Không dư gạo để bán, Việt Nam có nên mở rộng thị trường xuất khẩu?
Ngành lúa gạo đang đứng trước bài toán khó: Nếu mở rộng thị trường xuất khẩu thì nguồn cung trong nước có thể không đủ, còn không mở rộng thị trường thì có thể bị ép giá…
Bài toán cân đối cung - cầu
Tại Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu Tư phối hợp tổ chức ngày 4/4, bà Trần Thị Thanh Bích, Tổng biên tập Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ dẫn số liệu thống kê cho biết, năm 2024, ngành gạo Việt Nam đã tạo dấu ấn đặc biệt với sản lượng xuất khẩu đạt kỷ lục 9,18 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,75 tỷ USD, giữ vững vị thế là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
“Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, đồng thời mở ra kỳ vọng cho một năm mới tiếp tục gặt hái thành công. Điều đó khẳng định vị lúa gạo không chỉ là trụ cột của nền kinh tế nông nghiệp mà còn là niềm tự hào của xuất khẩu Việt Nam…”- Bà Bích nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngành lúa gạo đang đứng trước nhiều thách thức, mà nổi lên là vấn đề cân đối cung - cầu.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Intimex, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, từ 6 triệu tấn những năm trước lên 7,5 triệu tấn năm 2022 và vượt lên 9,18 triệu tấn năm ngoái, doanh thu trên 5,7 tỷ USD. Ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu trong quý I năm nay đạt 2,25 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2024
Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu đó, ngoài lúa gạo của Việt Nam, các doanh nghiệp còn nhập khẩu lúa từ Campuchia với khoảng 3 triệu tấn năm 2023 và 3,8 triệu tấn năm 2024.

“Chúng ta đang ở ngưỡng không dư gạo để bán. Cả cung và cầu lúa gạo trên thế giới đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến giá lúa gạo tăng cao…”- Ông Nam thông tin.
Theo Chủ tịch VFA, hoạt động của ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay có hai hình thức chính:
Một là, sản xuất và xuất khẩu từ sản phẩm trong nước: diện tích trồng lúa ở Việt Nam có xu hướng giảm theo định hướng của Chính phủ và ngành nông nghiệp, với sản lượng dự kiến chỉ còn từ 3 - 4 triệu tấn gạo.
“Điều này tạo ra bài toán khó khăn, đó là nếu mở rộng thị trường xuất khẩu thì nguồn cung trong nước có thể không đủ, còn không mở rộng thị trường thì có thể bị ép giá…- Ông Nam băn khoăn.
Hình thức thứ hai là, thu mua và xuất khẩu từ các nước khác. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã chủ động thu mua lúa gạo từ các nước láng giềng như Campuchia để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
“Việc này mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua, ví dụ như nông dân Campuchia thích bán cho Việt Nam nhờ giá tốt hơn. Vai trò của các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay không chỉ là giải quyết vấn đề lúa gạo trong nước mà còn tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới…”- Chủ tịch VFA đánh giá.
Rà soát, mở rộng thị trường tiềm năng
Trở lại câu chuyện cung- cầu với câu hỏi: “Có nên mở rộng thị trường?”- Chủ tịch VFA cho biết, mặc dù đang bị “đứt” thị trường Indonesia nhưng Việt Nam đang dần chiếm lĩnh các thị trường truyền thống như Philippines, châu Phi nhờ sự khác biệt về chất lượng và giá cả so với các quốc gia xuất khẩu khác. Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi trong tập quán sản xuất, nghiên cứu thị trường…
Theo đó, thị trường xuất khẩu của gạo Việt Nam ngày càng đa dạng, trải rộng khắp châu Á, châu Phi (18%), Trung Đông (2%), châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương (4%). Trong đó, châu Á vẫn là thị trường trọng điểm, chiếm khoảng 72% tổng lượng xuất khẩu.
Đề cập đến thị trường Philippines, Chủ tịch VFA cho biết, Philippines là một ví dụ điển hình về thị trường quan trọng của Việt Nam. Theo đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines rất lớn do dân số tăng nhanh trong khi diện tích và sản lượng lúa trong nước giảm. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho Philippines. Đồng thời, người tiêu dùng Philippines đã quen với gạo Việt Nam và khó thay đổi thói quen.
Còn đối với thị trường Trung Quốc, đã có thời điểm Việt Nam mất thị phần tại thị trường này do chính sách dự trữ của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng lớn, đặc biệt khi họ cần bổ sung nguồn cung.
Theo Chủ tịch VFA, mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết để ổn định đầu ra cho hàng hóa gạo của Việt Nam nhưng cần có chiến lược ổn định cho từng thị trường cụ thể.
Đối với các thị trường như châu Phi, cần cân nhắc các yếu tố đặc thù như: Yêu cầu về hình thức thanh toán (cho nợ, kéo dài thời gian thanh toán); ảnh hưởng đến tài chính và hạn mức tín dụng của doanh nghiệp…

“Việt Nam khá nhanh trong chiếm lĩnh thị trường gạo, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh nhạy tìm kiếm thị trường, tìm phân khúc có lợi nhất. Bộ Nông nghiệp và Môi trường luôn tạo ra môi trường tốt nhất cho kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về chính sách công (bảo quản, giống, chất lượng, đàm phán mở cửa thị trường).Gạo thương hiệu cao là lựa chọn của các doanh nghiệp và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong định hướng thị trường, định hướng giá trị trong chuỗi lúa gạo Việt Nam….:- Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phong, doanh nghiệp Việt Nam đang mở rộng tìm kiếm thị trường tiềm năng. Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Viện rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới. Trong đó phân tích xem thị trường mới đó chúng ta vào được loại gạo nào, đối thủ cạnh tranh là ai, làm sao chúng ta chiếm được thị phần tốt trong những thị trường đó.
