Khi nào siêu chu kỳ hàng hóa tiếp theo xảy ra?
Việc giao dịch điên cuồng và giá tài nguyên thiên nhiên, từ đồng, quặng sắt tới đậu tương và gỗ, tăng mạnh khiến thị trường bàn tán xôn xao về khả năng thị trường hàng hóa toàn cầu đang bước vào siêu chu kỳ.
Trong bối cảnh các chính phủ ồ ạt đổ tiền để phục hồi kinh tế thông qua loạt dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch, thị trường hàng hóa xuất hiện dấu hiệu phát triển bùng nổ với giá cả lên cao nhất nhiều năm, dấy lên lo ngại về lạm phát. Các sự kiện chấn động như vậy làm giàu cho những quốc gia và thương nhân đang kiểm soát nguồn tài nguyên cũng như có đủ sức mạnh để định hình thị trường hàng hóa thế giới.
Siêu chu kỳ là gì?
Siêu chu kỳ là trong một thời gian dài, thị trường chứng kiến tăng trưởng nhu cầu mạnh tới nỗi các nhà cung cấp phải vật lộn để đáp ứng đủ, từ đó dẫn tới tình trạng giá cả hàng hóa liên tục tăng trong nhiều năm, đôi khi là kéo dài hơn một thập kỷ. Điều này trái ngược với một chu kỳ tăng giá ngắn ngủi được tạo ra bởi cú sốc nguồn cung như mất mùa hay đóng cửa các mỏ quặng.
Siêu chu kỳ có xu hướng xảy ra trùng với thời kỳ công nghiệp quá và đô thị hóa nhanh. Siêu chu kỳ gần nhất được “châm ngòi” bởi sự phát triển chóng mặt của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, động thái giúp loại bỏ các rào cản đối với thương mại.
Các chuyên gia kinh tế xác định có 3 siêu chu kỳ khác từng xảy ra kể từ đầu thế kỷ 20, mỗi siêu chu kỳ lại bị chi phối bởi một sự kiện chuyển đổi. Quá trình công nghiệp hóa tại Mỹ tạo ra siêu chu kỳ đầu tiên vào đầu những năm 1900. Siêu chu kỳ thứ 2 đến từ làn sóng tân trang vũ trang và sự trỗi dậy của Đức Quốc Xã trong những năm 1930. Cuối cùng, quá trình tái thiết ở châu Âu và Nhật Bản sau Thế Chiến II thúc đẩy siêu chu kỳ thứ 3.

Đầu năm 2021, giá nhiều hàng hóa bùng nổ và có một số dự báo cho rằng chúng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Ảnh: Reuters
Điều gì có thể kích hoạt siêu chu kỳ tiếp theo?
Mỹ đã bơm hàng nghìn tỷ USD để ngăn chặn nền kinh tế sụp đổ trong cuộc khủng hoảng y tế vì đại dịch Covid-19. Quốc gia này cũng lên kế hoạch tăng chi tiêu vào hạ tầng để xây dựng lại hệ thống cầu đường và lưới điện, những dự án cần một khối lượng vật liệu, như thép và xi măng, khổng lồ.
Hậu đại dịch, các quốc gia lớn khác tại châu Âu và khu vực khác có thể cũng đổ tiền vào cuộc chuyển đổi năng lượng, từ chuyển sang dùng điện tái tạo, xe điện tới mọi thứ cần thiết để loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm. Điều này có nghĩa là họ sẽ cần nhiều đồng hơn để sản xuất xe điện và trạm sạc điện, cùng với các vật liệu khác để làm cuộc cách mạng điện như lithium, cobalt, nickel, than chì và đặc biệt là đất hiếm, thứ cần cho các sản phẩm công nghệ cao và pin.
Dấu hiệu là gì?
Đầu năm 2021, giá nhiều hàng hóa bùng nổ và có một số dự báo cho rằng chúng sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Giá đồng vượt 10.000 USD/tấn trong tháng 4 và Trafigura Group, nhà kinh doanh đồng hàng đầu thế giới, dự đoán giá có thể chạm 15.000 USD/tấn trong thập kỷ tới.
