đề xuất cho rằng nên công khai về tiêu chí giao room để biết ngân hàng nào được giao nhiều, ngân hàng nào được giao ít, giúp minh bạch hoá thông tin. Ông nghĩ sao về đề xuất này?
Luật sư Trương Thanh Đức: Như vậy đúng là công khai, minh bạch, rõ ràng, nhưng dù chỉ là người đứng ngoài, tôi cũng thấy đâu có đơn giản như thế. Nếu cứ đằng thẳng ra ngân hàng này xếp hạng A được tăng trưởng 20%, ngân hàng kia hạng C được 5% và ngân hàng khác không được tăng trưởng một đồng nào vì quá rủi ro, yếu kém chẳng hạn, thì lại liên quan đến chuyện người dân không gửi tiền vào ngân hàng này, dừng giao dịch với ngân hàng kia. Lại tiềm ẩn nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Vì vậy, làm cách đó chỉ hợp lý nếu chắc chắn không gây ra nguy cơ đáng kể. Hay nói cách khác, sẽ làm chỉ khi nào người dân sẵn sàng chấp nhận và Nhà nước hoàn toàn tự tin cho phá sản bất cứ ngân hàng nào nếu không trả được nợ đến hạn. Còn bây giờ, có thể diễn đạt thành, Luật Các tổ chức tín dụng chỉ cho phá sản ngân hàng sau nhiều năm hoàn toàn vô phương cứu chữa.
Mục tiêu lâu dài thì khỏi cần tranh cãi, nhưng với thực trạng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng như lâu nay thì không hề dễ dàng, đơn giản, thậm chí là đòn cân não cho cơ quan chức năng và những người đảm nhận trách nhiệm.
Cuối cùng, trước sau thì cũng sẽ đến lúc phải bỏ room tín dụng, nhưng đừng bao giờ hy vọng buông bỏ hoàn toàn, mà sẽ được thay thế bằng biện pháp khác thích hợp hơn, hiệu quả hơn.
Muốn bảo đảm đạt được mục tiêu lớn, phát triển đi đôi với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thì vẫn phải bám sát quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm mục tiêu số một là "nhằm ổn định giá trị đồng tiền", mục tiêu số hai là "bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng".
Xin trân trọng cảm ơn Ông!
- Cùng chuyên mục
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh
Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Tài chính - 05/06/2025 07:00
VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?
Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.
Tài chính - 04/06/2025 12:28
VN-Index có thể đạt 1.500 điểm
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.
Tài chính - 03/06/2025 16:52
GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra
TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.
Tài chính - 03/06/2025 13:11
Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.
Tài chính - 03/06/2025 11:08
Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân
Trong tổng số khoảng 7.800 tỷ đồng các ngân hàng cam kết cho các dự án nhà ở xã hội được đưa vào danh mục, doanh số giải ngân đã đạt gần 50%, trong đó chủ yếu là các chủ đầu tư.
Tài chính - 03/06/2025 10:20
Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong bối cảnh dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 4 đạt hơn 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024.
Tài chính - 02/06/2025 20:55
Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu Masan MEATLife tăng vọt?
Cổ phiếu Masan MEATLife bắt đầu phục hồi tốt từ đầu năm 2025 cùng kết quả kinh doanh có lãi trở lại. Doanh nghiệp ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp có lãi nhờ giá thịt heo tăng cao.
Tài chính - 02/06/2025 18:02
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago