IPO Vinalines: Điều gì hấp dẫn nhà đầu tư

Tuy có nhiều nhà đầu tư “để mắt” nhưng với diễn biến khó khăn của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng như sự bất định của dòng vốn đầu tư quốc tế chảy vào Việt Nam trong thời gian tới, đợt IPO tới đây của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có thể thành công hay không vẫn đang là một câu hỏi!
ĐĂNG LINH
24, Tháng 07, 2018 | 11:45

Tuy có nhiều nhà đầu tư “để mắt” nhưng với diễn biến khó khăn của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng như sự bất định của dòng vốn đầu tư quốc tế chảy vào Việt Nam trong thời gian tới, đợt IPO tới đây của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có thể thành công hay không vẫn đang là một câu hỏi!

52fb2_f9e3d_cmit

CMIT - một cảng liên doanh của Vinalines với đối tác nước ngoài tại cụm cảng số 5 Nam Bộ. Ảnh: TBKTSG

Dự kiến IPO vào đầu tháng 9 tới

Mới đây, Vinalines đã có bản công bố thông tin cho các nhà đầu tư trong đợt IPO dự kiến diễn ra đầu tháng 9-2018. Theo đó, Vinalines sẽ bán 20% vốn trong đợt IPO và 14,8% vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Khoảng 0,2% vốn sẽ được phân bổ qua việc bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên và tổ chức công đoàn của tổng công ty. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ 65% vốn điều lệ của Vinalines. Theo lộ trình, Vinalines sẽ tiến hành IPO trước, và sau đó sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Giá đấu giá thành công bình quân trong đợt IPO sẽ được sử dụng để làm giá khởi điểm cho đợt chào bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Theo lộ trình, Vinalines sẽ tiến hành IPO trước, và sau đó sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Giá đấu giá thành công bình quân trong đợt IPO sẽ được sử dụng để làm giá khởi điểm cho đợt chào bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Mặc dù tỷ lệ chào bán cho nhà đầu tư chiến lược đã giảm còn 14,8% vốn điều lệ, song nếu thắng đấu giá toàn bộ lượng cổ phần chào bán ra công chúng, nhà đầu tư chiến lược vẫn có thể sở hữu 34,8% vốn điều lệ của Vinalines. Cơ hội trở thành nhà đầu tư chiến lược cũng mở rộng cho cả các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư quốc tế, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện. Cụ thể, trong số ba nhóm điều kiện chung, đáng chú ý nhất là việc các nhà đầu tư phải có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động kinh doanh hai năm gần nhất tính từ thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi và không có lỗ lũy kế. Các nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản về việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của Vinalines trong thời gian ít nhất ba năm kể từ khi chính thức được lựa chọn.

Đối với nhóm điều kiện riêng, với các nhà đầu tư là doanh nghiệp cùng ngành nghề, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu phải có mức vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỉ đồng. Đối với các nhà đầu tư ngoài ngành nghề, mức vốn điều lệ được yêu cầu cao gấp đôi (2.000 tỉ đồng) hoặc có quy mô tổng tài sản đang quản lý tối thiểu 2.000 tỉ đồng đối với các nhà đầu tư là các quỹ đầu tư. Tiêu chí cao gấp đôi so với phương án được Bộ GTVT đệ trình vào tháng 12-2017 được cho là để sàng lọc, lựa chọn được các nhà đầu tư chiến lược có năng lực tài chính tốt hơn, đủ sức đồng hành với Vinalines trong chặng đường tái cơ cấu sắp tới.

Vinalines có gì hấp dẫn?

Vinalines kinh doanh ba ngành nghề chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Giai đoạn 2012-2015, Vinalines đứng trước bờ vực phá sản do giá cước vận tải thế giới liên tục đi xuống. Đến năm 2015, Vinalines đã chính thức thoát lỗ, ghi nhận mức lãi 65 tỉ đồng. Bước sang năm 2016, lợi nhuận của Vinalines tăng lên khoảng 200 tỉ đồng và năm 2017 ước đạt khoảng 500 tỉ đồng. Mới đây, Vinalines cũng đã công bố kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2018 với tổng doanh thu đạt hơn 6.650 tỉ đồng và lợi nhuận công ty mẹ đạt 73 tỉ đồng. So với mục tiêu 668 tỉ đồng lợi nhuận cho cả năm 2018 thì con số 73 tỉ đồng như trên rõ ràng là rất thấp.

Nếu chỉ nhìn vào doanh thu và lợi nhuận hiện tại của Vinalines thì không quá hấp dẫn nhưng tổng công ty này vẫn đang có những lợi thế riêng biệt đủ để thu hút những nhà đầu tư sành sỏi, sẵn sàng chấp nhận đầu tư dài hạn. Đội tàu hiện tại của Vinalines bao gồm 84 chiếc, với tổng trọng tải hơn 1,8 triệu tấn, gồm các tàu container, tàu chở hàng rời, tàu chở dầu và các loại tàu khác, các dịch vụ cảng khác. Đội tàu này đang chiếm 25% tổng trọng tải đội tàu vận tải biển trong nước, có một hệ thống khách hàng lớn bao gồm các công ty đa quốc gia. Xét ở góc độ quy mô, đây là doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất Việt Nam.

Một lợi thế rất lớn khác là Vinalines đang khai thác và vận hành 14 cảng biển tại các vị trí chiến lược trải dài khắp Việt Nam, chiếm gần 27% công suất thiết kế và 20% tổng chiều dài cầu bến của cả nước. Thêm vào đó, Vinalines cũng đang sở hữu hệ thống kho bãi hàng hải lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích thông qua chín doanh nghiệp thành viên. Hoạt động tái cơ cấu khá quyết liệt cũng là một điểm cộng cho Vinalines. Trong những năm gần đây, Vinalines đã trải qua một giai đoạn tái cơ cấu thành công và giảm số nợ từ 11.400 tỉ đồng năm 2014 xuống còn 2.610 tỉ đồng năm 2017.

Trong một diễn biến khác, Vinalines đã được phê duyệt kế hoạch giảm tỷ lệ nắm giữ vốn tại cảng Hải Phòng từ 92,56% xuống 65%, và tại cảng Đà Nẵng từ 75% xuống 65% để gia tăng vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh. Quỹ Dự trữ quốc gia vương quốc Oman, một quỹ đầu tư được thành lập từ năm 1980 để quản lý ngân sách dự trữ của Chính phủ Oman, đã từ lâu mong muốn trở thành một cổ đông chiến lược của cảng Hải Phòng và vừa qua đã một lần nữa đề xuất được đầu tư vào cảng Hải Phòng.

Các tập đoàn Hàn Quốc như Hyundai Motor, SK và tập đoàn xi măng Thái Lan Siam Cement cũng đang là những nhà đầu tư quan tâm tới Vinalines. Trong đó, Hyundai Motor đã gửi một bức thư chính thức tới Vinalines với mong muốn tham gia vào đợt cổ phần hóa, còn Siam Cement đang quan tâm tới việc hợp tác với Vinalines trong lĩnh vực khai thác cảng biển - một “mỏ vàng” mà Vinalines đang sở hữu. Năm 2017, Vinalines đã ký Biên bản ghi nhớ với Rent-A-Port N.V, một công ty chuyên về đầu tư và quản lý cảng thuộc tập đoàn Ackermans & van Haaren của Vương quốc Bỉ về khả năng hợp tác trong các dự án bến cảng ngũ cốc chuyên dụng, khu chế biến, hệ thống logistics, trong đó cũng bao gồm điều khoản cho phép Rent-A-Port N.V  tham gia đầu tư, mua 10% vốn điều lệ của Vinalines khi thực hiện cổ phần hóa. 

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