“Chúng ta có chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp, trong đàm phán với các nước về xuất khẩu gạo, chúng ta có đưa thông điệp Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới làm gạo chất lượng cao phát thải thấp với quy mô lớn. Đây là cách tiếp thị mạnh cho thị trường cao cấp…”- ông Phong thông tin.
Gỡ khó cho doanh nghiệp
Là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực, song các doanh nghiệp ngành lúa gạo đang gặp khó khăn về tài chính, hoàn thuế, cơ sở hạ tầng logistics…
Tại Hội thảo, đại diện VFA đã kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ về chính sách tài chính, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lương thực, trong đó có gạo.
Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu, hướng tới việc giảm tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình, đồng thời tăng tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản. Cụ thể, đến năm 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình sẽ giảm xuống không quá 15%, trong khi tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản sẽ tăng lên khoảng 40%. Đến năm 2030, các mục tiêu này còn tham vọng hơn, với tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không quá 10% và tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản khoảng 45%.
Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo ra sự khác biệt trên thị trường thế giới. Xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả, từ sản xuất đến tiêu thụ, nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nông dân và doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Để đạt được các mục tiêu trên, VFA kiến nghị: Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cần tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao và tăng cường xúc tiến thương mại; Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng cường các chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo; Bộ Tài chính cần đưa ra hướng dẫn cụ thể về xử lý hoàn thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp; Bộ Công Thương cần tăng cường thông tin về xuất khẩu, điều chỉnh quản lý xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường và đàm phán mở cửa thị trường; Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cảng Cái Cui và nâng cấp kênh Quan Chánh Bố ở ĐBSCL để tạo thuận lợi cho xuất khẩu.
VFA cùng kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quy hoạch, xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu, đánh giá thổ nhưỡng và thu hút đầu tư vào chế biến lúa gạo.
"Ngành lương thực Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng, tin tưởng rằng ngành lương thực sẽ tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước"- Chủ tịch VFA Đỗ Hà Nam nhấn mạnh.
- Cùng chuyên mục
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới THACO Mobihome 120
THACO AUTO vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - THACO Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài
Doanh nghiệp - 13/06/2025 14:05
Foxconn xuất khẩu 97% lượng iPhone từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế quan
Dữ liệu hải quan cho thấy gần như tất cả iPhone do Foxconn xuất khẩu từ Ấn Độ đều được chuyển đến Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, theo Reuters.
Thị trường - 13/06/2025 12:56
EVNGENCO3: Đẩy mạnh đầu tư các dự án nguồn điện giai đoạn 2025 – 2030
Ngày 10/6/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3), mã chứng khoán PGV, đã tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Doanh nghiệp - 13/06/2025 11:29
Giá dầu thế giới tăng vọt hơn 9% sau khi Israel tấn công Iran
Giá dầu tăng vọt hơn 9% vào thứ Sáu, đạt mức cao nhất trong gần 5 tháng sau khi Israel tấn công Iran, làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông và làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu bị gián đoạn, theo Reuters.
Thị trường - 13/06/2025 11:20
Các nhà giao dịch Phố Wall đổ xô vào kim loại quí
Các nhà giao dịch Phố Wall săn lùng lợi nhuận nhận thấy các khoản đầu tư sinh lời nhất thời gian qua là ở thị trường kim loại quý, theo CNN.
Thị trường - 13/06/2025 08:42
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – Viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Doanh nghiệp - 13/06/2025 08:00
MedArmor khai trương trung tâm y tế ứng dụng công nghệ AI tại TP.HCM
MedArmor chính thức giới thiệu trung tâm chăm sóc sức khỏe và tầm soát ung thư ứng dụng công nghệ AI tại địa chỉ 33C Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường - 12/06/2025 14:46
Người trẻ kỳ vọng gì ở ngân hàng số hiện nay?
Ngân hàng trong mắt người trẻ không còn là nơi để "gửi tiền cho an toàn" mà phải là một trải nghiệm số hóa - tiện lợi, cá nhân hóa, hợp gu, thậm chí còn mang tính giải trí. Muốn chạm được thế hệ số, ngân hàng không chỉ cần số hóa, mà phải thật sự hiểu họ.
Doanh nghiệp - 12/06/2025 12:10
Ông Trump nói sẽ thiết lập thuế quan đơn phương trong vài tuần tới
Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên vào hôm thứ Tư rằng ông sẽ gửi thư cho các đối tác thương mại trong một hoặc hai tuần tới để thiết lập mức thuế quan đơn phương.
Thị trường - 12/06/2025 10:56
Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng
Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với mức lãi suất ưu đãi.
Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:50
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:49
PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác
Mới đây, PVFCCo – Phú Mỹ và PVOIL đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra giai đoạn hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực giữa hai đơn vị thành viên thuộc Petrovietnam.
Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:48
Giá vàng thế giới hướng tới mốc mới
Giá vàng thế giới tăng mạnh, hiện đã vượt qua mốc 3.370 USD/ounce và được dự báo sẽ có thể lên tới 3.500 USD/ounce.
Thị trường - 12/06/2025 10:00
Doanh nghiệp xây dựng Bắc Ninh 'chết đứng' vì thiếu cát
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cát xây dựng ở tỉnh Bắc Ninh đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu và hạ tầng. Hàng loạt công trình bị đình trệ, một số doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động do không có nguyên liệu đầu vào.
Thị trường - 12/06/2025 00:49
Ông Trump nói thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất'
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất', chờ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký, theo Yahoo Finance.
Thị trường - 11/06/2025 22:43
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Mới đây, Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu "mang chuông đi đánh xứ người".
Doanh nghiệp - 11/06/2025 21:52
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago