Kế hoạch ngưng sử dụng đồng USD của Nga và tác động đến Việt Nam

Nhàđầutư
Việc Nga thực hiện kế hoạch ngừng sử dụng USD, hướng đến sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch kinh tế là một phép thử mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế và để đạt được mục đích loại bỏ vai trò đồng USD trong giai đoạn hiện nay là khó thành công,...
TS.PHÙNG THẾ ĐÔNG
01, Tháng 12, 2018 | 09:24

Nhàđầutư
Việc Nga thực hiện kế hoạch ngừng sử dụng USD, hướng đến sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch kinh tế là một phép thử mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế và để đạt được mục đích loại bỏ vai trò đồng USD trong giai đoạn hiện nay là khó thành công,...

nga-bo-usd

Ngày 14/9/2018 theo Sputnik dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết, Nga sẽ không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự được ký kết giữa Nga với đối tác, mà sẽ sử dụng đồng RUB. Ảnh minh họa

Kể từ khi Nga bị Mỹ và các nước Phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt từ năm 2014 đến nay, đã làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế Nga, như: giá trị đồng RUB mất giá trầm trọng; lạm phát năm 2015 ở mức 12,91%, tăng 1,55% so với năm 2014 và tăng 6,46% so với năm 2013; ước tính có khoảng 2,3 triệu người Nga rơi vào cảnh đói nghèo trong 9 tháng đầu năm 2015; hoạt động đầu tư giảm mạnh, ước tính chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2015, đã giảm 5,5% hoạt động đầu tư.

Trong bối cảnh đó, Nga luôn tìm cách bảo vệ và nâng tầm giá trị đồng RUB. Một trong những giải pháp được đưa ra trong thời gian qua được Nga loan báo là từ hạn chế đến không sử dụng đồng USD trong các giao dịch thương mại.

Cụ thể, ngày 14/9/2018 theo Sputnik dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết, Nga sẽ không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự được ký kết giữa Nga với đối tác, mà sẽ sử dụng đồng RUB.

Tại Diễn đàn kinh tế phương Đông, Tổng thống Putin lập luận rằng, đang có xu hướng giảm tỷ trọng đồng USD sử dụng trong các giao dịch quốc tế, thay vào đó, nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch và Nga cũng không nằm ngoài xu thế này.

Trong thực tế, trước đây Nga đã có kế hoạch nâng tầm đồng RUB của mình, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế - chính trị hiện nay, kế hoạch này đang được triển khai mạnh mẽ, cụ thể: Tháng 4/2015, Nga và Iran đã xây dựng một cơ chế thanh toán quốc tế - nhất là với thương mại dầu mỏ - bằng đồng RUB thay cho đồng USD, hiện nay Nga và Trung Quốc đã xây dựng cơ chế chuyển đổi giữa đồng CNY và RUB;

Tháng 9/2017, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga phê chuẩn dự luật cho phép đưa đồng RUB trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga vào năm 2018; Tháng 8/2018, Ngân hàng Trung ương Nga ra tuyên bố quyết định tạm dừng mua ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD cho đến cuối tháng 9, nhằm đáp ứng chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý tài chính của chính phủ Nga; Tháng 9/2018, Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết Nga không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự với các đối tác.

Việc Chính phủ Nga thông báo về kế hoạch ngưng sử dụng đồng USD, trong đó NHTW Nga tạm dừng mua USD trên thị trường cũng đã mang lại tín hiệu tích cực trên thị trường tiền tệ Nga, giá trị đồng RUB tăng nhanh so với đồng USD, điều này cho thấy, đây là giải pháp Nga muốn giải cứu đồng RUB, làm giảm vai trò của đồng USD.

Diễn biến thị trường cho thấy, đây có thể xem là phép thức hữu hiệu của Chính phủ Nga trong bối cảnh căng thẳng chính trị và áp lực kinh tế trong nước, đặc biệt là tỷ giá.