Giá đậu tương và ngô cũng lên cao nhất trong nhiều năm qua do nhu cầu tăng mạnh ở Trung Quốc khi quốc gia này tái đàn lợn. Làn sóng xây dựng mạnh mẽ gây bất ngờ cho các nhà máy cưa ở Bắc Mỹ khi đẩy giá gỗ xẻ lên kỷ lục.
Giá vận chuyển cũng tăng mạnh với Chỉ số Drewry World Container ngày 27/5 cho thấy cước phí vận chuyển một container 40 ft từ Thượng Hải, Trung Quốc, đến Rotterdam, Hà Lan, tăng lên 10.174 USD, tăng 3,1% so với một tuần trước đó và 485% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận năm 2011. Giá dầu cũng phục hồi trước dấu hiệu cho thấy mọi người bắt đầu lái xe nhiều hơn.
Sẽ kéo dài bao lâu?
Giá kim loại cao là quyết định của các công ty khai khoáng lớn trên thế giới cách đây nửa thập kỷ nhằm ngừng bơm nguồn cung khổng lồ vào thị trường thế giới và tập trung cải thiện khả năng sinh lời. Giờ đây, việc mở rộng các mỏ mới sẽ mất nhiều thời gian ngay cả khi Trafigura ước tính thế giới cần thêm 10 triệu tấn đồng mỗi năm tới năm 2030.
Việc Trung Quốc kiểm soát khí thải cũng có thể tác động đến giá, với các nhà sản xuất thép đang chịu áp lực lớn trong việc hạn chế sản lượng. Có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ một nửa sản lượng kim loại toàn cầu, đang tích trữ nguyên liệu thô.
Trong số những chuyên gia lạc quan, nhóm phân tích tại JPMorgan Chase & Co dự đoán đà tăng giá của thị trường hàng hóa sẽ làm nên thời kỳ phục hồi kinh tế bùng nổ hậu đại dịch. Một số người khác lại cho rằng đợt tăng giá đột biến này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do người tiêu dùng tập trung nhiều hơn vào dịch vụ, giảm bớt nhu cầu vào những mặt hàng thâm dụng như điện tử và thiết bị gia dụng.
Tại sao siêu chu kỳ lại quan trọng?
Một mặt, siêu chu kỳ có thể thúc đẩy lạm phát. Tức là giá hàng hóa tăng có nguy cơ đẩy giá thực phẩm, từ lát sandwich tới tòa nhà chọc trời, lên cao. Thật vậy, năm 2021 đã gây ra một cuộc tranh luận về khả năng các ngân hàng trung ương có thể phải giảm các biện pháp hỗ trợ kinh tế, một ý tưởng đã làm chao đảo thị trường tài chính.
Tuy nhiên, giá hàng hóa bùng nổ có thể gây ra những hậu quả to lớn đối với sự tác động qua lại lẫn nhau giữa tiền và quyền lực. Cuốn sách “The World for Sale” từng nhận định cần phải hiểu cách dầu mỏ và kim loại làm giàu cho những quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú như Australia, Brazil, Chile, Arab Saudi và Nigeria, cũng như việc dòng tiền chảy từ thị trường vào túi của các ông trùm và quan chức tham nhũng ra sao.
Những siêu chu kỳ như vậy có thể tác động đến chiến tranh, tranh chấp biến giới và thay đổi tiến trình lịch sử.
(Theo NDH)
- Cùng chuyên mục
EU kỳ vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ
Liên minh châu Âu cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận như Anh Quốc đã đạt được với Hoa Kỳ khi các cuộc đàm phán bắt đầu tăng tốc trước thời hạn 9/7.
Thị trường - 20/06/2025 11:28
Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran
Các thị trường tài chính có thể sẽ hứng chịu một đợt bán tháo 'bất ngờ' nếu quân đội Hoa Kỳ tấn công Iran và các nhà kinh tế cảnh báo rằng giá dầu tăng mạnh có thể gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã căng thẳng vì thuế quanTrump.
Thị trường - 20/06/2025 06:45
Giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh
Giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh thêm gần 1.500 đồng/lít từ 15h00 chiều nay.
