Hàng hoá Trung Quốc đang 'lẩn' dưới nhãn Made in Viet Nam để xuất khẩu sang Mỹ

Nhàđầutư
Theo thống kê của Cục Giám sát quản lý về Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc lại vừa tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đây là một dấu hiệu cho thấy có thể hàng hoá Trung Quốc đang “lẩn” dưới nhãn Made in Viet Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
ĐÌNH VŨ
14, Tháng 11, 2019 | 11:29

Nhàđầutư
Theo thống kê của Cục Giám sát quản lý về Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc lại vừa tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đây là một dấu hiệu cho thấy có thể hàng hoá Trung Quốc đang “lẩn” dưới nhãn Made in Viet Nam để xuất khẩu sang Mỹ.

Chia sẻ tại buổi Hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, ông Claudio Dordi - Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi thương mại cho biết, từ thời điểm Mỹ bắt đầu áp thuế đối với hàng hoá Trung Quốc, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, cùng với đó Việt Nam cũng tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc. “Đây là một trong những dấu hiệu để nghi ngờ về gian lận xuất xứ nhằm trốn thuế, hưởng lợi bất hợp pháp”.

Theo ông Claudio, các mặt hàng tại Việt Nam tăng vọt xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc dẫn đầu là mặt hàng nhựa, sau đó là kính mắt, hàng điện tử, sắt, thép, thuỷ sản, đồ gỗ, đồ chơi. Trong đó nhựa tăng 64,9%, kính mắt và điện tử tăng lần lượt là 53,3% và 52,8%.

hoi-thao-hai-quan

Hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

Đồng quan điểm với ông Claudio Dordi, ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, do hiện nay có mức chênh lệch thuế lớn giữa các mặt hàng xuất nhập khẩu của các quốc gia nên tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại nhằm hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi thuế từ các nước tham gia FTA. Cùng với đó xu hướng bảo hộ mậu dịch thương mại tăng cao càng làm tăng nguy cơ gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ như thời gian qua Mỹ đã áp thuế cao với các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc và các quốc gia có phương hại tới nền sản xuất trong nước của Mỹ.

Theo ghi nhận của Cục Giám sát quản lý về hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2019, đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Hồng Kong vào Việt Nam tăng mạnh lần lượt 2 lần và 3,94 lần so với cùng kỳ năm 2018. “Con số này tăng đột biến, cùng với đó là các dự án có quy mô vốn nhỏ chỉ trên dưới 1 triệu USD, không hứa hẹn nhiều vào việc mang tới công nghệ cao, hàm lượng giá trị gia tăng cao cho Việt Nam”, ông Tuấn nói.

Cùng với đó, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm cũng ghi nhận những con số đáng lo ngại. Cụ thể, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh 16,1% đạt 62 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 2,9%, chỉ đạt 32,5 tỷ USD. Xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh 26,6% đạt 49,9 tỷ USD; nhập khẩu tăng 11,2% đạt 11,84 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan cho rằng có một số nhóm mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2019 so với năm 2018 gồm máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, nhôm, sắt thép, xe đạp, xe điện, gỗ. Một số nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận cao như dệt may, da dày, túi xách, thuỷ sản, giấy, máy móc, thiết bị.

Để phòng tránh các hoạt động gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đã áp dụng biện pháp rà soát xác định các giao dịch, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành phân tích quyết định kiểm tra, xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Ngoài ra Tổng cục Hải quan cũng chủ động kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quuan phòng chống gian lận thương mại của các nước đối tác để điều tra, xác minh cách hành vi gian lận xuất xứ.

Theo Cục Giám sát quản lý hải quan, nhóm phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại gồm có: Đầu tiên là hành vi gian lận giả mạo xuất xứ Việt Nam, ghi nhãn hàng hoá tại nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt Nam để tiêu thụ trong nước.

Thứ 2 là nhóm doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả FDI) nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam để tiêu thị tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu; sản phẩm không ghi xuất xứ trên nhãn gốc của hàng hoá nhập khẩu sau đó trước khi lưu thông thì bổ sung nhãn phụ (Mede in Vietnam).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24570.00 24890.00
EUR 26344.00 26450.00 27615.00
GBP 30826.00 31012.00 31964.00
HKD 3099.00 3111.00 3213.00
CHF 27409.00 27519.00 28386.00
JPY 162.55 163.20 170.88
AUD 15925.00 15989.00 16476.00
SGD 18140.00 18213.00 18757.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 17927.00 17999.00 18532.00
NZD   14838.00 15330.00
KRW   17.81 19.45
DKK   3541.00 3673.00
SEK   2340.00 2433.00
NOK   2289.00 2381.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