Nhiều nhận định cho rằng, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela hay Ả-rập Saudi muốn hạ bệ đồng USD trong hệ thống tài chính quốc tế, cũng như hạ thấp vai trò của Mỹ với kinh tế - chính trị thế giới. Xét ở khía cảnh sức mạnh kinh tế - chính trị Mỹ hiện nay thì mục tiêu này khó sảy ra.

Trong thực tế, đầu thế kỷ XXI đã có nhiều quốc gia muốn hạ bệ USD nhưng đều thất bại. Xét ở góc độ chính trị, diễn biến này sẽ tạo nên một cuộc chiến ngầm giữa hai phe, một do Mỹ và Phương Tây cầm đầu và còn lại là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.

Tóm lại, để đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ và Phương Tây, việc Nga thực hiện kế hoạch ngừng sử dụng USD, hướng đến sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch kinh tế là một phép thử mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế và để đạt được mục đích loại bỏ vai trò đồng USD trong giai đoạn hiện nay là khó thành công, vì những lý do sau:

Thứ nhât, việc sử dụng đồng RUB thay cho USD hay sử dụng RUB-CNY thay cho USD trong thanh toán, nhất là thương mại dầu mỏ - không giúp Nga rời bỏ USD, vì dầu mỏ không phải là sản phẩm độc quyền hay mang thương hiệu Nga, chưa kể đến yếu tố Mỹ đang sở hữu công nghệ khai thác dầu khí đá phiến, đạt mức 11,5 triệu thùng/ngày. Thậm chí giá dầu thô dù có giảm xuống tới 30 USD/thùng thì Mỹ vẫn có lãi trong khai thác. Ngoài Mỹ, Ả-Rập-Xê-Út cũng sản xuất tới hơn 10 triệu thùng dầu/ngày.

Theo ước tính của Bộ tài chính Nga, nếu giá dầu giảm xuống còn 50USD/thùng, ngành xuất khẩu dầu mỏ của Nga sẽ chịu thiệt hại 160 tỷ USD/năm. Mặc dù ngành công nghiệp năng lượng chỉ chiếm 1/4 sản lượng kinh tế quốc gia, nhưng trên thực tế nó đã chiếm 70% GDP của Nga. Do đó, khi giá dầu mất giá đã tác động rất lớn đến kinh tế - chính trị ở Nga.

Thứ hai, Nga có thể rời bỏ đồng USD khi có những sản phẩm độc quyền lớn mạnh và đưa cơ chế thanh toán bằng đồng RUB. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga có quy mô nhỏ, nền kinh tế hàng hóa chưa đa dạng, sản phẩm độc quyền không có dấu ấn, đồng RUB yếu, do đó, việc ngưng giao dịch đồng USD tại các cảng biện có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Thứ ba, tuy vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga là sản phẩm độc quyền và Nga đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu vũ khí, tuy nhiên, thu từ nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thương mại và nguồn thu ngân sách, nên việc quy định thanh toán bằng RUB không có tác đụng lớn đến tỷ giá, cũng như không giúp Nga thoát USD.

Tác động đến Việt Nam?

Đối với Việt Nam, quốc gia có quan hệ thương mại song phương không quá lớn với Nga, tỷ trọng khoảng 5 tỷ USD, và hướng tới đạt 10 tỷ USD năm 2020, do đó việc Nga chỉ dùng RUB trong hoạt động thương mại, mua bán vũ khí quốc phòng với Việt Nam không có tác động đển tỷ giá, cũng như các biến số kinh tế khác, tuy nhiên cần lưu ý hai khía cạnh là:

Một, chúng ta cần hiểu kế hoạch ngưng sử dụng đồng USD của Nga và các nước đồng minh của Nga là vấn đề chính trị nhiều hơn là kinh tế, do vậy Việt Nam cần khéo léo và tránh xa đà vào cuộc chiến ngầm này; 

Hai, việc gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều trên cơ sở thanh toán đơn hàng bằng đồng RUB trên 10 tỷ USD có thể mang đến bất lợi cho Việt Nam, và có lợi cho đồng RUB của Nga nhiều hơn. Trong thực tế, đồng VND vẫn là đồng tiền chưa đủ mạnh, và nền kinh tế chúng ta dễ nhạy cảm với tác động từ bên ngoài.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