Thị trường - 19/06/2025 15:11
Giá vàng giảm sau tuyên bố của Fed
Giá vàng thế giới đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và phát tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn trong thời gian tới.
Thị trường - 19/06/2025 10:30
FiinRatings xếp hạng tín nhiệm A cho MSB với triển vọng Ổn định
Đây là kết quả tích cực dựa trên đánh giá toàn diện về vị thế kinh doanh, hồ sơ vốn và khả năng sinh lời, vị thế rủi ro, tình hình quản trị nguồn vốn và thanh khoản của MSB trên thị trường.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 09:58
Cơ hội mới cho xuất khẩu khoáng sản Việt Nam
Trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu khoáng sản, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi đáng kể với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phân bố rộng khắp.
Thị trường - 19/06/2025 08:43
BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500
Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, trong đó BIDV được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất toàn ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về quy mô tổng tài sản.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 08:22
PVFCCo-Phú Mỹ và bước chuyển mình trong kinh doanh
Trong suốt hơn 2 thập kỷ phát triển, mô hình kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) đã nhiều lần được điều chỉnh để đáp ứng thực tiễn từng giai đoạn. Nhưng có lẽ, chưa lần nào sự thay đổi lại mang tính căn cơ và quyết liệt như hiện nay.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:51
VPBank tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500
VPBank tăng 4 bậc lên vị trí 87 trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, khẳng định những bước tiến về quy mô, hiệu quả hoạt động và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong khu vực.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42
Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk' lọt Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng "nhà" là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42
Viettel có 3 công ty thành viên nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á
Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:40
'Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa': Lối sống xanh từ mỗi hành trình nhỏ
Sau hơn hai tháng triển khai, “Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa”, chương trình tri ân lớn nhất của Xanh SM lan tỏa tinh thần sống xanh tới đông đảo người dùng Việt và nhận nhiều phản hồi tích cực.
Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:02
Nikkei Asia: Dịch vụ taxi điện của GSM dẫn đầu Việt Nam, mở rộng sang Philippines
Theo Nikkei Asia, Green and Smart Mobility (GSM) - thương hiệu taxi điện thuộc sở hữu của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường nội địa chỉ sau hai năm hoạt động và bắt đầu mở rộng ra nước ngoài.
Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:00
Vincom Mega Mall Ocean City ấn định ngày khai trương, hé lộ loạt trải nghiệm hấp dẫn
Ngày 22/8, Vincom Mega Mall Ocean City, trung tâm thương mại đẳng cấp phía Đông Hà Nội khai trương, mở ra điểm đến mới với loạt trải nghiệm thú vị.
Doanh nghiệp - 18/06/2025 14:59
Sun Solar Residence và vị trí 'đắt xắt ra miếng' giữa tâm mạch phồn hoa Đà Nẵng
Tỷ phú Donald Trump từng nhấn mạnh trong cuốn “Trump: The Best Real Estate Advice I Ever Received” rằng: “Khi bạn mua BĐS, 3 quy tắc quan trọng nhất vẫn là: vị trí, vị trí, vị trí”. Không ngẫu nhiên khi giới tinh hoa luôn sẵn sàng chi trả xứng đáng để sở hữu một BĐS tại trung tâm đô thị lớn – nơi giá trị không thể sao chép. Và Sun Solar Residence xứng đáng là "viên kim cương" trong bộ sưu tập BĐS hạng sang hiếm hoi còn sót lại tại lõi trung tâm Đà Nẵng.
Doanh nghiệp - 17/06/2025 15:46
Vietbank nổi bật tại Ngày hội Việc làm và Đào tạo VCTF Vietnam 2025
Tham dự một trong những sự kiện tuyển dụng và đào tạo quy mô lớn nhất trong năm dành cho người lao động, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) với vai trò nhà tài trợ kim cương đã mang đến những chia sẻ chuyên sâu với chuỗi International Career Summit, cùng gian hàng thông tin tuyển dụng nổi bật, năng động thu hút hàng nghìn lượt khách mời và ứng viên tiềm năng.
Doanh nghiệp - 17/06/2025 13:08
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago